I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống được kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.
2. Kĩ năng:
- Biết tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối.
- Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc ôn tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học theo sự hướng dẫn của giáo viên, SGK; Vở ghi.
III. Các bước lên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 4939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 26: Tổng kết và ôn tập học kì I - Vẽ kĩ thuật và cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2013
Tuần 17 – Tiết 26: TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP HỌC KÌ I
VẼ KĨ THUẬT VÀ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống được kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.
2. Kĩ năng:
- Biết tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối.
- Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc ôn tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Ôn lại các bài đã học theo sự hướng dẫn của giáo viên, SGK; Vở ghi.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung kiến thức đã học.
- Gv vẽ sơ đồ nội dung phần cơ khí trên bảng phụ.
- Nêu những nội dung chính của từng chương.
- Gv giao câu hỏi cho các nhóm HS
- Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung câu hỏi của nhóm mình.
- Tập trung toàn lớp yêu câu các nhóm trình bày nội dung câu trả lời của nhóm mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? BVKT được chia làm mấy loại? BVKT dùng để làm gì?
Câu 2: Ren dùng để làm gì? Kể tên một số chi tiết có ren mà em biết.
Câu 3: Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
Câu 4: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và vi phạm ứng dụng của chúng.
Câu 5: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Câu 6: Dụng cụ gia công cơ khí là gì?
Câu 7: Để đảm bảo an toàn khi cưa em cần chú ý những điểm gì?
Câu 8: Để đảm bảo an toàn khi dũa em cần chú ý những điểm gì?
Câu 9: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào ?
Câu 10 : Thế nào là mối ghép cố định ? chúng gồm mấy loại ? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.
Câu 11 : Thế nào là khớp động ? Nêu công dụng của khớp động.
Câu 12 : Có mấy loại khớp động thường gặp ? Tìm ví dụ mỗi loại.
- HS chú ý nghe giảng và quan sát sơ đồ tóm tắt nọi dung của phần 2 - cơ khí.
- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ học tập.
- Thảo luận theo nội dung câu hỏi được giao.
- Các nhóm trình bày nội dung trả lời của nhóm mình.
- Trả lời.
- Trả lời:
Câu 5:
-Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, dẫn nhiệt, dẫn điện.
-Tính chất công nghệ: khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàn, tính rèn.
-Tính chất cơ học: tính cứng, tính bền, tính dẻo.
-Tính chất hóa học: tính chịu axít, chống ăn mòn.
* Vật liệu phải có tính công nghệ tốt để dễ gia công giảm giá thành.
Câu 6: Búa, dũa, cưa
Câu 7:
- Kẹp vật cưa phải đủ chặt. - Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. - Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa.
I. Tóm tắt nội dung kiến thức đã học:
(theo sơ đồ SGK)
II. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi.
Câu 1:
- Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
- Bản vẽ kỹ thuật chia làm 2 loại lớn:
+ Bản vẽ cơ khí: dùng trong ngành chế tạo máy và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng: dùng trong ngành kiến trúc và xây dựng.
- Bản vẽ kỹ thuật được dùng để thiết kế và chế tạo mọi lĩnh vực kỹ thuật.
Câu 8:
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
Câu 10:
- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. - Gồm có 2 loại:
+ Mối ghép tháo được.
+ Mối ghép không tháo được
- Sự khác biệt cơ bản hai mối ghép là:
+ Trong mối ghép không tháo được, muốn tháo rời chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép.
+ Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
4. Củng cố:
Học bài, trả lời câu hỏi vào vở.
5. Hướng dẫn: Về nhà ôn tập theo các câu hỏi cho sẵn để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 17, tiết 26
Ngày tháng 12 năm 2013
File đính kèm:
- CN Tuần 17.doc