GV nêu vấn đề:
Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật còn non trẻ so với các ngành nghề khác. Năm 1862, sự phát minh ra lí thuyết trường điện từ của Mắc- xoen mới đặt nền móng cho kĩ thuật điện tử. Thế nhưng sự ra đời của nó đã làm thay đổi sâu sắc toàn bộ các hoạt động trên thế giới.
Giáo viên cho HS tự nghiên cứu phần này
GV đặt câu hỏi:
1. Nêu tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống?
2. Hãy cho một số ví dụ thực tế?
38 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 12- Lê Vĩnh Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh?
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm về máy thu hình
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
HS nghiên cứu SGK
Trả lời:
Máy thu hình là một thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình. Âm thanh và hình ảnh được xử lí độc lập.
GV cho HS tìm hiểu khái niệm của máy thu hình ?
GV thông báo lại cho cả lớp nắm!
GV cho ví dụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu hình
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
HS nghe thông báo
HS đọc và tự nghiên cứu SGK
HS trả lời:
- Khối cao tần, trung tần tách sóng có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ anten, khuếch đại các tín hiệu này, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại, đưa các tín hiệu tới các khối 2, 3 và 4.
- Khối xử lí âm thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại sơ bộ, tách sóng và khuếch đại công suất để phát ra loa.
- Khối xử lí hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh, khuếch đại tín hiệu này, giải mã màu, khuếch đại các tín hiệu màu đưa tới ba catốt đèn hình màu.
GV thông báo: Máy thu hình có hai loại là máy thu hình đen trắng và máy thu hình màu. Nguyên lí hoạt động gần như giống nhau.
GV cho HS đọc và tự nghiên cứu SGK
GV hỏi: Trình bày sơ đồ khối của máy thu hình ?
GV tổng kết phần này bằng hình 20.2 SGK
Hoạt động 4: Nguyên lí làm việc của khối xử lí màu
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
HS thảo luận theo nhóm
Kết quả thảo luận:
Khối xử lí màu có 6 khối cơ bản:
Khối 1 cho sang tín hiệu Y; Khối 2 lấy hai tín hiệu màu R-Y. Các khối còn lại được mô tả như SGK
GV cho HS nhìn vào hình 20.3 SGK
Và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đã được phân công
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò
- GV cùng HS giải quyết 3 câu hỏi trong SGK
- Xem bài 21 SGK
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 25
Ngày soạn: 17 / 02 / 2008
Ngày dạy: 19 / 02 / 2008
Lớp: 12C4 , 12C5
THỰC HÀNH
I. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị
1 mạch khuếch đại âm tần đã lắp sẵn
Tranh vẽ sơ đồ nguyên lí mạch khuếch đại âm tần đã lắp sẳn
Nguồn điện một chiều (pin)
Mirô và dây
2. Kiến thức
Ôn lại bài 4 và 18
II. QUI TRÌNH THỰC HÀNH:
Bước 1: Tìm hiểu nguyên lí của mạch theo bản vẽ
Vẽ sơ đồ nguyên lí và báo cáo thực hành theo mẫu
Giải thích nguyên lí làm việc của sơ đồ mạch.
Bước 2: Nhận biết linh kiện trên mạch lắp ráp theo bảng vẽ
Căn cứ vào bản vẽ nguyên lí và bảng mạch, chỉ ra được những linh kiện tương ứng giữa chúng.
Ghi tên các linh kiện và các thông số của chúng vào bảng báo cáo thực hành theo mẫu
Bước 3: Cấp nguồn và kiểm tra sự làm việc của mạch.
III. TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
1. HS hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đáng giá kết quả.
2. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 10 / 02 / 2008
Ngày dạy: 12 / 02 / 2008
Lớp: 12C4 , 12C5
Tiết 25
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, GV phải làm cho HS:
Hiểu được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ lưới điện.
Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu bài 22 SGK.
Đọc các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tranh vẽ hình 22-1 SGK
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra. Đặt vấn đề
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Cá nhân suy nghĩ trả lời
- Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh?
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2: Khái niệm về hệ thống điện quốc gia. Sơ đồ lưới điện quốc gia
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
+ HS tự nghiên cứu phần I trong SGK
+ HS trả lời:
1. Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
2. trước năm 1994, nước ta có 3 hệ thống điện độc lập: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Từ tháng 5/1994 với sự xuất hiện đường dây Bắc- Nam 500 KV, hệ thống điện Việt Nam đã trở thành một hệ thống điện quốc gia cung cấp điện năng cho toàn quốc.
+ HS chú ý thông báo của GV.
+ HS vẽ sơ đồ lưới điện như SGK
+ GV cho HS tự nghiên cứu phần I trong SGK.
+ GV đặt câu hỏi:
Khái niệm về hệ thống điện quốc gia ?
Nêu 3 hệ thống điện của Việt Nam?
GV thông báo:
Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trong toàn quốc.
+ GV cho HS vẽ sơ đồ lưới điện như SGK
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
- GV cùng HS giải quyết 2 câu hỏi trong SGK
- Xem bài 23 SGK
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 27: NGUYÊN LÍ CẤU TẠO MÁY TĂNG ÂM
Ngày soạn: 16 / 03 / 2008
Ngày dạy: 18 / 03 / 2008
Lớp: 12C4 , 12C5
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, GV phải làm cho HS:
Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.
Biết được nguyên lí làm việc của khối khuyếch đại công suất.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu bài 18 SGK.
Đọc các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tranh vẽ hình 18-2 SGK
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
Cá nhân trả lời câu hỏi do GV đề ra
Một tín hiệu như âm thanh hay hình ảnh muốn truyền được đi xa thì phải làm như thế nào ?
Hoạt động 2
Tìm hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm
HS tìm hiểu các khối của máy tăng âm
Khối mạch vào
Khối tiền khuếch đại
Khối mạch âm sắc
Khối mạch khuếch đại trung gian kích
Khối khuếch đại công suất.
Khối nuôi nguồn.
Cá nhân tìm hiểu ứng dụng của từng khối
- GV giới thiệu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm như SGK
- GV cho HS tìm hiểu các khối của máy tăng âm
Hoạt động 3
Tìm hiểu nguyên lí làm việc của khối khuyếch đại công suất
Cá nhân theo dõi hình vẽ
Trả lời câu hỏi của GV:
- Đây là sơ đồ mạch khuếch đại công suất mắc đẩy kéo có biến áp.
- Có dùng hai Tranzito T1 và T2 cùng loại. Tải được mắc với tần khuếch đại qua biến áp BA2.
- Mạch colector của mỗi Tranzito được mắc vào một nữa cuộn dây sơ cấp của biến áp BA2.
HS chú ý và ghi nhớ thông báo của GV
GV cho HS xem hình 18.3 đã phóng đại trên bảng
GV hỏi:
1/ Mạch điện vừa xem là mạch gì ?
2/ Có bao nhiêu Tranzito ?
Thông báo:
Cả hai nữa chu kì, đều có tín hiệu được khuếch đại ra loa.
Hoạt động 4
Tổng kết bài học
HS nhận nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài học để tổng kết bài học
Dặn HS xem trước bài 19 SGK
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 28
Ngày soạn: 23 / 03 / 2008
Ngày dạy: 25 / 03 / 2008
Lớp: 12C4 , 12C5
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, GV phải làm cho HS:
Nối được tải ba pha hình sao và hình tam giác.
Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ vật liệu cho một nhóm học sinh
- Nguồn điện xoay chiều ba pha 220V/380V
- 1 bảng thực hành đã lắp sẵn 6 bóng đèn như SGK
- 1 vôn kế điện xoay chiều.
- 8m dây điện đơn.
- Kìm cắt dây, kìm điện, dao nhỏ, băng dính cách điện.
2. Các kiến thức liên quan
- Cách nối tải ba pha hình sao và tam giác.
- Các quan hệ giữa đại lượng dây và pha của mạch điện ba pha.
III. NỘI DUNG VÀ QUI TRÌNH THỰC HÀNH
HS phải tuân theo qui trình sau đây:
Tìm hiểu các dụng cụ đo.
Quan sát tìm hiểu bảng thực hành.
Nối tải ở bảng thành hình tam giác, sau đó GV kiểm tra.
Nối tải ở bảng thành hình sao, sau đó GV kiểm tra.
Sau khi tìm hiểu và thực hành nối tải ở bảng, HS phát biểu về cách nối, nêu đặc điểm của mỗi cách nối và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 29: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
Ngày soạn: 30 / 03 / 2008
Ngày dạy: 01 / 04 / 2008
Lớp: 12C4 , 12C5
BA PHA- MÁY BIẾN ÁP BA PHA
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, GV phải làm cho HS:
Phân biệt được máy điện tĩnh và máy điện quay.
Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu bài 25 SGK.
Đọc các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tranh vẽ hình 25-2 SGK
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra. Đặt vấn đề
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Cá nhân suy nghĩ trả lời
1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia ?
2. Nêu 3 hệ thống điện của Việt Nam?
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2: Khái niệm về máy phát điện xoay chiều 3 pha. Máy biến áp 3 pha
Hoạt động của học sinh
HS tự đọc sách GK trang 86, 87 và trả lời các câu hỏi
1. Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha. Sự làm việc của chúng dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ và lực điện từ.
2. Các máy điện xoay chiều ba pha được chia làm hai loại sau:
Máy điện tĩnh.
Máy điện quay
+ HS chú ý nghe thông báo của GV.
+ HS trả lời:
Gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn:
Lõi thép: có 3 trụ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ. Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện dày 0,35 - 0,5mm, hai mặt phủ cách điện và ghép lại thành hình trụ. Phần lõi thép để quấn dây gọi là trụ từ, phần lõi thép nối các trụ gọi là gông từ.
Dây quấn: là dây điện từ được cách điện quấn quanh trụ từ của lõi.
Trợ giúp của giáo viên
GV cho HS tự đọc sách GK trang 86, 87 và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Khái niệm về máy phát điện xoay chiều 3 pha?
2/ Phân loại chúng ?
GV cho HS rõ về 2 loại máy điện!
GV thông báo:
Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số f.
Máy biến áp ba pha được sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong mạng điện xí nghiệp. Ngoài ra, trong các phòng thí nghiệm người ta cũng sử dụng máy biến áp ba pha nhưng dưới dạng tự ngẫu.
+ GV cho HS quan sát hình 25.1 SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Nêu cấu tạo của máy biến áp ba pha?
GV cho HS tham khảo thêm về hệ số biến áp ở sơ đồ nối dây hình 25-3b và 25-3c trang 89 SGK
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
- GV cùng HS giải quyết 3 câu hỏi trong SGK
- Tuần sau kiểm tra Học kì II
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Giao An CN 12 Moi 3 Cot.doc