- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 29
Tiết 46
thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
th thiết bị đóng – cắt và lấy điện
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Nghiên cứu SGK bài 51, tranh vẽ mạch điện và một số thiết bị như cầu dao, ổ cắm, phích cắm.
- GV: Nghiên cứu SGK bài 52, Một số thiết bị như cầu dao, ổ cắm, phích cắm loại tháo được.
- HS: Đọc và xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức 1/:
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?
HS2: Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1: Giới thiệu bài học:
- Thiết bị đóng cắt điện giúp chúng ta điều khiển ( tắt/bật). Các đồ dùng điện theo yêu cầu sử dụng...
HĐ2: Tìm hiểu về thiết bị đóng - cắt mạch điện.
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.1.và đặt câu hỏi trong trường hợp nào thì bóng đèn sáng hoặc tắt?
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh Làm việc theo nhóm tìm hiểu cấu tạo công tắc điện.
HS: Trả lời.
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.2 và đặt câu hỏi có nên sử dụng công tắc bị vỡ vỏ không? tại sao?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.3 và làm vào bảng 51.1 phân loại công tắc điện.
GV; Cho học sinh làm bài tập điền những từ thích hợp vào chỗ trống.
GV: Cầu dao là loại thiết bị dùng để làm gì? nó có tác dụng như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.4 rồi đặt câu hỏi cấu tạo của cầu dao gồm mầy bộ phận chính.
HS: Trả lời.
GV: Vỏ cầu dao thường làm bằng vật liệu gì? Tại sao?
HS: Trả lời
HĐ3.Tìm hiểu về thiết bị lấy điện.
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.6 và mô tả cấu tạo của ổ điện
HS: Trả lời
GV: ổ điện gồm mấy bộ phận? Tên gọi của các bộ phận đó?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát hình 51.7 và trả lời câu hỏi phích cắm điện gồm những loại nào? Tác dụng để làm gì?
HS: Trả lời
4.Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGKGV: Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài
I. Thiết bị đóng- cắt mạch điện.
1.Công tắc điện.
a) Khái niệm.
- SGK
b) Cấu tạo.
- Gồm 3 bộ phận: vỏ, cực động, cực tĩnh.
- Cực động và cực tĩnh thường được làm bằng đồng...
c) Phân loại.
- Dựa vào số cực.
- Dựa vào thao tác đóng cắt.
d) Nguyên lý làm việc.
- Nối tiếp, hở, trước.
2.Cầu dao.
a) Khái niệm:
- Cầu dao là loại thiết bị đóng – cắt bằng tay đơn giản nhất.
- Để tăng độ an toàn ngày nay người ta dùng áptomát ( thay thế cho cả cầu dao và cầu chì ).
b) Cấu tạo.
- Gồm 3 bộ phận chính: vỏ, cực động và cực tĩnh.
c) Phân loại.
- Căn cứ vào số cực của cầu dao mà người ta phân ra làm các loại; 1 cực, 2 cực, 3 cực.
II. Thiết bị lấy điện.
1.ổ điện.
- ổ điện là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện: Bàn là, bếp điện...
- Gồm 2 bộ phận: vỏ, cực tiếp điện.
2 phích cắm điện.
- Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện lấy điện cung cấp cho đồ dùng điện.
- Phích cắm điện gồm có nhiều loại tháo được, không tháo được, chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt.
HĐ1: Giới thiệu bài thực hành.
- Bằng cách đặt câu hỏi liên quan công tắc, cầu dao...
HĐ2.Nội dung và trình tự thực hành.
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ thực hành.
GV: Chia thiết bị cho các nhóm thực hành
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát và đọc các số liệu kỹ thuật ghi trên các thiết bị điện, giải thích và ghi ý nghĩa các số liệu đó vào bào cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát, mô tả cấu tạo bên ngoài của thiết bị đó và ghi vào báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh tháo dời một vài thiết bị như công tắc, ổ điện, phích điện...
Quan sát, mô tả cấu tạo bên trong, tìm hiểu nguyên lý làm việc của thiết bị đó và ghi vào báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh lắp lại hoàn chỉnh thiết bị điện.
4. Củng cố.
GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, thiết bị, an toàn vệ sinh lao động. Thái độ và kết quả thực hành.
GV; Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo mục tiêu bài học
I. Chuẩn bị
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật của thiết bị điện.
Tên thiết bị
Số liệu kỹ thuật
ý nghĩa
2. Tìm hiểu, mô tả cấu tạo của thiết bị điện.
Tên thiết bị
Các bộ phận chính
Tên gọi
Đặc điểm
5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài đọc và xem trước bài 35 SGK chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: cầu chì, aptomat, cầu dao
File đính kèm:
- giaosfnsdfjhatuan-33 (29).doc