TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN MAI
LỚP 1
Thứ ngày tháng năm
KẾ HOẠCH BÀI HỌC - TUẦN 1
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Bài 1: Em là học sinh lớp Một (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Biết tên trường, lớp, thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.
- Có thái độ vui vẻ khi đến trường, biết yêu quý bạn bè, thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG:
- Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Vở Bài tập đạo đức.
- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em: đi học, đi đến trường,
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức 1 - Trường tiểu học Tân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học (T1)
I. Mục tiêu
- HS cần hiểu: Khi tới trường cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp; Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em
- Rèn ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ cho bài dạy
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
I.KTBC:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
+ Cần phải làm gì để đi học đúng giờ?
- GV nhận xét và đánh giá
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
30’
II.Bài mới
1.GTB
*HĐ1: Bài tập 1
- Giới thiệu trực tiếp
* GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm lớp ồn ào, ảnh hưởng tới các lớp xung quanh và có thể gây vấp ngã
- HS làm việc theo nhóm
- HS lên trình bày.
- HS nhận xét
*HĐ2:
Thi xếp hàng
* GV cho HS thi xếp hàng theo tổ theo yêu cầu của cuộc thi:
+ Tổ trưởng biết điều khiển các bạn
+ Ra, vào lớp không chen lấn, xô đẩy
+ Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng.
+ Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn.
- GV cho các tổ thi xếp hàng
- GV nhận xét, chấm điểm và khen thưởng các tổ xếp hàng tốt
- Tổ trưởng điều khiển các bạn xếp hàng
5’
III. Củng cố- Dặn dò
- GV hỏi HS
+ Vì sao cần giữ trật tự khi ra vào lớp?
+ Con phải làm gì để giữ trật tự khi ra vào lớp?
- GV nhận xét giờ học
- Về quan sát các bài tập còn lại ị tìm hiểu nội dung các bài tập còn lại để chuẩn bị cho tiết sau
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
*Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Lớp :
Kế hoạch bài học
Môn: Đạo đức
Tuần :....... Thứ .... ngày.... tháng.... năm....
Bài 8: Giữ trật tự trong trường học (T2)
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu
- Trường học là nơi thầy cô giáo dạy và học sinh học tập, giữ trật tự giúp cho việc học tập, rèn luyện của học sinh được thuận lợi, có nề nếp
- Để giữ trật tự trong trường học cần thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp
II. Đồ dùng
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KTBC:
- GV yêu cầu HS trả lời
+ Để giữ trật tự trong trường học con cần chú ý điều gì?
+ Việc giữ trật tự trong lớp, trong trường có lợi ích gì cho việc học tập, rèn luyện
- GV nhận xét và đánh giá
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
II.Bài mới
1.GTB
2.Nội dung
HĐ1: Bài tập 3
-GV giới thiệu trực tiếp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+ Các bạn HS đang làm gì trong lớp?
+ Các bạn có trật tự không? Trật tự như thế nào?
- GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét
KL: Trong lớp, khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn HS đã chăm chú nghe và nhiều bạn đã giơ tay phát biểu. Không có bạn nào làm việc riêng, nói chuyện riêng
- 2 học sinh nhắc lại
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS lên trình bày.
- HS nhận xét.
HĐ2: Bài tập 4 + 5
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ gì?
+ Cô giáo đang làm gì? Các bạn HS đang làm gì?
+ Hai bạn nam ngồi sau đang làm gì?
+ Việc làm đó có trật tự không? Vì sao?
+ Việc làm này có ảnh hưởng tới mọi người xung quanh như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
KL: Trong giờ học 2 bạn nói chuyện riêng, giành nhau quyển truyện mà không tập trung vào việc học tập. Việc làm mất trật tự này gây ảnh hưởng tới cô giáo và các bạn xung quanh. Hành động của 2 bạn thật đáng chê, các con cần tránh những việc làm đó
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét
*HĐ3: Đọc phần ghi nhớ
- GV hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ
- GV giải thích phần ghi nhớ
- HS thực hiện
III.Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Làm theo những điều đã học được
- Chuẩn bị bài sau: Bài 9
*Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Lớp :
Kế hoạch bài học
Môn: Đạo đức
Tuần :....... Thứ .... ngày.... tháng.... năm....
Bài 8: Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối kì I
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh được ôn tập và thực hành các kỹ năng đạo đức đã học
II. Đồ dùng
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
I.KTBC:
-GV yêu cầu HS nêu tác hại của mất trật tự trong giờ học?
- GV nhận xét và đánh giá
- HS trả lời
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.ND ôn tập thực hành
- GV giới thiệu trực tiếp
B1: Con đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 1
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B2: ăn mặc sạch sẽ gọn gàng có lợi gì?
- Con hãy kể tên những bạn đã ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B3: Con hãy nêu cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B4: Trong gia đình, các con phải có bổn phận gì?
- Con đã thực hiện lễ phép với ông bà cha mẹ như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B5: ở nhà con cư xử như thế nào với anh chị em?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B6: Khi chào cờ con cần làm gì?
- GV gọi HS thực hành chào cờ
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B7: Vì sao phải đi học đều và đúng giờ?
- Để đi học đúng giờ cần phải làm gì?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
B8: Vì sao không nên chen lấn, xô đẩy nhau khi xếp hàng?
- Con hãy nêu tác hại của mất trật tự trong giờ học?
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời
- Hs nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- Hs nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- Hs nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- Hs nhận xét- bổ sung
- Học sinh trả lời
- Hs nhận xét - bổ sung
III.Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau
*Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Lớp :
Kế hoạch bài học
Môn: Đạo đức
Tuần :....... Thứ .... ngày.... tháng.... năm....
Bài 9: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (T1)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ các em. Vì vậy em cần lễ phép với thầy giáo, cô giáo
- Học sinh biết lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
II. Đồ dùng
- Bút chì màu
- 12 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KTBC:
- Trong giờ học con cần phải làm gì?
- Con đã thực hiện tốt chưa?
- Hãy kể xem con đã ngoan (hoặc chưa ngoan) thế nào?
- GV nhận xét và đánh giá
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
II.Bài mới
1.GTB:
*HĐ1:
- GV giới thiệu, ghi bảng
- GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống bài tập 1
- GV yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+ Nhóm nào đã thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy cô?
+ Cần làm gì khi gặp thầy cô?
+ Cần làm gì khi nhận sách vở từ thầy cô?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và hỏi HS
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
- GV kết luận: Khi gặp thầy cô phải chảo hỏi, khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy cô phải đưa bằng hai tay; khi đưa cần nói: thưa thầy cô đây ạ!; khi nhận cần nói thêm: con cảm ơn cô!
- Học sinh nhắc lại
- Chia nhóm
- HS Thảo luận
- HS các nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
*HĐ2:
- Học sinh làm bài tập 2: Tô màu vào quần áo các bạn biết nghe lời thầy cô?
- GV yêu cầu HS giải thích
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Thầy cô không quản ngại khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo các em cần phải lễ phép lắng nghe và làm theo lời thầy cô dạy bảo.
- HS quan sát tranh, tô màu
- HS giải thích
- HS nhận xét
III.Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Một vài học sinh kể lại mình đã vâng lời thầy cô như thế nào?
- Chuẩn bị bài vâng lời thầy cô
- 2 học sinh kể
- HS thực hiện
*Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Lớp :
Kế hoạch bài học
Môn: Đạo đức
Tuần :....... Thứ .... ngày.... tháng.... năm....
Bài 9: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (T2)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
II. Đồ dùng
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KTBC:
- Thế nào là lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- Tại sao phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- GV nhận xét và đánh giá
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
II.Bài mới:
GTB
*HĐ1: Học sinh làm bài tập 3:
- GV giới thiệu, ghi bảng
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3 và yêu cầu HS kể trước lớp
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và kể 1 vài tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường
- Sau mỗi chuyện GV hỏi: Bạn nào đã biết lễ phép vâng lời thầy cô giáo?
- GV nhận xét và kết luận chung
- HS kể trước lớp
- Cả lớp trao đổi
- HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
*HĐ2: Học sinh làm bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi: Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận: Khi bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như thế
- HS thảo luận theo nhóm
- HS trình bày
- Học sinh nhận xét
*HĐ3: Văn nghệ-chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”
- GV cho HS hát, kể chuyện, đọc thơ theo chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”
- GV nhận xét và khen học sinh có tiết mục hay
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ cuối bài
- Học sinh thực hiện
- HS đọc
III. Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Thực hiện trong cuộc sống luôn thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy cô ở mọi nơi, mọi lúc và nhắc nhở bạn làm theo
- HS nghe và làm theo
*Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
File đính kèm:
- dao duc1 slm.doc