I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
2. Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
3. Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên, tự diễn (thơ ca, tiểu phẩm) của học sinh theo chủ đề hoạt động.
2. Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng:
- Thi hát nối chữ.
- Thi hát cùng một chủ đề.
- Thi đố về bài hát: + Hát xong, cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ.
+ Cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ, hãy hát bài hát đó.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các bài hát chủ đề nói về Đảng, về quê hương đất nước, về mùa xuân.
+ Em là mầm non của Đảng. Nhạc và lời: Mộng Lân.
+ Chim hót đầu xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn.
+ Trồng cây mùa xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Mạnh Thường.
+ Mùa xuân về. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
+ Mùa xuân và tuổi hoa. Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
+ Mùa xuân tình bạn. Nhạc và lời: Cao Minh Khanh.
+ Cánh én tuổi thơ. Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tuần 19 - Bài 3: Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54: SINH HOẠT LỚP
Tuần 19 Tiết 55: CHÀO CỜ
Tiết 56 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
BÀI 3: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
2. Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
3. Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên, tự diễn (thơ ca, tiểu phẩm) của học sinh theo chủ đề hoạt động.
2. Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng:
- Thi hát nối chữ.
- Thi hát cùng một chủ đề.
- Thi đố về bài hát: + Hát xong, cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ.
+ Cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ, hãy hát bài hát đó.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các bài hát chủ đề nói về Đảng, về quê hương đất nước, về mùa xuân.
+ Em là mầm non của Đảng. Nhạc và lời: Mộng Lân.
+ Chim hót đầu xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn.
+ Trồng cây mùa xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Mạnh Thường.
+ Mùa xuân về. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
+ Mùa xuân và tuổi hoa. Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
+ Mùa xuân tình bạn. Nhạc và lời: Cao Minh Khanh.
+ Cánh én tuổi thơ. Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
+
- Ban cán sự lớp chuẩn bị một số câu hỏi đố vui.
2. Tổ chức hoạt động:
- GVCN làm việc với tập thể lớp, nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiên hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu hoặc sáng tác theo chủ đề.
- Thành lập 2 đội thi theo 2 dãy bàn. Tất cả cùng tham gia. Mỗi đội cử ra một đội trưởng.
- Dẫn chương trình và trọng tài khi thi đua: Chi đội trưởng.
- Mỗi đội chuẩn bị một nội dung để giao lưu.
- Phân biệt thắng thua bằng những tràng vỗ tay cổ vũ. (Không dùng phiếu điểm)
- Bàn ghế vẫn xếp như phòng học, không cần thay đổi.
- Trang trí: Tổ trực.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài: Mùa xuân và tuổi thơ. Nhạc và lời: Bùi Anh Tú.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần Ban giám khảo. Mời hai đội giới thiệu đội trưởng của đội mình.
2. Giao lưu:
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các yêu cầu để hai đội thực hiện.
+ Kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề. Lần lượt tiếp theo nhau, đội này kể một tên bài đúng chủ đề, đội thứ hai kể tiếp cho đến khi nào có đội không kể được tên bài hát theo chủ đề là thua. Đội thua hát tập thể một bài, đội thắng nhận tràng vỗ tay cỗ vũ.
+ Các đội lần lượt hát bài hát có từ “quê hương”, “đất nước” hoặc từ “mùa xuân”, nối tiếp nhau và hình thức cũng tương tự như trên. Đội nào không tìm ra được bài hát có các từ trên là thua. Đội thua bị phạt, còn đội thắng nhận tràng pháo tay.
+ Các đội ra câu đố cho nhau. Đội nào không trả lời được hoặc không thực hiện được thì coi như thua. Hình thức khen thưởng đội thắng như trên.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Người dẫn chương trình nhận xét chung về tinh thần giao lưu của hai đội và các thành viên trong lớp.
- Mời GVCN nhận xét giờ hoạt động.
- Cho lớp hát tập thể và tuyên bố kết thúc hoạt động.
___________________________________________
File đính kèm:
- Tuan 19.doc