Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 48, Bài 55: Sơ đồ điện

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.

- Đọc được một số sơ đồ cơ bản của mạng điện trong nhà.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bảng ký hiệu sơ đồ điện.

- Mô hình mạch điện chiếu sáng

2. Học sinh: Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Tại sao lại cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn mạch điện?

Một mạch điện hay một mạng điện bao gồm nhiều phần tử được nối với nhau theo một qui luật nhất định. Để thể hiện mạch điện đơn giản hơn và để mọi người cùng hiểu về mạch điện đó. Người ta dùng sơ đồ điện, trong đó các phần tử của mạch điện được biểu diễn bằng các ký hiệu. Đó là nội dung của bài học hôm nay :

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 48, Bài 55: Sơ đồ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/04/2014 Tuần: 32 – Tiết 48: Bài 55: SƠ ĐỒ ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện. - Đọc được một số sơ đồ cơ bản của mạng điện trong nhà. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bảng ký hiệu sơ đồ điện. - Mô hình mạch điện chiếu sáng 2. Học sinh: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Tại sao lại cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn mạch điện? Một mạch điện hay một mạng điện bao gồm nhiều phần tử được nối với nhau theo một qui luật nhất định. Để thể hiện mạch điện đơn giản hơn và để mọi người cùng hiểu về mạch điện đó. Người ta dùng sơ đồ điện, trong đó các phần tử của mạch điện được biểu diễn bằng các ký hiệu. Đó là nội dung của bài học hôm nay : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: - Quan sát hình 55.1 SGK. Mạch điện gồm hai chiếc pin, 1 ampe kế, 1 công tắc điều khiển 2 bóng đèn mắc song song. Thật là phức tạp nếu cũng như vậy chúng ta vẽ một mạng điện cho một phòng hoặc một căn nhà . Mạch điện chiếu sáng từ mạch điện phức tạp chúng ta có thể vẽ lại sơ đồ điện nhờ vào các ký hiệu đã được qui ước Vậy sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hay hệ thống điện. - Hãy quan sát hình 55.1 và chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng thể hiện trong sơ đồ mạch điện ? Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ký hiệu qui ước trong sơ đồ điện - Để giúp việc thông tin và nhận biết được dễ dàng hơn, người ta sử dụng các ký hiệu để biểu thị nguồn điện, thiết bị và đồ dùng điện trong sơ đồ điện. - Nghiên cứu bảng 55.1 sau đó làm việc theo nhóm phân loại và vẽ kí hiệu của các thiết bị và đồ dùng điệ theo nhóm : * Nhóm ký hiệu nguồn điện: * Nhóm ký hiệu dây dẫn địên. * Nhóm ký hiệu các thiết bị điện. * Nhóm ký hiệu đồ dùng điện. Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các ký hiệu, đó là những hình vẽ đã được tiêu chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như : dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng. Hoạt động 3: Phân loại sơ đồ điện - Quan sát hình 55.2 và 55.3 SGK để nắm được 2 loại sơ đồ điện : sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt. - Sơ đồ nguyên lý: chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm một cầu chì và một ổ cắm điện dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện trong nhà. - Sơ đồ lắp đặt: Thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện trên cùng một bảng điện và cách đi dây từ nguồn tới bảng điện. Từ sơ đồ nguyên lý có thể có một số sơ đồ lắp đặt thể hiện các vị trí lắp đặt khác nhau của các phấn tử trong mạch điện. - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. - Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị rõ vị trí , cách lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện, đồ dùng điện, dây dẫn,…) của mạch điện. - Dựa vào những khái niệm trên, em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ nào trong hình 55.4 là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt ? - a, c : Sơ đồ nguyên lý - b, d : Sơ đồ lắp đặt - Mạch điện gồm hai chiếc pin, 1 ampe kế, 1 công tắc điều khiển 2 bóng đèn mắc song song. * Nhóm ký hiệu nguồn điện: dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, cực dương, cực âm.dây pha, dây trung tính. * Nhóm ký hiệu dây dẫn địên: dây pha, dây trung tính, hai dây chéo nhau, hai dây nối nhau, mạch điệ ba dây. * Nhóm ký hiệu các thiết bị điện : cấu dao, công tắc, cấu chì, ổ điện, phích cắm điện. * Nhóm ký hiệu đồ dùng điện: quạt điện, đèn, chuông điện, - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Sơ đồ nguyên lý : chỉ biểu thị đây là mạch điện gồm một cầu chì và một ổ cắm điện dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện trong nhà. - Sơ đồ lắp đặt : Thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện trên cùng một bảng điện và cách đi dây từ nguồn tới bảng điện. 1. Sơ đồ điện là gì ? Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hay hệ thống điện. 2. Một số ký hiệu qui ước trong sơ đồ điện: - Để giúp việc thông ntin và nhận biết được dễ dàng hơn, người ta sử dụng các ký hiệu để biểu thị nguồn điện, thiết bị và đồ dùng điện trong sơ đồ điện. - Khi vẽ sơ đồ điện, người ta thường dùng các ký hiệu, đó là những hình vẽ đã được tiêu chuẩn hoá để thể hiện những phần tử của mạch điện như: dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện và cách lắp đặt chúng. 3. Phân loại sơ đồ điện a. Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc ( sự vận hành ) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. b. Sơ đồ lắp đặt - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt và cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế. Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc (sự vận hành) của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. 4. Củng cố: phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt so sánh chức năng và đặc điểm của hai loại sơ đồ - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 5. Hướng dẫn: - Yêu cầu HS lập lại nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài 56, 57 IV. RÚT KINH NGHIỆM: Duyệt tuần 32 tiết 48 Ngày tháng 04 năm 2014

File đính kèm:

  • doccn8 Tuần 32.doc