Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 21, Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.

- Biết được các kiểu lắp ghép, công dụng của từng kiểu lắp ghép.

2. Kỹ năng:

- Nắm được dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy và cách lắp ghép của chúng.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ, ròng rọc, các chi tiết máy.

- Bộ mẫu các chi tiết máy phổ biến: Bulông, đai ốc, lò xo, vòng đệm .

2.Học sinh:

- Xem trước bài mới.

- Mang theo các chi tiết máy (nếu có)

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 21, Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2013 Tuần 12 – Tiết 21: CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy. - Biết được các kiểu lắp ghép, công dụng của từng kiểu lắp ghép. 2. Kỹ năng: - Nắm được dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy và cách lắp ghép của chúng. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ, ròng rọc, các chi tiết máy. - Bộ mẫu các chi tiết máy phổ biến: Bulông, đai ốc, lò xo, vòng đệm ... 2.Học sinh: - Xem trước bài mới. - Mang theo các chi tiết máy (nếu có) III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: như SGK Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: - Chi tiết máy là gì ? gồm những bộ phận nào ? - Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Để trả lời, ta tìm hiểu bài mới. - GV nêu các ví dụ thực tế về các chi tiết máy dơn giản hay các bộ phận máy: Cổ phoóc, ghi đông, bàn đạp ... - GV cho HS quan sát hình 24.1 SGK. - Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo tù mấy phần tử ? là những phần tử nào? Công dụng của chúng ? chúng có đặc điểm gì ? - Vậy chi tiết máy là gì ? - Để nhận biết chi tiết máy cần có dấu hiệu gì ? - Các chi tiết máy đó được sử dụng như thế nào? Người ta phân loại như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? - GV sử dụng tranh H24.3 SGK, phóng to, yêu cầu HS trả lời. - Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết máy ? nhiệm vụ của từng chi tiết. - Giá đỏ và móc treo được ghép với nhau như thế nào? - Bánh ròng rọc được ghép với trục như thế nào ? - Các mối ghép có đặc điểm gì giống và khác nhau. - HS nghe và cho một vài ví dụ khác. - HS quan sát tranh H24.1 SGK - HS trả lời: + Trục quay tròn, truyền lực. + Đai ốc: hãm cố định trục vành đệm, cố định đai cố bằng ma sát côn, đai ốc hãm côn. - HS trả lời câu hỏi ? - HS trả lời hình 24.2 chi tiết máy là: a, b,c, d. - Chi tiết máy có công dụng chung, riêng cho từng máy. - HS quan sát tranh trả lời - Ghép bằmg đinh tán và bằng trục quay. - Ghép nối: có thể tháo được và có thể không tháo được. I. Khái niệm về chi tiết máy. 1. Chi tiết máy là gì? - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. - Dấu hiệu nhận biết là: phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa. - Ví dụ: Vít, đai ốc. 2. Phân loại chi tiết máy: - Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: là nhóm chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau. - Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: là nhóm chi tiết chỉ sử dụng trên một loại máy. II. Chi tiết máy lắp ghép như thế nào? 1. Mối ghép cố định: - Chi tiết không có cố định tương đối nhau: + Mối ghép tháo được: ren, chốt. + Mối ghép không tháo được: đinh tán, hàn. 2. Mối ghép động: - Chi tiết ghép có thể xoay, trượt ăn khớp với nhau. 4. Củng cố: - Quan sát chiếc xe đạp cho biết 1 số mối ghép cố định và mối ghép động ? Tác dụng của từng mối ghép đó? - Cho HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn: - Học bài cũ, xem trước bài mới. - Xem trả lời câu hỏi SGK vào vở. - Mỗi HS làm 1 mối ghép cố định. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Duyệt tuần 12, tiết 21 Ngày …..tháng 10 năm 2013

File đính kèm:

  • docTuần 12.doc
Giáo án liên quan