I. Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
1 - Nội dung:
- Nghiên cứu bài 1 SGK.
- Đọc các TCVN và TCQT (ISO) về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
2 - Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5 SGK.
163 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 11 Năm 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phương pháp nào để truyền lực từ động cơ sang máy phát điện ?
GV giảng: Truyền động bằng xích, dây đai, bánh răng.
- Trong những TH nào sử dụng các phương pháp nối trên ?
GV: Tốc độ động cơ không phù hợp với tốc độ máy phát.
- Vì sao ít dùng các phương pháp nối trên ?
GV: Có độ trượt, nhiều bộ phận phức tạp, tăng kích thước và khối lượng của động cơ – máy phát điện ð chất lượng dòng điện giảm.
HS liên hệ chương truyền động ở Công nghệ 8 trả lời.
HS trả lời.
HS suy luận, liên hệ ưu nhược điểm của các phương pháp truyền lực trên để trả lời.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá giờ dạy
GV nêu các câu hỏi trọng tâm của bài dạy, gọi HS trả lời.
* Câu hỏi:
- Hãy nêu các bộ phận chính của động cơ – máy phát.
- Hãy nêu đặc điểm chính của ĐCĐT kéo máy phát điện.
* Yêu cầu HS về nhà đọc thêm thông tin bổ sung.
* Bài tập:
Hãy điền các ưu, nhược điểm của các phương pháp truyền lực của cụm động cơ – máy phát điện trong bảng sau:
Phương pháp
Ưu điểm
Nhược điểm
Truyền lực bằng khớp nối cứng
Truyền lực bằng khớp nối mềm
Truyền lực bằng hệ thống xích
Truyền lực bằng dây đai
Truyền lực bằng bánh răng
III – Rút kinh nghiệm:
Tiết: 50 + 51 + 52
Ngày soạn: 25/04/2009
Tuần: 35 + 36
Lớp dạy: Khối 11
Bài 38: THỰC HÀNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng cần làm cho HS:
- Cách vận hành và bảo dưỡng một loại ĐCĐT.
- Vận hành và bảo dưỡng được một bộ phận của ĐCĐT.
2. Kĩ năng:
Biết quy trình vận hành hoặc bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
- Phương pháp thực hành.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 38 SGK.
- Tìm tài liệu và sách tham khảo có liên quan đọc trước (sửa chữa động cơ xe máy, vận hành và bảo dưỡng ĐCĐT…)
- Chuẩn bị phiếu hoc tập theo từng nội dung (Ghi trong nội dung)
2. HS:
Đọc trước bài 38.
3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị một ĐCĐT (động cơ xe máy, động cơ nhỏ dùng trong nông nghiệp, động cơ xuồng máy, cụm động cơ – máy phát điện…)
- Dụng cụ và vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho việc bảo dưỡng, vận hành.
- Phần mềm hoặc tranh ảnh, mô hình động cơ, cụm động cơ - máy phát (nếu có).
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong 2 tiết, gồm các nội dung:
- Kiến thức cơ bản về vận hành, bảo dưỡng ĐCĐT.
- Thực hành vận hành một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
II. Các hoạt động thực hành:
1. Ổn định lớp
2. GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Căn cứ vào thực tế địa điểm, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, sự chuẩn bị của HS, GV phân công các nhóm thực hành, yêu cấu nồi dung thực hành của các nhóm.
3. Nội dung bài thực hành:
Để dạy bài thực hành, trước hết GV cần giảng về lí thuyết thực hành, trong đó cần phải khắc sâu để HS biết được quy trình thực hành, yêu cầu của từng bước, sau đó GV làm mẫu để HS quan sát và hiểu được nội dung của các bước thực hành, sau đó chia nhóm cho HS thực hành. Trong khi HS thực hành, GV phải quan sát cá nhóm làm việc và có hướng dẫn khi HS làm chưa đúng. GV yêu cầu khi các nhóm HS chuẩn bị xong báo cáo với GV, GV kiểm tra lại điều kiện an toàn khi thật bảo đảm cho HS vận hành.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận hành ĐCĐT
I. Lí thuyết thực hành:
1. Chuẩn bị:
- Khái niệm vận hành ĐCĐT:
GV giải thích khái niệm vận hành ĐCĐT. Có thể đặt câu hỏi để HS trả lời, GV kết luận.
- Em hiểu như thế nào là vận hành ĐCĐT ?
Ghi lời giảng của GV hoặc tham gia trả lời câu hỏi.
- Tác dụng khâu chuẩn bị thực hành:
GV: Để ĐCĐT vận hành tốt thì khâu chuẩn bị có tầm quan trọng đặc biệt.
- Trước khi ĐCĐT hoạt động nếu chuẩn bị tốt thì có tác dụng gì ?
GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 trong SGK và liên hệ thực tế sử dụng xe máy ở gia đình để trả lời.
HS chuẩn bị.
- Quy trình:
GV: Quy trình vận hành ĐCĐT gồm 2 bước chính:
+ Kiểm tra trước khi vận hành.
+ Quy trình thực hành.
a, Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành:
GV dùng sơ đồ bên kết hợp với các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu việc chuẩn bị.
- Vì sao phải kiểm tra sự lắp chặt của động cơ ?
- Vì sao phải kiểm tra sự rò rỉ của nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu của động cơ ?
GV kết hợp vừa giảng vừa hướng dẫn HS cách kiểm tra.
- Mức nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của động cơ ?
GV hướng dẫn cách kiểm tra bằng thước, quan sát.
GV hướng dẫn HS kiểm tra các loại đồng hồ đo (nhiên liệu, ampe, nhiệt độ, …).
b, Bước 2: Quy trình vận hành:
GV sử dụng sơ đồ bên kết hợp dặt các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình vận hành của động cơ.
- Vì sao lúc mới khởi động phải cho động cơ làm việc ở tốc độ quay thấp (khoảng 30% tốc độ bình thường)?
- Vì sao khi động cơ làm việc bình thường, quay tốc độ cao mới nối với máy công tác ?
- Nghe, quan sát xem động cơ làm việc thê nào là bình thường ?
GV vừa giảng vừa hướng dẫn HS cách phát hiện các dấu hiệu không bình thường khi động cơ vận hành.
Lúc động cơ đang hoạt động:
+ Nếu phát hiện các dấu hiệu không bình thường của động cơ hoặc máy công tác (khói đen, tiếng gõ lạ, mùi khét, …) phải: Tắt máy, ngừng làm việc, tiến hành kiểm tra phát hiện hỏng hóc, sửa chữa mới tiếp tục cho động cơ làm việc.
+ Nếu thấy rò rỉ nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn phải tắt máy, ngừng làm việc tiến hành kiểm tra, khắc phục.
GV giảng về quá trình thực hiện ngừng làm việc của động cơ:
+ Yêu cầu giảm tải từ từ.
+ Giảm tải của động cơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo dưỡng ĐCĐT
Tiết: 53
Ngày soạn: 05/05/2009
Tuần: 36
Lớp dạy: Khối 11
Bài 39: ÔN TẬP
PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng cần làm cho HS:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất của phần Gia công cơ khí và ĐCĐT.
- Những ứng dụng của các nội dung đã học trong hai phần trên.
2. Kĩ năng:
Biết cách tổng hợp kiến thức và xác định trọng tâm.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình để tổng hợp kiến thức.
- Phương pháp hỏi đáp.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK.
- Lập kế hoạch bài dạy chú ý đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
2. HS:
Đọc lại phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong.
3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Phóng to sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK (trang 161, 162).
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung sau:
- Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí.
- Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong.
- Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung bài dạy:
Đây là bài học có nội dung dài, tùy theo thời gian mà GV cần phân bố cho hợp lí để đảm bảo dạy đủ kiến thức cho HS. GV nên sử dụng các câu hỏi trong phần “Câu hỏi ôn tập phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong” để hướng dẫn HS học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí
GV dùng sơ đồ hẹ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí trong SGK hướng dẫn HS nắm được các nội dung chính. Có thể sử dụng các câu hỏi trong phần ôn tập yêu cầu HS trả lời.
1. Vật liệu cơ khí (từ câu 1 đến câu 4): Phần này cần nhấn tính chất cơ học của Vật liệu cơ khí.
2. Công nghệ chế tạo phôi (từ câu 5 đến câu 8): Phần này nhấn mạnh phương pháp gia công đúc trong khuôn cát. HS phải hiểu được quy trình của các phương pháp gia công và so sánh ưu, nhược của các phương pháp trên.
3. Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 9 đến câu 13): GV khái quát lại cho HS hiểu về:
+ Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
+ Hiểu quá trình hình thành phôi, có nghĩa là biết được các chuyển động của dao cắt.
4. Tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 14 đến câu 19): GV yêu cầu HS hiểu bản chất của máy tự động và tự động hóa trong sản xuất cơ khí, lợi ích của máy tự động và dây chuyền tự động hóa. GV khắc sâu khái niệm “Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí”; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; liên hệ với địa phương nơi HS sống.
HS quan sát sơ đồ trên bảng kết hợp với đọc SGK để tìm hiểu bài.
HS nghe và ghi những nội dung trọng tâm.
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong
GV dùng sơ dồ đã chuẩn bị hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức, yêu cầu HS quan sát SGK, ghi tóm tắt những kết luận. GV sử dụng các câu hỏi trong SGK yêu cầu HS trả lời một số vấn đề trọng tâm của nội dung phần Động cơ đốt trong.
1. Đại cương về ĐCĐT (từ câu 1 đến câu 5): Phần này HS cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản, thuật ngữ kĩ thuật dùng trong ĐCĐT. Biết được tên các cơ cấu, hệ thống chính của ĐCĐT. Phần nguyên lí làm việc của ĐCĐT GV hướng dẫn HS hiểu nguyên lí làm việc, so sánh ưu, nhược điểm của các loại động cơ 2 kì, 4 kì thông qua tìm hiểu nguyên lí làm việc của ĐCĐT.
2. Cấu tạo của ĐCĐT (từ câu 5 đến câu 24): Phần này gồm các nội dung chính của phần ĐCĐT. Các bài có cấu trúc nội dung tương tự, vì vậy GV khái quát những nội dung HS cần biết, hiểu. Cụ thể là:
+ Biết nhiệm vụ của các cơ cấu, hệ thống.
+ Biết phân loại, cấu tạo của các loại ĐCĐT.
+ Hiểu được nguyên lí làm việc của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ xăng, động cơ Diezen.
GV yêu cầu HS hiểu quy trình làm việc của các hệ thống, cơ cấu, không đi sâu vào cấu tạo các chi tiết của cơ cấu và hệ thống.
3. Ứng dụng của ĐCĐT (từ câu 25 đến câu 30): GV hướng dẫn HS hệ thống lại các ứng của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống. Các ứng dụng theo một nguyên tắc nhất định, tương tự nhau, vì vậy GV yêu cầu HS hiểu được ứng dụng của ĐCĐT trên ô tô. Qua đó hiểu được các ứng dụng khác của ĐCĐT vào xe máy, tàu thủy, máy nông nghiệp, máy phát điện.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá giờ dạy
GV nhận xét, đánh giá giờ học, yêu cầu HS về cụ thể hóa các kiến thức các nội dung đã được học chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm học.
III – Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 11 Full.doc