Tiết 2: Thể dục
Bài số 19: Động tác vặn mình.
Trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn".
I/ MỤC TIÊU
- HS học động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn " Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
107 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chuẩn Lớp 5 - Tuần 10, 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng dạy - học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ : + Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người? ( gồm 3 phần...)
GV kiểm tra bài về nhà.
- GV nhận xét- cho điểm.
2. Dạy - học bài mới.
2.1 Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách chọn lọc các chi tiết nổi bật, gây ấn tượng của một người để viết bài văn tả người hay, chân thực và sinh động.
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC HS làm bài tập.
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
+Giảng: Bài văn vì thế mà ngắn gọn, sống động mà khắc hỗả nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc, từ đó thấy được t/y của cháu đối với bà.
* Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC HS làm bài tập( GV giúp đỡ HS yếu)
- Gợi ý các câu hỏi:
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV Giúp đỡ nhóm yếu.
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- Kết luận: Như vậy ta biết chọn lọc những chi tiết nổi bật khi miêu tả sẽ làm cho mọi người khác biệt hẳn với người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn không lan tràn, dài dòng.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả:
Chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà sẽ là:
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như đoá hoa.
+ Đôi mắt: Hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp vui tươi.
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả đã quan sát bà rất kĩ , chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả.
- HS nghe.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
-2 HS làm bài tập vào giấy khổ to. HS dưới lớp làm vào vở .
+ Hs dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả(trên bảng và đứng tại chỗ).
Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc: + Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở( khiến cho những con cá vàng vùng vẫy quằn quại, giãy lên đành đạch, vẩy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm thép dài, dúi đầu nó vào đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi.
+ Lại lôi con cá lửa ra...
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu...
+ Liếc nhìn lưỡi dựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
-HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
- Tác giả đã quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập,...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy tò mò thích thú.
- HS nghe.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết2: Toán
Tiết 60 : Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
- HS được củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II/ Hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp: Khởi động trò chơi: Ai nhanh hơn.
2. Kiểm tra bài cũ: YC HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,00 1; ... và quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập.
b/ Giảng bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- GV vẽ sắn bảng của phần a) và HD để HS nhận ra được VD:
( 2,5 x 3,1) x 0,6 = 4,65.
2,5 x( 3,1 x 0,6) = 4,65.
(2,5 x 3,1) x 0,6 = 2,5 x ( 3,1 x 0,6).
Tương tự :
(1,6 x 4) x2,5 = 1,6 x (4 x 2,5)
(4,8 x2,5 ) x 1,3 = 4,8 x (2,5 x 1,3).
- HD HS nêu được tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, các phân số các số thập phân. HS tự nêu dược nhận xét: Phép nhân các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân đều có tính chất kết hợp.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
b) Khi HS làm bài tập yêu cầu HS giải thích đã sử dụng tính chất kết hợp như thế nào trong từng bài tập.
VD:
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x( 0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1 = 9,65.
- YC HS chữa bài sau đó GV cho HS khác nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Em có nhận xét gì về phần a); b)?
+ GV kết luận:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS khác nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3
+Bài toán cho biết gì?
+ Bài toàn hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
+ GV kết luận:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Hs theo dõi.
- HS nêu .
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:..
9,65 x 0,4 x 2,5
= 9,65 x (0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84
= (0,25 x 40 ) x 9,84
= 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80
= 7,38 x (1,25 x 80)
= 7,38 x 100 =738
0,4 x 0,5 x 62,4
=(0,4 x 0,5) x 62,4
= 0,2 x 64,2
= 12,84
- HS nêu ở bài này ta đã lấy số thứ nhất( 9,65) nhân với tích của hai số còn lại( 0,4 x 2,5) vì 0,4 x 2,5 = 1 nên 9,65 x 1 = 9,65.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- đều có ba số là: 28,7; 34,5; 2,4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tình là khác nhau nên kết quả khác nhau.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 63,2 x 2,4 = 151, 68.
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS nêu.
- Trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu km.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
Bài giải
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
12,5 x 2,5 = 31,25( km)
Đáp số: 31,25 km.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tiết3: Khoa học
Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng.
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
- Một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy- học:
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu mục bạn cần biết của bài 23.
- GV nhận xét- cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ngoài một số kim loại bằng sắt còn có hợp kim của đồng .
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
* Cách tiến hành:
- YC HS quan sát đoạn dây đồng và nêu nhận xét và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo, có thể so sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép.
GV giảng và kết luận: Dây đồng có màu đỏ có ánh kim, không cứng, dẻo dễ uốn và dễ dát mỏng hơn sắt.
- Quan sát dây đồng và nêu:
đồng có màu nâu, sáng và có tính dẻo, dẫn điện tốt. So đồng với dây thép thì đồng sáng và dẻo, mềm hơn.
- HS nghe.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: - Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành:
GV phát phiếu học tập cho HS YC HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại câu trả lời đúng. HS hoàn thành phiếu bài tập sau:
- Hoàn thành phiếu bài tập trong SGK.
Đồng
Hợp kim của đồng.
Tính chất
Có màu nâu có ánh kim.
Dễ dát mỏng và dễ kéo sợi.
Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Có màu nâu hoặc màu vàng , có ánh kim và cứng hơn đồng.
- Gọi HS chữa bài tập.
YC nhóm khác nêu ý kiến bổ sung.
- GV giảng và kết luận: đồng là kim loại đồng- thiếc, đồng kẽm đều là hợp kim của đồng.
- Chữa bài tập.
- HS nghe.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận câu hỏi.
* Mục tiêu: - Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
* Cách tiến hành:
- YC HS chỉ và nói tên các đồ dùng có trong hình 50, 51SGK.
+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và các hợp kim của đồng?
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
- GV giảng và kết luận: GV tóm lại những ý chính: đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện và một số bộ phận của ô tô, tàu biển, các đồ dùng được dùng trong gia đình như: nồi, mâm, chậu, hoặc chế tạo vũ khí, đúc tượng. Trong quá trình sử dụng chúng ta cần lau chùi thường xuyên cho đồ dùng sáng bóng trở lại.
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Nói tên đồ dùng có trong hình 50, 51 SGK.
- Nồi, chậu, kèn, trống, chiêng,
- Thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau, chùi cho đồ dùng được sáng bóng trở lại.
- HS nghe.
3- 4 HS đọc mục bạn cần biết.
2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Tiết 4 Âm Nhạc
Học bài hát: Ước mơ
(GV chuyên ngành soạn)
Tiết5 : Sinh hoạt lớp
Sơ kết Tuần 12
I / Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 12.
- Bình xét thi đua học sinh từng tổ.
- Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm.
- Văn nghệ.
II/ Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- ý kiến của các thành viên.
- Tự xếp loại HS của tổ.
- ý kiến của GV chủ nhiệm lớp.
2 . Kế hoạch tuần 13:
3. Văn nghệ lớp:
File đính kèm:
- GAtuan10+11.doc