Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 25, Bài 28: Thực hành ghép nối chi tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được cấu tạo và cách tháo lắp ổ trục trước, sau xe đạp.

 - Nắm quy trình tháo lắp trục trước và sau xe đạp.

2. Kỹ năng:

 - Biết sử dụng đúng dụng cụ, thao tác an toàn.

 - Tháo lắp được trục trước và sau xe đạp.

3. Thái độ:

 - Trung thực, đoàn kết trong thực hành, làm việc theo đúng qui trình.

 - Có ý thức giữ vệ sinh nơi thực hành, không vứt rác bừa bãi.

II. Chuẩn bi:

1.Giáo viên:

- Nội dung: nghiên cứu cấu tạo và cách tháo lắp ổ trục trước, sau xe đạp.

- 4 bộ kèm, cờ lê, mỏ lết, dầu mỡ, giẻ lau.

2. Học sinh:

 - Mỗi tổ 1 bộ moay ơ trục trước và sau xe đạp.

 - Viết trả lời sẵn mẫu báo cáo thực hành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 25, Bài 28: Thực hành ghép nối chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2013 Tuần 16 – Tiết 25: BÀI 28: THỰC HÀNH: GHÉP NỐI CHI TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo và cách tháo lắp ổ trục trước, sau xe đạp. - Nắm quy trình tháo lắp trục trước và sau xe đạp. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng đúng dụng cụ, thao tác an toàn. - Tháo lắp được trục trước và sau xe đạp. 3. Thái độ: - Trung thực, đoàn kết trong thực hành, làm việc theo đúng qui trình. - Có ý thức giữ vệ sinh nơi thực hành, không vứt rác bừa bãi. II. Chuẩn bi: 1.Giáo viên: - Nội dung: nghiên cứu cấu tạo và cách tháo lắp ổ trục trước, sau xe đạp. - 4 bộ kèm, cờ lê, mỏ lết, dầu mỡ, giẻ lau. 2. Học sinh: - Mỗi tổ 1 bộ moay ơ trục trước và sau xe đạp. - Viết trả lời sẵn mẫu báo cáo thực hành. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: I. Trắc nghiệm (3đ) Em hãy khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời sau đây mà em cho là đúng nhất? Câu 1: cao su là vật liệu: A. Phi kim loại B. Kim loại đen C. Kim loại màu D. Chất dẻo nhiệt rắn Câu 2: Mối ghép bằng hàn có đặc điểm. A. Cấu tạo đơn giản, không tháo được B. Dễ tháo lắp và thay thế nhưng chịu lực kém C. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt trên nhau D. Chịu được nhiệt độ cao, lực lớn. Câu 3: Dụng cụ gia công là: A. Búa, cưa, đục, dũa. B. Mỏ lết, cờ lê, tua vít. C. Dao, kéo, kìm. D. Êke, ke vuông, thước đo độ vạn năng. Câu 4: Đường chân ren của ren (ren ngoài) được vẽ bằng: A. Nét liền đậm. B. Nét đứt C. Nét gạch chấm mảnh. D. Nét lền mảnh. Câu 5. Các hình chiếu vuông gốc của hình cầu đều là: A. Tam giác cân B. Hình vuông C. Hình tròn D. Hình chữ nhật Câu 6. Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Mỏ lết, cờ lê. B. Tua vít, kìm. C. Tua vít, êtô. D. Kìm, êtô. II. Tự luận (7) Bài 1: Để đảm bảo an toàn khi cưa em cần chú ý những điểm gì? Bài 2: Phép chiếu vuông góc dùng để làm gì? Hướng dẫn - Đáp án đề kiểm tra 15 phút I. Trắc nghiệm (3đ): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A A D C D II. Tự luận (7đ): Bài 1. (4đ): - Kẹp vật cưa phải đủ chặt. - Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. - Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân. - Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa. Bài 2. (3đ): -Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, dẫn nhiệt, dẫn điện. 3. Bài mới: Trục trước và sau xe đạp là mối ghép gì ? ta tìm hiểu qua bài thực hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - GV: nêu mục tiêu bài thực hành. - Kiểm tra mẫu báo cáo của mỗi HS, dụng cụ thực hành mỗi nhóm. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước, sau xe đạp. - Quy trình tháo trục xe đạp như thế nào ? quy trình lắp - Khi tháo cần chú ý điều gì? - Khi lắp cần chú ý điều gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình tháo lắp. - GV hướng dẫn quy trình tháo, các bước tháo như SGK. - Để nắm được quy trình tháo ta phải biết công dụng và vị trí của ổ trục xe đạp ntn ? - Quy trình tháo: Sơ đồ vẽ bảng phụ. - Chọn dụng cụ thao tác. - Khi thao tác đặt chi tiết theo thứ tự, vị trí nhất định để thuận lợi quy trình lắp. - Gợi ý quy trình lắp, yêu cầu HS ghi sơ đồ quy trình lắp, khi tháo lắp cần chú ý điều gì ? tại sao khi tháo cần giẻ lau, khi lắp cần mỡ bôi trơn. Hoạt động 3: Tổ chức học sinh thực hành: - GV: Phân nhóm thực hành - GV: Nhắc nhở an toàn khi thực hành. - GV: Yêu cầu các nhóm tháo trục xe đạp và theo dõi quy trình HS thực hành. (Trình tự, an toàn, vệ sinh) - GV: Yêu cầu HS lắp lại trục, theo dõi quy trình làm việc, việc bôi trơn mỡ như thế nào ? - Cách lắp bi vào nồi như thế nào ? - GV theo dõi thường xuyên để hướng dẫn HS thực hành. - HS nghe và nắm mục tiêu bài thực hành. - HS để mẫu báo cáo thực hành và vật thực hành lên bàn - 2 HS lên bảng ghi sơ đồ tháo, lắp trục xe đạp. - HS đứng tại chỗ trả lời . - HS nghe, nắm cấu tạo trục trước và sau xe đạp. - HS nêu cấu tạo. - HS đọc ghi chú SGK về quy trình tháo. - HS lên ghi sơ đồ quy trình lắp - Các nhóm tập trung vị trí. - Các nhóm tiến hành tháo trục. - Các nhóm lắp trục I. Tìm hiểu cấu tạo ổ tục trước, sau xe đạp: - Moay ơ - Đai ốc hãm - Trục - Đai ốc vòng đệm - Côn xe (có bi + nồi xe) II. Quy trình tháo, lắp: 1) Tháo : - Đai ốc ® vòng đệm ® đai ốc hãm ® côn ® Trục: ® Nắm nồi trái ® bi ® nồi trái. Trục ® Nắm nồi phải ® bi ® nồi phải. 2) Lắp:Ngược lại quy trình tháo. 3) Khi tháo lắp cần chú ý: - Ổ trục phải quay trơn nhẹ - Mối ghép ren phải siết chặt - Chi tiết không được hở, dầu mỡ sạch. III. Thực hành: 1) Tháo trục xe đạp. 2) Lắp trục xe đạp. 4. Củng cố: - GV nhận xét cách chuẩn bị bài báo cáo thực hành và dụng cụ, vật liệu thực hành. - Thao tác tháo lắp. 5. Hướng dẫn: - Trả lời nội dung báo cáo thực hành vào vở. - Dọn vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành nhằm giữ vệ sinh chung môi trường. - Về nhà ôn lại chương 3, 4 tiết sau ôn tập học kì 1 Duyệt tuần 16, tiết 25 Ngày tháng 11 năm 2013 IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docCN Tuần 16.doc