Giáo án Công nghệ 7 - Đinh Trung Kiên- Trường THCS Trung Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được ví dụ minh họa.

- Trình bày được các nhiệm vụ của ngành Trồng trọt.

- Nêu và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sản phẩm trồng trọt, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt.

- Nêu được khái niệm đất trồng.

- Trình bày được vai trò của đất đối với sự tồn tại, phát triển của cây trồng.

- Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

- Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

3. Thái độ:

- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

- Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh: Vai trò của trồng trọt. Vai trò của đất đối với cây trồng. Bảng phụ

- Tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Đinh Trung Kiên- Trường THCS Trung Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân bón được chia là 3 loại: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh. Câu 2: - Bón đạm, lân cho lúa lúc mới cấy, lúc mới bén rễ. - Lúc lúa đón đòng nên bón kali và đạm. Hoạt động 2 (1 phút) GIỚI THIỆU BÀI Trong trồng trọt khâu sử dụng và bảo quản phân bón đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao vì nếu sử dụng không đúng cách thì ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất cây trồng, bảo quản không tốt thì sẽ làm cho chất lượng phân bón giảm và biến chất. Để hiểu rã hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 3 (15 phút) CÁCH BÓN PHÂN - Gv : Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa và quan sát hình vẽ trong phần I (hình 7, 8, 9, 10). ? Căn cứ vào thời kỳ bón người ta chia mấy cách bón ? ? Thế nào là bón lót, bón thúc ? ?Dựa vào hình 7, 8, 9,10 sách giáo khoa em hãy cho biết tên của các cách bón phân ? Nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón Hs : đọc thông tin sách giáo khoa và quan sát hình. Hs : Thảo luận nhóm. Cử đại diện của từng nhóm lên trả lời I. Cách bón phân. - Căn cứ vào thời kỳ bón phân mà người ta chia ra 2 hình thức bón: + Bón lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. + Bón thúc: Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. - Các cách bón phân: + Bón theo hàng : * ưu điểm : Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản. * Nhược điểm : Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất + Bón theo hốc * ưu điểm : Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản. * Nhược điểm : Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất + Bón vãi * ưu điểm : Dễ thực hiện, tốn ít công lao động, chỉ cần dụng cụ đơn giản. * Nhược điểm : Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất + Phun lên lá * ưu điểm : Dễ thực hiện, Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất. * Nhược điểm : Chỉ bón được lượng nhỏ phân bón, cần có dụng cụ và máy móc phức tạp. Hoạt động 4 (5 phút) CÁCH SỬ DỤNG Gv : Khi phân bón vào đất các chất dinh dưỡng được chuyển hoá thành các chất hoà tan, cây mới hấp thụ được - Loại phân khó hoà tan phải bón vào đất để có thời gian phân huỷ - Loại phân dễ hoà tan thường dùng để bón thúc. Gv : Cho học sinh đọc thông tin SGK và yêu cầu HS điền vào bảng. HS nghe. HS đọc thông tin SGK và điền vào bảng. II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. Loại phân bón Đặc điểm chủ yếu Cách sử dụng chủ yếu Phân hữu cơ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng Bón lót Đạm, kali và phân hỗn hợp Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan . Bón thúc Phân lân Ít hoăc không hòa tan. Bón lót Hoạt động 5 (5 phút) BẢO QUẢN Gv : Cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa. ? Vì sao không để lẫn lộn các loại phân bón laị với nhau ? Vì sao phải dùng bùn ao để ủ phân chuồng ? - Gv nhận xét, kl - Hs trả lời III. Bảo quản các loại phân bón thông thường. - Để lẫn lộn sẽ xảy ra các phản ứng hoá học làm giảm chất lượng phân. - Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải và hạn chế đạm bay hơi, giữ vệ sinh môi trường. * KL: Loại dễ hút ẩm cần phải giữ kín, khô, loại khó tan cần chế biến để dễ phân giải, chứa mầm bệnh cần được diệt trừ Hoạt động 6 (4 phút) CỦNG CỐ - Gv : gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 7 (1 phút) HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học ghi nhớ. - Trả lời 3 câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. GV gợi ý: Câu 1: Bón lót là bón vào đất trước khi gieo trồng. Bón thúc là bón phân vào lúc cây đang sinh trưởng, phát triển. Câu 2: Bón lót vì khó tiêu. Câu 3: Bón thúc là chủ yếu vì dễ tiêu. - Đọc trước bài 10. TUẦN 8 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 8 BÀI 10. VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: Sau khi học song học sinh: 1.Kiến thức: - Hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. 2. Kĩ năng: - Đánh giá giống cây trồng tốt theo các tiêu chí. 3. Thái độ: - Có ý thức quý trọng, bảo vệ các gống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọc SGK, tài liệu tham khảo. - Tranh hình 11,12,13 SGK. - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Học sinh: - Đọc SGK, ôn lại bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 (10 phút) KIỂM TRA ? Thế nào là bón lót ? bón thúc ? ? Phân đạm, lân, kali dùng bón lót hay bón thúc ? Vì sao ? - Gv : Nhận xét câu trả lời câu hỏi của học sinh, cho điểm. Hs : Lên bảng trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 (2 phút) GIỚI THIỆU BÀI Kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay, con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống lại được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt? Và làm thế nào để có giống cây trồng tốt? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta vấn đề này. GV ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 3 (10 phút) VAI TRÒ CỦA GIỐNG - Gv: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 11 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi. Hs : Thảo luận nhóm, đại diện của từng nhóm lên phát biểu I. Vai trò của giống cây trồng. - Quyết định tăng năng suất cây trồng. - Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm. - Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. Hoạt động 4 (5 phút) TIÊU CHÍ CHỌN GIỐNG - Gv: dùng bảng phụ ghi 5 tiêu chí treo lên bảng cho HS quan sát. ? Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào ? HS quan sát. HS trả lời II.Tiêu chí của giống cây trồng. 1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. 3. Có chất lượng tốt. 4. Có năng suất cao và ổn định. 5. Chống, chịu được sâu bệnh. Hoạt động 5 (10 phút) PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG - Gv: cho hs đọc và quan sát kĩ các hình vẽ : 12, 13 sách giáo khoa. ? Có mấy phương pháp tạo giống cây trồng ? ? Phương pháp chọn lọc giống có đặc điểm cơ bản ntn? ? Phương pháp lai có đặc điểm cơ bản ntn? ? Phương pháp gây đột biến có đặc điểm cơ bản ntn? - Gv nhận xét, kl. - Hs thảo luận nhóm và trả lời. III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Tên phương pháp Đặc điểm của phương pháp 1.Phương pháp chọn lọc 2. Phương pháp lai 3.Phương pháp gây đột biến 1. Từ giống khởi đầu chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương, nếu hơn về các tiêu chí của giống cây trồng, nhân giống đó cho sản xuất - chọn biến dị mới. 2. Lấy phấn hoa của cây làm bố, thụ phấn cho nhụy cây làm mẹ, lấy hạt ở cây làm mẹ gieo trồng và chọn lọc sẽ được giống mới - tạo biến dị mới bằng lai. 3. Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học, xử lí bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấntạo ra đột biến, sử dụng các bộ phận đó gây đột biến tạo ra cây đột biến - tạo biến dị mới bằng gõy đột biến. Hoạt động 6 (4 phút) CỦNG CỐ - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 7 (1 phút) HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm bài tập trong SGK. - Học ghi nhớ. - Tự ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết. TUẦN 9 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9 KIỂM TRA VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của HS - Giúp HS tự đánh giá kết quả kiến thức về kĩ thuật trồng trọt 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài kiểm tra hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án, đề kiểm tra. 2. Chuẩn bị của HS: - Dụng cụ học tập. III. NỘI DUNG KIỂM TRA: ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (5,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất: 1) Độ pH = 6,6 – 7,5 là đất: A. Trung tính B. Chua C. Kiềm 2) Đất trồng là gì? A. Đất trồng là sản phẩm tự nhiên. B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. C. Đất trồng là sản phẩm do lao động của con người tạo thành. 3) Giống cây trồng có vai trò như thế nào? A. Nâng cao năng suất cây trồng B. Làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. C. Giảm bớt công chăm sóc khi gieo trồng. Câu 2 (2,0 điểm): Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào câu sau để được khái niệm đúng về độ phì nhiêu của đất: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: (1), (2), (3) và (4) II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 3 (1,5 điểm): Phân bón được chia thành mấy nhóm và là những nhóm nào? Kể tên một vài loại phân bón mà em biết. Câu 4 (1,5 điểm): Đất trồng có vai trò như thế nào? Gồm những thành phần nào? Câu 5 (2,0 điểm): Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống và nền kinh tế ở địa phương em? Cho ví dụ. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm (5,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Mỗi ý đúng được 1,0 điểm. 1) A. Trung tính 2) B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. 3) B. Làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 2 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. (1) - đất phì nhiêu. (2) - thời tiết thuận lợi. (3) - giống tốt. (4) - chăm sóc tốt. II. Tự luận (5,0 điểm): Câu 3 (1,5 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Phân bón được chia thành 3 nhóm. Đó là: - Nhóm phân hữu cơ. Ví dụ: Phân chuồng, phân bắc, - Nhóm phân hóa học. Ví dụ: Phân đạm, phân lân, - Nhóm phân vi sinh. Ví dụ: Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm. Câu 4 (1,5 điểm): Mỗi ý đúng 0,75 điểm. - Đất trồng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và giữ cho cây không bị đổ. - Đất có 3 thành phần chính: Rắn, lỏng, khí Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Vai trò của trồng trọt trong đời sống và nền kinh tế ở địa phương em là: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Ví dụ: Lúa, ngô, các loại rau, - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Ví dụ: Rau khoai, ngô, sắn, - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Ví dụ: Mía, dừa, cây cao su, - Cung cấp nông sản xuất khâu. Ví dụ: Xoài, nho, DẶN DÒ - Đọc và chuẩn bị bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng.

File đính kèm:

  • docgiao an cn7.doc
Giáo án liên quan