Giáo án Công nghệ 7 - học kì I - Phan Việt Anh

I.Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Nêu được vai trò và nhiệm vụ quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta hiện nay và những năm tới, và hiểu được vai trò của đất trong trồng trọt.

- Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt và nắm được các thành phần chính của đất trồng.

- Qua cách hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hoá, thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

II. Chuẩn bị.

Chuẩn bị đồ dùng dậy học

III. Lên lớp.

1. Ổn định tổ chức

doc120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - học kì I - Phan Việt Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn nuôi thuỷ sản ở địa phương và gia đình. II. Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ 16 SGK phóng to. - HS: Đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chăn nuôi thuỷ sản có vai trò gì đối với đời sống con người? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần I SGK. ? Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? ? Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào? ? Em hãy kể tên những thực vật phù du? ? Kể tên các thực vật bậc cao sống dước nước? ? Kể tên những động vật phù du? ? Kể tên những động vật đáy? - GV yêu cầu HS quan sát H82 SGK và làm bài tập trong phần 1. ? Theo em thức ăn nhân tạo là gì? Chúng gồm những loại nào? - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. ? Thức ăn tinh gồm những loại nào? ? Thức ăn thô gồm những loại nào? ?Thức ăn hỗn hợp là gì? - HS đọc và tìm hiểu nội dung mục 1 phần I. - HS trả lời: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS: Các loại tảo - HS: Các loại rong, rêu. - HS: Bộ vòi voi, trùng hình tia.. - HS: Trai, ốc, giun - HS hoạt động cá nhân hoàn thành sau đó trả lời, em khác nhận xét, kết luận. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời: Cám, bột ngô, sắn - HS: Rau, cỏ, phân vô cơ, phân hữu cơ - HS: Là loại thức ăn được trộn hỗn hợp nhiều loại thức ăn cho vật nuôi thuỷ sản. I. Những loại thức ăn của tôm, cá. - Thức ăn của tôm, cá gồm 2 loại là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 1. Thức ăn tự nhiên - Là thức ăn có sẵn trong nước như: Động vật phù du, thực vật phù du, thực vật bậc cao, động vật đáy. 2. Thức ăn nhân tạo - Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho vật nuôi thuỷ sản. + Thức ăn nhân tạo gồm: - Thức ăn tinh - Thức ăn thô - Thức ăn hỗn hợp HĐ2: Tìm hiểu quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thuỷ sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần II SGK/ Tr. 142 - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 16 phóng to. ? Thức ăn của thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì? ? Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào? ? Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào? ? Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì? ? Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì? - GV kết luận. ? Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thuỷ sản phải làm những việc gì? - HS đọc và tìm hiểu nội dung. - HS quan sát, tìm hiểu. - HS: Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. - HS: Chất vẩn, thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn. - HS: Chất vẩn và động vật phù du. - HS: Thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, động vật đáy, vi khuẩn. Chất dinh dưỡng hoà tan, chất vẩn Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn Động vật phù du Động vật đáy Tôm, cá - HS: Các sinh vật trong nước làm thức ăn cho nhau và làm thức ăn cho tôm, cá. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời: Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sở đó giúp các động vật thuỷ sinh khác phát triển và làm thức ăn phong phú cho cá. II. Quan hệ về thức ăn. IV. Củng cố - luyện tập. - GV gọi HS đọc ghi nhớ. ? Qua bài học em hãy cho biết thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? ? Thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên khác nhau như thế nào? ? Thức ăn của tôm, cá có mối quan hệ với nhau như thế nào? V. Hướng dẫn về nhà. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 54 - Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Chương II Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản Tiết 48 - bài 54 Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (Tôm, cá) I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn, chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thuỷ sản như kiểm tra ao nuôi và tôm, cá. - Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá. - Có ý thức vận dụng kiến thức được học ở trường vào thực tế cuộc sống tại gia đình và địa phương. II. Chuẩn bị. - GV: Bảng 9 SGK phóng to. - HS: Đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? ? Thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên khác nhau như thế nào? ? Thức ăn của tôm, cá có mối quan hệ với nhau như thế nào? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc tôm, cá. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần 1 SGK. ? Theo em cho tôm, cá ăn đủ chất và lượng nhằm mục đích gì? ? Tại sao cho cá ăn vào lúc 7h - 8h sáng là tốt nhất? ? Tại sao lại bón phân tập chung vào tháng 8- 11. ? Tại sao lại hạn chế bón phân và thức ăn vào mùa có thời tiết nóng, nhiệt độ cao? - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/ Tr. 145 ? Em cho biết cần cho tôm, cá ăn như thế nào? ? Nguyên tắc cho ăn là lượng ít và nhiều lần nhằm mục đích gì? ? Khi cho tôm, cá ăn tinh phải có máng đứng thức ăn nhằm mục đích gì? ? Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì? ? Tại sao bón phân chuồng, phân bắc xuống ao phải dùng phân đã ủ hoai mục? ? Vậy qua những nội dung trên em hãy cho biết cần cho cá ăn như thế nào? (GV kết luận) - HS đọc nội dung SGK. - HS: Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm, cá. - HS: Vì lúc này trời mát mẻ, sau một đêm tôm, cá đói sẽ tích cực ăn và thức ăn ít bị phân huỷ và không làm ô nhiễm môi trường. - HS: Vì thời tiết mát mẻ, thức ăn phân huỷ từ từ không làm ô nhiễm môi trường và cũng là thời điểm tôm, cá tập chung tích luỹ mỡ để qua mùa đông. - HS: Vì thức ăn sẽ bị phân huỷ nhanh dễ làm ô nhiễm môi trường nước. - HS đọc nội dung SGK. - HS trả lời: Cho ăn lượng ít và nhiều lần - HS: Tiết kiệm thức ăn vì tôm, cá ăn hết lương thức ăn. - HS: Thức ăn không bị rơi ra ngoài, không lãng phí thức ăn. - HS: Chất hữu cơ phân huỷ làm thức ăn của sinh vật phù du để sinh vật phù du phát triển làm thức ăn cho tôm, cá. - HS: Tránh ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh cho con người. - HS dựa vào kiến thức đã học trả lời, em khác nhận xét, bổ sung. I. Chăm sóc tôm, cá. 1. Thời gian cho ăn. - Cho ăn vào lúc trời mát khoảng từ 7h - 8h sáng. - Lượng thức ăn và phân bón tập chung vào mùa xuân vào các tháng từ tháng 8 - 11. 2. Cho ăn - Cho ăn đủ số lượng (cá ăn no), đảm bảo đủ dinh dưỡng (chất lượng thức ăn tốt) và cho ăn đúng kĩ thuật. HĐ2: Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi trồng động vật thuỷ sản (tôm, cá) HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ? Theo em quản lí ao nuôi cá cần thực hiện những công việc gì? - GV cho HS quan sát bảng 9 SGK phóng to. ? Em hãy nêu tên và các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi cá? ? Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá? ? Kiểm tra khối lượng tôm, cá bằng cách bằng cách nào? - HS trả lời: Kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của vật nuôi. - HS quan sát, nhận xét. - HS dựa vào bảng 9 trả lời. - HS dựa vào H84 SGK trả lời: Dùng thước đo. - HS trả lời: bằng cách cân. II. Quản lí. 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá. - Kiểm tra đăng, cống vào mùa mưa lũ. - Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm cá vào buổi sáng. - Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá vào buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. HĐ3: Tìm hiểu một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III SGK. ? Em cho biết mục đích của việc phòng bệnh cho tôm, cá? ? Tại sao nuôi tôm, cá lại chọn phòng bệnh đặt lên hàng đầu? ? Em hãy nêu các biện pháp phòng bệnh cho tôm cá? - GV nhận xét, kết luận. ? Theo em mục đích của việc chữa bệnh cho tôm, cá là gì? - GV nhận xét, kết luận - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần 2b SGK/ Tr. 147. - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tâp trong phần 2b. - HS đọc nội dung SGK. - HS trả lời dựa vào SGK. - HS trả lời: nhằm đảm bảo điều kiện cho tôm cá phát triển tốt, tránh lãng phí. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS tiếp thu, ghi chép. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS đọc và tìm hiểu nội dung SGK. - HS hoàn thành bài tập và trả lời, em khác nhận xét, bổ sung. III. Một số phương pháp và trị bệnh cho tôm, cá. 1. Phòng bệnh. a. Mục đích: Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Biện pháp. - Thiết kế ao nuôi hợp lí. - Trước khi nuôi cần sử lí ao nuôi (diệt mầm bệnh, cá tạp) - Cho tôm cá ăn đầy đủ - Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá. - Dùng thuốc phòng trước mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh. 2. Chữa bệnh a. Mục đích: - Dùng để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm cá giúp cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Một số thuốc thường dùng. - Hoá chất: Thuốc tím, vôi bột. - Thuốc tân dược: Suphamit, penixilin - Thảo dược: Cây thuốc lá, lá xoan, tỏi. IV. Củng cố - luyện tập. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. ? Qua bài học em hãy nêu tóm tắt các biện pháp chăm sóc tôm, cá? (GV hệ thống lại nếu cần thiết) V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ, ôn tập lại những kiến thức đã học trong HKII - Đọc và tìm hiểu trước Bài 55 - Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 49 - Bài 55 Thu hoạch - bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Biết được các phương pháp thu hoạch. - Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản, biết được các phương pháp chế biến thuỷ sản. - Vận dụng được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến thuỷ sản vào gia đình. II. Chuẩn bị. - GV: Tham khảo thêm tài liệu bổ sung cho bài giảng. - HS: Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các biện pháp chăm sóc tôm, cá? ? Nêu các phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá?

File đính kèm:

  • docCong nghe 7 ki I 3 cot.doc
Giáo án liên quan