Giáo án Đạo đức 1 - Trường Tiểu học Tường Đa

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

 

I.MỤC TIÊU :

1.HS biết được :

-Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.

-Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.

 2.Học sinh có thái độ :

-Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã thành HS lớp Một.

-Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-Vở BTĐĐ1, các điều 7,28 trong công ước QT về QTE .

-Các bài hát : Trường em, Đi học, Em yêu trường em, Đi tới trường.

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức 1 - Trường Tiểu học Tường Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Em có thể làm được. -Cả lớp nêu ý kiến bổ sung cho nhau. vHoạt động 3 : Quan sát thảo luận BT2. MT : Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai trong việc bảo vệ cây xanh .. -Cho HS quan sát tranh, Giáo viên đọc yêu cầu của BT, GV đặt câu hỏi : + Các bạn đang làm gì ? + Em tán thành việc làm nào ? Vì sao ? -Cho HS tô màu vào quần áo của bạn có hành vi đúng. * Giáo viên kết luận : Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá cây là hành động đúng. Bẻ cành, đu cây là hành động sai. -HS quan sát tranh, đọc lời thoại, thảo luận câu hỏi của GV. -HS lên Trình bày trước lớp. -Lớp bổ sung ý kiến. 4.Củng cố – Dặn dò : -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS hoạt động tốt . RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : Tuần : 31 Ngày dạy : Tiết : 31 BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG I.MỤC TIÊU : -HS hiểu : Lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người . Cách bảo vệ hoa và cây. Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. -HS biết bảo vệ hoa và cây nơi công cộng. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Tranh Bt 2 ,4 trên phiếu BT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1.Ổn định : 2.Bài cũ : -Cây và hoa có ích lợi gì cho cuộc sống, cho môi trường ? -Em phải làm gì để bảo vệ cây và hoa? -Thấy bạn bẻ cành hái hoa nơi công cộng , em phải làm gì ? -Nhận xét bài cũ. -HS trả lời. 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : * Phát triển các hoạt động : vHoạt động 1 : làm bài tập 3. MT : HS nắm tên đầu bài, nội dung bài, nắm được yêu cầu bài tập. -Cho HS mở vở BTĐĐ. -Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập gồm có 2 phần a và b. a/ Nối tranh với khuôn mặt phù hợp với tình huống trong tranh. b/ Tô màu tranh chỉ việc góp phần làm cho môi trường trong lành. -Cho HS làm bài theo nhóm đôi. * GV kết luận : Những tranh chỉ viêc làm góp phần tạo môi trường trong lành là T1, 2, 4 . -HS nêu yêu cầu BT. -HS làm bài theo nhóm đôi. -Trình bày. vHoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai theo bài tập 4. MT : Thảo luận và đóng vai theo tình huống BT4. -Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận. * Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.. -HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập. -HS thảo luận theo nhóm. -Vài nhóm lên đóng vai. -Lớp nhận xét, bổ sung. vHoạt động 3 : Quan sát thảo luận BT2. MT : Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa .. -Giáo viên nêu yêu cầu, đặt câu hỏi : + Tổ em nhận chăm sóc cây và hoa ở đâu ? Vào thời gian nào ? Bằng những việc làm cụ thể nào ? Ai phụ trách từng việc ? * Giáo viên kết luận : Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có các hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây xanh. - Cho HS đọc 4 câu thơ : “ Cây xanh cho bóng mát Hoa cho sắc cho hương Xanh sạch đẹp môi trường Ta cùng nhau gìn giữ ” -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm tổ lên trình bày kế hoạch hành động của mình. -Lớp nhận xét bổ sung. -Lắng nghe. -HS đọc. 4.Củng cố – Dặn dò : -Cho HS hát bài “ Ra chơi vườn hoa ” -Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. -Dặn HS ôn tập các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : Tuần : 32 Ngày dạy : Tiết : 32 BẢO VỆ VÀ GIỮ GÌN TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG I.MỤC TIÊU : HS hiểu : -Thế nào là tài sản của nhà trường ? Vì sao em phải bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà trường. -Biết giữ gìn tài sải của nhà trường. -Biết phê phán hành vi phá hoại tài sản. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Bài hát : “Trường em”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1’ 1.Ổn định : 5’ 2.Bài cũ : -Khi thấy bạn bẻ cành hái hoa nơi công cộng hoặc ở sân trường em cần làm gì ? -Nhận xét. *Nhận xét chung. 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : -Cho HS hát bài : “Trường em”. -Bài hát vừa rồi nói về gì ? * Phát triển các hoạt động : vHoạt động 1 : Thế nào là tài sản của nhà trường. -GV nêu vấn đề : tài sản của nhà trường là những gì ? -Cho HS làm việc theo nhóm đôi. -HS làm việc theo nhóm đôi. -Trình bày. -Nhận xét. vHoạt động 2 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”. MT : HS biết bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà trường. Biết phê phán hành vi phá hoại tài sản. 5’ - GV cho HS chơi trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”. -GV phổ biến cách chơi : Trong thời gian 10’ các nhóm liệt kê các việc làm bảo vệ, giữ gìn tài sản nhà trường và các hành vi phá hoại tài sản nhà trường. -Lắng nghe. -GV cho HS chơi. -HS chơi. -GV theo dõi. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm ghi nhiều, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. -GV nhận xét, đánh giá. -GV kết luận : Tài sản của nhà trường là do sự đóng góp của nhân dân, trong đó có cha mẹ chúng em góp vào, các em cần bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà trường, không bị hư hại gây tổn hại. -HS ghi nhớ. 4.Củng cố – Dặn dò : -Dặn HS thực hiện những điều đã học. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : Tuần : 33 Ngày dạy : Tiết : 33 PHÒNG TRÁNH DỊCH CÚM GIA CẦM I.MỤC TIÊU : HS hiểu : -Bệnh nguy hiểm gây chết người. -Hiện nay sẽ trở thành đại dịch nếu không hiểu. -HS có ý thức cách phòng tránh dịch cúm gia cầm. -Có ý thức không dùng. Biết tuyên truyền ở gia đình và xung quanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -GV : Tranh. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1’ 1.Ổn định : 5’ 2.Bài cũ : -Bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà trường. -Bàn ghế… của nhà trường em phải làm gì ? -Em có nên phá hoại bàn ghế nhà trường không ? Vì sao ? -Nhận xét. 3.Bài mới : 1’ *Giới thiệu bài : Phòng tránh dịch cúm gia cầm. * Phát triển các hoạt động: vHoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại bệnh. -GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh về gà đã mắc bệnh và chết vì bệnh. Hỏi : +Gà này như thế nào ? +Tại sao gà chết ? -Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. -HS thảo luận theo nhóm đôi. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. -Nhận xét. -GV kết luận : Những tranh này nêu những bệnh của gà của sở thú y tỉnh ta tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Đây nói về dịch cúm gia cầm do một loại virus xâm nhập cơ thể gà và truyền qua những người sau khi ăn thịt gà, bệnh sẽ lây lan rất nhanh chóng rất nguy hiểm đối với con người và có thể chết người khi mắc bệnh. Bệnh này hiện nay sẽ trở thành đại dịch cho toàn thế giới. vHoạt động 2 : MT : HS có ý thức phòng tránh và không dùng. -GV nêu câu hỏi : -HS trả lời câu hỏi. +Để phịng trnh bệnh dịch cúm gia cầm ta phải làm gì ? +Em phải làm gì khi phát hiện ra nơi nào có bệnh dịch cúm gia cầm ? -GV kết luận : Để phòng tránh bệnh dịch cúm gia cầm ta không nuôi gia cầm trong thời gian đại dịch xuất hiện. Không ăn thịt gia cầm khi gia cầm đã chết. 3’ vHoạt động 3 : MT : HS biết cách xử lí khi phát hiện nơi có dịch cúm gia cầm – tuyên truyền ở gia đình và xung quanh. -GV nêu vấn đề : +Cách xử lí khi phát hiện nơi có dịch ? -Báo cho mọi người biết, chôn, đốt… phun thuốc ngừa bệnh. +Em sẽ tuyên truyền như thế nào ở gia đình và những người xung quanh? -Nói về sự nguy hiểm của bệnh có thể gây chết người nếu mắc phải bệnh. -GV dán những tờ bướm của cơ quan y tế khắc nơi để mọi người hiểu rõ. -HS theo dõi. 3’ vHoạt động 4 : MT : HS trình bày được hình ảnh nói về dịch cúm gia cầm. -GV phân chia bảng 4 nhóm. -Từng nhóm trình bày. -GV theo dõi. -Bổ sung. -GV nhận xét. 2’ 4.Củng cố – Dặn dò : -Cho HS nhắc lại tựa bài. -Dặn HS thực hiện những điều đã học. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : Tuần : 34 Ngày dạy : Tiết : 34 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. I.MỤC TIÊU : -HS biết việc làm để bảo vệ môi trường ở trường lớp. Biết ích lợi của việc bảo vệ môi trường. Biết tác hại của môi trường bị ô nhiễm. -HS thực hiện tốt việc trực nhật. Biết bỏ rác đúng quy định. Chăm sóc bảo vệ cây xanh và cây cảnh. -Biết yêu thích, tự hào khi trường lớp sạch đẹp. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -GV : Một số tranh bị ô nhiễm môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1’ 1.Ổn định : 4’ 2.Bài cũ : -HS trả lời câu hỏi. -Để phòng tránh dịch cúm gia cầm ta phải làm gì ? -Em làm gì khi phát hiện ra nơi có bệnh dịch cúm gia cầm. -Nhận xét. 3.Bài mới : 1’ *Giới thiệu bài : * Phát triển các hoạt động: 8’ vHoạt động 1 : MT : HS biết việc làm để bảo vệ môi trường ở lớp và ích lợi của việc bảo vệ môi trường. -GV nêu câu hỏi. -Lắng nghe. -GV chia nhóm. +Việc làm nào để bảo vệ môi trường ở trường, lớp ? -HS thảo luận nhóm. +Ích lợi của việc bảo vệ môi trường. -GV đánh giá kết quả. 8’ vHoạt động 2 : MT : Tác hại của môi trường bị ô nhiễm. -GV nêu vấn đề : -HS thảo luận ghi nhanh vào phiếu. -GV theo dõi. -HS trình bày. -GV nhận xét, chốt ý : Không vứt rác bừa bãi, chất thải phải xử lí không để tràn khắp nơi, tiêu tiểu đúng nơi quy định. -Nhận xét. 7’ vHoạt động 3 : MT : HS thực hiện tốt việc làm để bảo vệ môi trường. -GV nêu câu hỏi : -HS trả lời. +Ăn quà bánh phải bỏ rác ở đâu ? -Bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định. +Ở nơi công cộng chúng em phải giữ vệ sinh như thế nào ? -Không xả rác không khạc nhổ bừa bãi. -GV chốt ý : Ở trường lớp hoặc nơi công cộng ăn quà bánh xong phải bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. Nếu thấy bạn bỏ bừa bãi em phải khuyên bạn. 4.Củng cố – Dặn dò : -Cho HS nhắc lại tựa bài. -Dặn HS thực hiện những điều đã học. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : Tuần : 35 Ngày dạy : Tiết : 35 ÔN TẬP I.MỤC TIÊU : -HS nắm các nội dung kiến thức đã học. -Vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày. -Khắc sâu kiến thức đã học. II.NỘI DUNG CÂU HỎI : 1)Khi thấy bạn bẻ cành hái hoa nơi công cộng hoặc ở sân trường em cần làm gì ? 2)Bàn ghế… tài sản nhà trường em phải làm gì ? 3)Em có nên phá hoại bàn ghế nhà trường không ? Vì sao ? 4)Để phòng tránh dịch cúm gia cầm ta phải làm gì ? 5)Ở nơi công cộng chúng ta phải giữ vệ sinh như thế nào ? ĐÁP ÁN 1)Khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn. 2)Bảo vệ tài sản của công. 3)Không vì tài sản là mọi người đèu đóng góp em phải giữ gìn và bảo vệ. 4)Không nuôi gia cầm vả không ăn thịt gia cầm trong thời gian đại dịch. 5)Không xả rác bừa bãi, và không khạc nhổ bừa bãi.

File đính kèm:

  • docDAO DUC 1 ca nam(4).doc
Giáo án liên quan