I/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
Học sinh hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp.
II/ CHUẨN BỊ.
- Tranh vẽ mô hình máy biến áp.
- Mẫu vật về lá thép kỹ thuật điện, lõi thép, dây quấn.
- Máy biến áp còn tốt.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 52: Máy biến áp một pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:18.3.2006
Tiết 52: Máy Biến Aùp MỘT PHA
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
Học sinh hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp.
II/ CHUẨN BỊ.
- Tranh vẽ mô hình máy biến áp.
- Mẫu vật về lá thép kỹ thuật điện, lõi thép, dây quấn.
- Máy biến áp còn tốt.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo máy biến áp
- Giáo viên giới thiệu về máy biến áp
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo máy biến áp.
- Máy biến áp có mấy bộ phận chính ?
- Học sinh thảo luận - trả lời.
Giáo viên kết luận: máy biến áp có 2 bộ phận chính ngoài ra còn có: vỏ máy, trên vỏ có đồng hồ đo điện, đèn tín hiệu, núm điều chỉnh.
+ Học sinh quan sát lõi thép. Lõi thép được làm bằng vật liệu gì ? Cấu tạo thế nào ?
+ Giáo viên giảng thêm về cấu tạo lõi thép.
+ Dây quấn được làm bằng vật liệu gì ?
Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì?
+ Giáo viên giới thiệu cho học sinh trên hình vẽ và mô hình máy biến áp các cuộn sơ cấp, thứ cấp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của máy biến áp.
- Giáo viên dùng hình vẽ giới thiệu cho học sinh nguyên lý làm việc của máy biến áp,
- Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có nối trực tiếp về điện với nhau không ?
(Không, vì dây quấn sơ cấp và thứ cấp không nối với nhau)
- Giáo viên: Khi dòng điện vào cuộn sơ cấp, ở 2 đầu của cuộn dây thứ cấp có điện áp. Sự xuất hiện điện áp ở cuộn thứ nhất là do hiện tượng gì ?
- Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh về hiện tượng cảm ứng điện từ. Giáo viên kết luận:
+ Tỉ số giữa điện áp của hai dây quấn bằng tỉ số vòng dây của chúng:
(Hệ số biến áp)
+ Điện áp ra ở thứ cấp N2
Giáo viên nêu quan hệ giữa N1 và N2:
Học sinh điền dấu >,< vào BT SGK.
Máy biến áp có U2 > U1 gọi là máy biến áp tăng áp.
Máy biến áp có U2 < U1 gọi là máy biến áp giảm áp.
Giáo viên nêu các đại lượng điện định mức, yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa.
Hãy nêu công dụng của máy biến áp trong thực tế.
Khi sử dụng máy biến áp cần lưu ý điều gì ?
Máy biến áp một pha là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
1/ Cấu tạo.
Máy biến áp có 2 bộ phận chính: lõi thép và dây quấn.
a/ Lõi thép: làm bằng các lõi thép kỹ thuật điện ghép lại thành một khối. Lõi thép dùng để dẫn từ.
b/ Dây quấn: làm bằng dây điện từ (có bọc cách điện) quấn quanh lõi thép.
máy biến áp 1 pha thường có 2 dây quấn.
- Dây nối với nguồn điện có điện áp U là dây quấn sơ cấp.
- Dây lấy điện ra sử dụng có điện áp U2, gọi là dây quấn thứ cấp.
Lõi thép
U1 U2
Cuộn dây
Sơ đồ cấu tạo máy biến áp một pha
Ký hiệu máy biến áp
2/ Nguyên lý làm việc:
Đưa điện áp U1 vào cuộn sơ cấp nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và thứ cấp, điện áp lấy ra ở 2 đầu dây quấn thứ cấp U2.
= K
(K là hệ số biến áp)
Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2:
Ví dụ: (SGK)
3/ Các số liệu kỹ thuật:
- Công suất định mức: VA, kVA
- Điện áp định mức: V
- Dòng điện định mức: A
4/ Sử dụng: (SGK)
Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4: Tổng kết
Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
Học sinh "đọc phần máy biến áp tự ngẫu"; giáo viên giảng thêm.
Đọc và chuẩn bị bài thực hành.
Ngày giảng:20.03.2006
Tiết 53: Thực Hành
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được cấu tạo máy biến áp.
- Hiểu được cac số liệu kỹ thuật của máy biến áp.
- Học sinh sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
II/ CHUẨN BỊ,
- Nguồn điện.
- Dụng cụ, thiết bị.
- Kìm, tua vít.
- Máy biến áp một pha 220V/6V
- Đèn sợi đốt 6V-15W
- Máy biến áp tháo rời, các dạng lõi thép.
- 1 ampe kế, công tắc, đồng hồ vạn năng.
* Học sinh chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
III/ NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH.
1/ Giới thiệu bài.
Máy biến áp làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ dùng đểbiến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. Để hiểu được các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng máy biến áp an toàn, các em học bài thực hành "Máy biến áp".
2/ Bài thực hành.
* Hoạt động 1: Ổn định - tổ chức lớp.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (6-7 học sinh)
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên kiểm tra các nhóm, nhắc nhở nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự thực hành cho các nhóm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu máy biến áp.
- Học sinh quan sát máy biến áp, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
+ Hãy giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của máy biến áp ?
220V: điện áp định mức (sơ cấp)
0,3A: dòng điện định mức (sơ cấp)
=> Pđm: 220.0,3 = 66W: Công suất định mức của biến áp
6V: điện áp định mức thứ cấp
- Học sinh điều vào mục 1 báo cáo thực hành.
+ Hãy nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của máy biến áp.
Máy biến áp có 2 bộ phận chính:
Lõi thép: dùng để dẫn từ cho máy biến áp và làm khung quấn dây
Dây quấn: dùng để dẫn điện cho máy biến áp.
- Học sinh điền vào mục 2 báo cáo thực hành.
* Hoạt động 3: Chuẩn bị cho máy biến áp làm việc.
- Muốn sử dụng an toán máy biến áp thì phải làm thế nào ?
- Biết rõ các trị số định mức của máy và yêu cầu sử dụng.
- Điều chỉnh điện áp đầu ra phù hợp (nếu được)
- Khi có tín hiệu báo quá điện áp (cần phải hạ điện áp xuống bằng cách vặn chuyển mạch)
- Đặt máy biến áp ở nơi khô ráo, tiện sử dụng.
GV hướng dẫn học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài máy biến áp.
- Cho học sinh kiểm tra về điện.
B1: Kiểm tra thông mạch các cuộn dây.
B2: Kiểm tra cách điện giữa dây quấn với nhau, giữa dây quấn với lõi thép, vỏ máy.
Học sinh ghi kết quả vào mục 3.
* Hoạt động 4: Vận hành máy biến áp.
Giáo viên mắc mạch điện như hình 47.1 SGK.
- Cách mắc ampe kế và bóng đèn như thế nào ? Công dụng của ampe kế ?
- Giáo viên đóng khóa K, học sinh quan sát đồng hồ, bóng đèn và ghi nhận xét vào báo cáo.
- Ngắt khóa K, quan sát đồng hồ, đèn, ghi nhận xét vào báo cáo.
Học sinh thực hành vận hành máy biến áp.
* Hoạt động 5: Tổng kết - đánh giá.
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm việc của học sinh.
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mục tiêu bài học.
Giáo viên thu bài.
3/ Hướng dẫn học ở nhà.
Đọc và chuẩn bị bài 46/SGK.
File đính kèm:
- CN8-t52.doc