Tiết 2 THỂ DỤC
Bài số 25 : ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
-Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
I/ Mục tiêu
- HS được ôn 5 các động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. Học mới động tác thăng bằng.
- Ôn trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn " Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
II/ Địa điểm - phương tiện
- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
43 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài GV đã giao về nhà.
Tiết 2
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- YC HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật của tiết trước ( GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng)
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thực hiện theo một quy trình nhất định.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2 và nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành và thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân.
_ Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành(A) chưa hoàn thành(B). HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá HTT(A+).
4. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Cắt khâu thêu túi xách tay đơn giản.
- HS nhắc lại.
+ Bắt đầu thêu : ( Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía bên phải đường dấu ).
+ Thêu mũi thứ nhất.
+ Thêu mũi thứ hai.
+ Thêu các mũi tiếp theo.
+ Kết thúc đường thêu.
- HS nghe.
- Nhắc lại yêu cầu của GV.
-HS tiếp tục thực hành.
- Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Ghi bài vào vở.
Thứ sáu, ngày 07 tháng 12 năm 2007
Tiết1 Tập làm văn
Luyện tập tả người .
I/ Mục tiêu
Giúp HS: + Củng cố kiến thức về đoạn văn.
+ Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập.
II/ đồ dùng dạy- học.
- Chuẩn bị dàn ý mà các em đã lập.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ : - GV chấm đoạn văn tả người mà em thường gặp.
2. Dạy - học bài mới.
2.1 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ đi lập dàn ý một đoạn văn tả người mà em thường gặp.
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- GV YC HS đọc phần ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn.
- GV gợi ý : đây là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn có câu mở đoạn, phần thân đoạn nêu đủ, đúng, những nét sinh động, tiêu biểu về ngoại hình. Đó là thể hiện thái độ của em đối với người đó. Trong câu văn sắp xếp hợp lí câu sau làm rõ ý cho câu trước...
- YC HS làm bài tập- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
- YC HS trình bày đoạn văn của mình. của mình.
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- Đọc bài.
- HS nghe.
- HS làm bài tập cá nhân vào vở.
-HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- Cá nhân HS đọc bài của mình.
-HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Toán
Tiết 65 : Chia một số thập phân cho 10,100, 1000,...
I/ Mục tiêu
- HS Hiểu và bước đầu thực hiện quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
II/ Hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi Hs nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Hôm nay chúng ta lại học về chia một số thập phân cho 10,100,1000,..
b/ Giảng bài:
* Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một 10, 100, 1000,...
- GV nêu phép chia ở ví dụ 1:
- YC HS làm bài GV gợi ý đẻ HS rút ra nhận xét như trong SGK:
213,8 : 10 = ?
- YC HS nêu điểm giống và khác nhau của số bị chia và thương số tìm được?
- YC HS nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10.
- GV HD để HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 100, 1000,..
+ Kết luận: Không cần thực hiện phép chia mà ta vẫn tìm được kết quả của phép tính.
Bằng cách ta dịch chuyển dấu phẩy thích hợp.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập sau đó rút ra nhận xét.
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- GV viết lên bảng từng câu và cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- YC hs khác nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toàn hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
+ GV kết luận:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
HS theo dõi.
- HS thực hiện phép chia trên bảng HS dưới lớp chia vào giấy nháp: sau đó nhận xét 213,8 và 21,38 có điểm giống nhau vẫn là các chữ số đó không hề thay đổi và khác nhau ở chỗ dấu phảy được dịch chuyển sang bên trái một chữ số.
- Muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
- Nêu quy tắc trong SGK- bạn khác nhắc lại.
- HS nghe.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài và rút ra nhận xét.
a) 43,2: 10 = 4,32; 0,65 :10 = 0,065.
b) 2,23: 100 = 0,0223;
999,8 : 1000 = 0,9998.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a) 12,9 : 10 = 1,29 và 12,9 x 0,1 = 1,29.
Vậy 12,9: 10 = 12,9 x 0,1( Chia một số cho 10 cũng bằng số dố nhân với 0,1.)
b); c) làm tương tự như ý a.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS trả lời.
- Ta tính số gạo lấy ra bằng cách lấy 537,25 chia cho 10 .Được bao nhiêu ta lấy số gạo của kho trừ đi số gạo đã lấy ra còn lại gạo trong kho
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
Số gạo đã lấy ra là:
537,25 : 10 = 53,725 ( tấn).
Số gạo còn lại trong kho là:
537,35 - 53,725 = 483,525 ( tấn).
Đáp số: 483, 525 tấn.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân.
Tiết 3: Khoa học
Bài 26: Đá vôi.
I/ Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Kể tên được một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm ( quan sát hình 4,5 trang 55) để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trang 54,55 SGK.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, sưu tầm những thông tin về ích lợi của đá vôi.
III/ Hoạt động dạy- học
1. Khởi động: HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin tranh ảnh sưu tầm được.
* Mục tiêu: - Kể tên được một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS các nhóm viết tên những vùng có núi đá vôi( theo tranh ảnh sưu tầm được).
- YC HS kể tên những vùng có núi đá vôi mà em biết?
- GV giảng và kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như Hương Tích( Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha( Quảng Bình), các động khác như: Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh) Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng), Hà Tiên( Kiên Giang),...
Có nhiều loại đá vôi được dùng vào các việc khác nhau: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,...
+ Hương Tích( Hà Tây),
+ Bích Động (Ninh Bình),
+ Phong Nha( Quảng Bình), các động khác như:
+Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh)
+ Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng),
+ Hà Tiên( Kiên Giang),...
- HS nghe.
Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
* Mục tiêu: - Làm thí nghiệm( Quan sát hình) để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
* Cách tiến hành:
- YC HS quan sát hình 4,5 trang 55 SGK và ghi vào bảng sau.
Thí nghiệm 1: Giao cho mỗi nhóm một hòn đá cuội và một hòn đá vôi- YC cọ xát hai hòn đá vào nhau và ghi nhận xét.
Thí nghiệm 2:
Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- HS thực hành thí nghiệm và ghi lại kết quả.
- HS thực hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
Thí nghiệm.
Mô tả hiện tượng.
Kết luận.
1- Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi. Chỗ cọ sát vào đá cuội thì bị mài mòn.
-Trên mặt đá cuội. Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào.
Đá vôi mềm hơn đá cuội.( đá cuội cứng hơn đá vôi)
2- Nhỏ một vài giọt dấm (hoặc a- xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
Khi bị dấm chua hoặc a- xít loãng nhỏ vào:
+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên.
+ Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm hoặc a- xít bị chảy đi.
- Đá vôi tác dụng với dấm hoặc a- xít loãng tạo thành một chất khác và các a- xít sủi lên.
- Đá cuội không có phản ứng với a- xít.
- GV giảng và kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a- xít thì đá vôi bị sủi bọt.
+Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi.
_ YC HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Đá vôi có thể để làm gì?
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ích lợi của đá vôi.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- HS nêu như đã làm thí nghiệm.
- Nung vôi lấy vôi xây dựng, làm phấn viết,...xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.
- 3-4 HS đọc mục bạn cần biết.
_ Nêu ích lợi của đá vôi: nung lấy vôi xây nhà, làm cầu cống , ...
.Tiết 4: âm nhạc
Ôn bài hát ươc mơ
(GV chuyên ngành sọan).
Tiết5 Sinh hoạt
Nhận xét tuần
I / Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 13.
- Bình xét thi đua học sinh từng tổ.
- Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm.
- Văn nghệ.
II/ Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- ý kiến của các thành viên.
- Tự xếp loại HS của tổ.
- ý kiến của GV chủ nhiệm lớp.
2 . Kế hoạch tuần 14
File đính kèm:
- GAtuan13.doc