I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.(HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp( HS khá, giỏi biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn).
II. CHUẨN BỊ :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”; “ Đi đến trường” và “Em đến trường”.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức 1 - Trường Tiểu học Long Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2)
tuần: 31
Tiết : 31
ngày dạy: / / 2012
I. MỤC TIÊU
-GDSDNLTK&HQ: bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- VBT Đạo đức 1. Bài hát “Ra chơi vườn hoa”
- Tranh phóng to BT3.
- Giấy A4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
25’
5’
4’
1. Ổn định:
Yêu cầu Hs hát bài “Ra chơi vườn hoa”
2. Bài mới
* Họat động 1: Làm việc cá nhân với SGK(BT3)
- Giải thích yêu cầu bài 3.
- Gọi vài HS lên trình bày.
Kl: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 3, 4.
* hoạt động 2: Thảo luận, đóng vai
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cho các nhóm lên đóng vai.
KL: Khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn: nên làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. GDSDNLTK&HQ :Bảo vệ các loài cây và hoa là các em đã có thái độ ứng xử thân thiện với môi trường.
Thư giản
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.( Phiếu HT khổ giấy A4)
- Hướng dẫn các tổ thảo luận lập kế hoạch chăm sóc và bảo vệ cây và hoa:
+ Nhận chăm sóc và bảo vệ cây và hoa ở đâu? Thời gian nào?
+ Bằng những việc làm cụ thể nào? Ai phụ trách từng việc?
- Yêu cầu từng tổ đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình.
KL: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ và chăm sóc cây và hoa.
3. Tổng kết dặn dò:
-Liên hệ GDSDNLTK&HQ: bảo vệ cây và hoa là chúng ta đã góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ bầu không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
- Hướng dẫn Hs đọc đoạn thơ 1 lần.
- Dặn: Đọc nhiều lần cho thuộc đoạn thơ. Thực hiện gìn giữ môi trường XSĐ như kế hoạch vừa đăng kí của tổ mình.
- Chuẩn bị tiết sau tham quan thư viện.
Hát tập thể.
- HS đọc và Làm BT3
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo yêu cầu BT4.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Cả lớp nghe
- Ghi vào phiếu.
- Đại diện tổ trình bày.
- Lớp trao đổi, bổ sung..
Lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Đọc thơ cùng GV.
-Lắng nghe và thực hiện.
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
tuần: 32
Tiết : 32
ngày dạy: / / 2012
I. MỤC TIÊU
- Biết chấp hành luật lệ giao thông là bảo đảm an toàn cho mình và cho người khác..
- Rèn kĩ năng quan sát, tính cẩn thận khi tham gia giao thông.
- Thái độ đồng tình và có ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho tốt. Nhắc nhỡ những ai chưa thực hiện tốt luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
2’
1. Giới thiệu bài:
Hãy kể những loại đường giao thông mà em biết?
Khi đi trên các loại đường giao thông em chấp hành luật lệ giao thông như thế nào?
Đó chính là nội dung bài hôm nay.
2. Tìm hiểu bài:
* Họat động 1: Tìm hiểu các loại đường giao thông.
- Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 loại đường:
+ Kể tên các phương tiện giao thông đi trên đường đó.
+ Để tránh tai nạn xảy ra khi tham gia ta chú ý điều gì?
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác đặt câu hỏi thêm.
- Nhận xét, bổ sung.
* hoạt động 2: Học luật giao thông.
-Phát Luật giao thông cho các nhóm (mỗi nhóm 6-8 em).
- Gọi 1 số HS TLCH
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Làm BT trắc nghiệm
- Ghi sẵn các câu hỏi lên bảng phụ.
- Treo lên, đọc cho Hs chọn đúng sai.
- Nhận xét, kết luận.
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Học và thực hiện đúng luật giao thông.
Kể
Nhóm 1: Đường thuỷ.
Nhóm 2: Đường sắt.
Nhóm 3: Đường không.
- Nhóm 4: Đường bộ,
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Mỗi nhóm cử nhóm trưởng đọc cho các bạn nghe.
-TLCH, lớp nhận xét.
- Đúng giơ thẻ đỏ, sai giơ thẻ xanh.
Nghe đọc chọn câu đúng, sai.
tuần: 33
GIÁO DỤC 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
Tiết : 33
ngày dạy: / / 2012
I. MỤC TIÊU
- Nắm được nội dung của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện tốt.
- Có thái độ học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II. TÀI LIỆU
- Một số câu hỏi trắc nghiệm cho hoạt động 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
1. Giới thiệu bài:
Để xứng đáng cháu ngoan của Bác Hồ các em phải làm gì?
- Vâng lới cha mẹ học giỏi, làm tốt 5 điều BH dạy.
* Các em đã biết 5 điều BH dạy nhưng các em chưa có thời gian tìm hiểu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
30’
2. Tìm hiểu bài:
* Họat động 1: Hiểu nội dung 5 điều BH dạy.
- Gọi 1 Hs đọc 5 điều BH dạy TNNĐ.
- 1 em đọc.
- Chia lớp làm 5 nhóm, giao mỗi nhóm tìm hiểu 1 điều. Cho ví dụ?
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
- Các nhóm trình bày, Gv chốt phân tích thêm từng điều cho Hs hiểu.
- Cho Hs thi đua đọc thuộc 5 điều BH dạy.
- Thi đua: CN, tổ
* hoạt động 2: Văn nghệ (hát, KC, đọc thơ) về Bác.
- Chia lớp 3 nhóm (theo dãy). Yêu cầu mỗi nhóm có đủ 3 thể loại để thi đua với nhau.
- Thảo luận nhóm, chọn tiết mục cho đủ các thể loại.
- Yêu cầu mỗi nhóm trình diễn.
- Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm trình diễn hay, đủ thể loại.
- Từng nhóm trình diễn.
3’
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nói thêm về tình cảm của BH đối với nhi đồng - Giáo dục tình cảm đối với BH cho Hs.
- Lắng nghe.
- Dặn: Học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan BH.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH
tuần: 34
Tiết : 34
ngày dạy: / / 2012
I. MỤC TIÊU
- Biết lợi ích của việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh.
- Biết giữ vệ sinh xung quanh trường, lớp, nhà ở và những nơi công cộng.
- Có thái độ không đồng tình với những ai tiêu cực trong việc bảo vệ môi trường..
II. TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DH
- Tranh, ảnh Hs đang quét dọn vệ sinh trường, lớp.
- Tranh ảnh mọi người đang trồng cây hay đang dọn vệ sinh chuồng trại, ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
25’
5’
1. Giới thiệu bài:
- Cho 3 Hs lên kể về việc gìn giữ vệ sinh nơi em ở hay ở trường lớp.
KL : Việc giữ vệ sinh nơi ở, trường học chính là giữ sạch môi trường xung quanh ta. Việc giữ vệ sinh môi trường có lợi ích gì chính là nội dung bài học hôm nay..
2. Tìm hiểu bài:
* Họat động 1: Tìm hiểu về việc bảo vệ môi trường qua tranh.
- Treo từng tranh để tìm hiểu về việc bảo vệ môi trường.
VD:
+ Tranh 1: VS trường lớp.
+ Tranh 2: VS đường phố.
+ Tranh 3: VS chuồng trai, ....
-Vấn đáp, khai thác tranh và cho nêu nội dung đang được dọn dẹp VS là ở đâu?
Chốt ý: Mọi người dù ở đâu cũng đều giữ môi trường sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà, trường học, công cộng có lợi ích gì?
* hoạt động 2: Nêu những việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
- Cho Hs nêu những việc cần làm BVMT..
- Yêu cầu giải thích vì sao nên hoặc không làm việc đó.
- Chia lớp thành các nhóm (theo dãy), mỗi dãy chọn 1 vài bạn đóng vai 1 tiểu phẩm.
Nội dung tiểu phẩm là một hành động BVMT (đúng hoặc sai)
- Cho từng nhóm lên thực hiện.
- Hướng dẫn Hs bình chọn nhóm có nội dung và đóng vai hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-Giáo dục HS có ý thức giữ gìn VS trường lớp, nhà ở, nơi công cộng . Liên hệ GDBVMT.
-Thực hiện hành vi đúng góp phần BVMT.
- 3 HS kể.
- Quan sát tranh
- TLCH của GV.
-Ở trường, công cộng, ở nhà, ...
- Không khí trong lành.
- Nhà cửa không ruồi, muỗi.
- Đảm bảo được sức khỏe, tránh được nhiều bện tật.
-HS nêu: Trồng cây, chăm sóc cây, không vứt rác bừa bãi. Đi tiêu tiểu đúng nơi qui định, không vứt xác súc vật bừa bãi.
- Thảo luận nhóm.
- Chọn tiểu phẩm và phân vai.
- Từng nhóm đóng vai.
- Nhận xét chọn nhóm đóng vai hay nhất.
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG
CUỐI HỌC KỲ II & CUỐI NĂM
tuần: 35
Tiết : 35
ngày dạy: / / 2012
I. MỤC TIÊU
- Củng cố lại kiến thức đã học ở các bài “Cảm ơn và xin lỗi”, “Chào hỏi và tạm biệt”, “Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng”.
- Thể hiện cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
- Đồng tình với những bạn có hành vi đúng, nhắc nhở, khuyên ngăn những bạn có hành vi sai.
II. TÀI LIỆU
- Một số câu hỏi (tình huống) cho Hs chơi hái hoa..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
A. Ổn định:
Hát
30
B. Ôn luyện:
*Giới thiệu, ghi tựa.
- Lập lại tựa.
* Khởi động:
- Yêu cầu Hs hát: Ra vườn hoa chơi, chim vành khuyên.
- Hát tập thể.
Hỏi: Từng bài hát khuyên các em điều gì? (gợi ý thêm).
- Nêu yêu cầu: Chào hỏi, lễ phép, không hái hoa và cảm ơn, xin lỗi là nội dung của 3 bài ĐĐ hôm nay ôn.
- TLCH: Không hái hoa, chào hỏi lễ phép.
* Họat động 1: Đóng vai
- Ghi các tình huống vào giấy (thăm).
Chia lớp thành các nhóm, cho đại diện mỗi nhóm lên chọn 1 tình huống (bóc thăm) để thảo luận đóng vai.
- Chia nhóm, cử đại diện lên bóc thăm.
- Thảo luận , đóng vai..
- Đóng vai trước lớp.
- Cho từng nhóm lên đóng vai
- Nhận xét chung.
- Lớp nhận xét.
* hoạt động 2: Chơi hái hoa.
- Ghi nội dung các câu hỏi vào giấy làm thành bông hoa (mỗi bông hoa 1 câu hỏi). Nội dung trả lời thể hiện được cách chào hỏi phù hợp và các việc làm nhằm chăm sóc và bảo vệ cây, hoa nơi công cộng. Treo các bông hoa lên cành.
- Chuẩn bị hái hoa.
- Chia lớp thành 2 – 4 đội (theo dãy) thi đua hái hoa và trả lời câu hỏi..
- Thi đua thực hiện.
-Đội 1 hỏi đội 2, đội 2 hỏi đội 3...
- Nêu tiêu chí để phân thắng thua.
+ Trong thời gian 1’30”, TL xong câu hỏi.
+ Lần 1: trả lời đủ,đúng đánh giá A/câu, sai hoặc thiếu không đánh giá
- Nhận xét bổ sung.
- Tổng kết số lượng A để phân thắng bại giữa đội
- Chọn đội thắng cuộc.
4’
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi để chốt lại các nội dung chính của từng bài ôn.
- Dặn: Thực hiện tốt các nội dung vừa ôn trong cuộc sống hàng ngày.
TLCH.
File đính kèm:
- Ca nam.doc