I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Hiểu được thế nào là giản dị.
- Những biểu hiện của phẩm chất giản dị.
- Ý nghĩa của giản dị.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Phân biệt được các hành vi thể hiện giản dị, không giản dị trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất giản dị.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
- Quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 1: Giản dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
1
1
1
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
GIẢN DỊ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Hiểu được thế nào là giản dị.
Những biểu hiện của phẩm chất giản dị.
Ý nghĩa của giản dị.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Phân biệt được các hành vi thể hiện giản dị, không giản dị trong cuộc sống hàng ngày.
Biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất giản dị.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Giản dị
Truyện kể:
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh:
Nhắc nhở nguyên tắc học tập bộ môn.
Nhắc nhở ý thức học tập.
GV: Nhận xét việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Nêu tình huống:
Gia đình An có mức sống bình thường(bố mẹ An đều là công nhân). Nhưng ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng.
Gia đình Nam có cuộc sống sung túc. Nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
Em hãy nêu suy nghĩ của em về cách sống của bạn An và bạn Nam?
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
HS: Đọc truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Chi tiết nào trong câu chuyện chứng tỏ Bác Hồ ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước?
Đáp án: Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi đôi dép cao su..
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Hãy cho biết những chi tiết trong câu chuyện thể hiện thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức lễ nghi của Bác?
Đáp án: Bác cười đôn hậu, vẫy tay chào mọi người, thân mật như người cha đối với các con.
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Với lối sống giản dị của Bác, nhân dân ta có thái độ, tình cảm như thế nào đối với Bác?
Đáp án: Luôn có tình cảm gần gũi thân thương, kính trọng
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận:
Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Bản thân em đã là người giản dị chưa? Việc làm thể hiện sự giản dị và không giản dị của em?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Gia đình em ai là người thể hiện sự giản dị nhất? Em đã học được gì từ người đó?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em ai là người có biểu hiện giản dị? Việc làm thể hiện sự giản dị của người đó mà em biết?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Kết luận:
Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu nội dung truyện đọc trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết nhận xét của em về cách ăn mặc, phong cách , lời nói của Bác Hồ trong ngày lễ Tuyên ngôn Độc lập?
(Chủ tịch Hồ Chí Minh Là tấm gương sáng về lối sống giản dị).
GV: Vậy thế nào là giản dị?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Giản dị sẽ mang lại lợi ích gì?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.
GV: Học sinh chúng ta rèn luyện phẩm chất giản dị như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và sách giáo khoa trả lời.
GV: Kết luận:
Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
HOẠT ĐỘNG 6:
SẮM VAI, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Tình huống (GV chuẩn bị sẵn trên giấy bìa khổ lớn, treo lên bảng để cả lớp cùng quan sát): Có thể là một tình huống về giao tiếp với bạn bè để thể hiện sự giản dị.
GV: Phân công nhiệm vụ cho từng học sinh tham gia sắm vai, giải quyết tình huống.
HS: Tiến hành sắm vai, giải quyết tình huống.
GV: Nhận xét cách giải quyết tình huống của học sinh, biểu dương, khen ngợi cách giải quyết hay.
Thế nào là giản dị?
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội..
Ý nghĩa của giản dị.
- Người sống giản dị luôn được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T1.doc