I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giúp HS hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu cần thực hiện trong tiết học tốt đó.
2. Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
3. Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học tập.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌC TẬP:
1. Nội dung hoạt động:
- Cho học sinh thấy được ý nghĩa và tác dụng của tiết học tốt.
+ Tiết học tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt, ứng dụng thực hành tốt.
+ Tạo được không khí thi đua sôi nổi trong học tập.
- Các nhiệm vụ của một học sinh khi đến lớp:
+ Chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Chú ý nghe giảng, hăng hái, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài mới.
+ Phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
- Đăng kí thi đua với tiêu đề: “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi,thảo luận về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt rút ra phương pháp học tốt cho lớp.
- Đăng kí thi đua giữa các tổ.
- Mỗi tổ có 1 tiết mục văn nghệ tự chọn để kết hợp xen kẽ vào các hoạt động.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Bài 2: Lễ giao ước thi đua “tiết học tốt”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: SINH HOẠT LỚP
Tuần 6, Tiết 16: CHÀO CỜ
Tiết 17: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
BÀI 2: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ TIẾT HỌC TỐT ”
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giúp HS hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu cần thực hiện trong tiết học tốt đó.
2. Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
3. Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học tập.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌC TẬP:
1. Nội dung hoạt động:
- Cho học sinh thấy được ý nghĩa và tác dụng của tiết học tốt.
+ Tiết học tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt, ứng dụng thực hành tốt.
+ Tạo được không khí thi đua sôi nổi trong học tập.
- Các nhiệm vụ của một học sinh khi đến lớp:
+ Chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Chú ý nghe giảng, hăng hái, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài mới.
+ Phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
- Đăng kí thi đua với tiêu đề: “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi,thảo luận về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt g rút ra phương pháp học tốt cho lớp.
- Đăng kí thi đua giữa các tổ.
- Mỗi tổ có 1 tiết mục văn nghệ tự chọn để kết hợp xen kẽ vào các hoạt động.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
Tổ chức họp lớp, thống nhất nội dung đăng kí thi đua tiết học tốt theo 4 tiêu chí:
a. Chuẩn bị tốt bài tập về nhà, soạn bài mới:
Câu hỏi gợi ý:
* Việc làm tất cả các bài tập về nhà, học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà có cần thiết không? Vì sao?
* Làm thế nào để làm tốt điều đó? ( Học theo đôi bạn / nhóm; tự giác học tập ở nhà?)
b. Giữ kỉ luật, trật tự trong giờ học:
Câu hỏi gợi ý:
* Từng cá nhân, cán bộ tổ, lớp cần làm gì để giữ trật tự, kỉ luật của lớp tốt?
* Có phải trật tự, kỉ luật là chỉ ngồi im lặng nghe thầy cô giáo giảng bài không?
# Chốt vấn đề: Phương pháp học tập tích cực là : phát biểu theo cá nhân, theo tổ, theo nhóm.
c. Số điểm tốt phải đạt được ở mỗi tiết/ tổ: Từ 2 – 3 điểm tốt.
d. Phát biểu ý kiến trong giờ học: Mỗi tổ cần có bao nhiêu ý kiến phát biểu/ tiết và trong1buổi học.
- 3 ý kiến trong 1 tiết học.
- 15 ý kiến trong 1 buổi học ( buổi học có 5 tiết)
- 12 ý kiến trong 1 buổi học ( buổi học có 4 tiết)
- 6 ý kiến trong 1 buổi học ( buổi học có 2 tiết)
2. Tổ chức hoạt động: Họp lớp và phân công:
- Trang trí: khăn bàn, bình hoa, kẻ bảng ( tổ trực lớp)
- Văn nghệ: mỗi tổ 1 tiết mục văn nghệ tự chọn.
- Điều khiển chương trình: Lớp trưởng.
- Điều khiển văn nghệ: Lớp phó văn thể.
- Thư kí: Thư kí lớp ( ghi lại nội dung đăng kí thi đua, căn cứ vào đó để đánh giá, bình xét thi đua)
- Mỗi tổ có một tham luận:
Tổ 1: Làm thế nào để chuẩn bị tốt bài ở nhà?
Tổ 2: Làm thế nào để giữ trật tự, kỉ luật tốt trong giờ học?
Tổ 3: Làm thế nào để đạt được điểm tốt trong giờ học?
Tổ 4: Làm thế nào để xây dựng bài tốt?
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài: Điểm 10 tặng cô.
- Lớp trưởng tuyên bố lí do: Theo lời Bác dạy, mỗi học sinh phải phấn đấu chăm ngoan, học giỏi. Trong việc học tập của mình, mỗi một học sinh không chỉ tự học, mà còn học ở bạn và giúp đỡ bạn học tập. Thành tích học tập của cá nhân gắn liền với phong trào và kết quả chung của cả lớp. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ thông qua chương trình hoạt động chung của lớp và đăng kí thi đua của từng tổ về học tập và rèn luyện.
- Giới thiệu đại biểu: GVCN lớp 7B.
- Thành phần tham gia: Toàn thể các bạn học sinh lớp 7 B.
- Giới thiệu chương trình hoạt động:
+ Nghe các tham luận.
+ Thảo luận các câu hỏi.
@ Thế nào là một tiết học tốt?
@ Tác dụng của những tiết học tốt?
@ Để có những tiết học tốt, người học sinh cần phải làm gì?
+ Đăng kí thi đua giữa các tổ.
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm.
2. Trao đổi thảo luận:
- Các tổ lần lượt đọc tham luận.
- Thảo luận các câu hỏi chuẩn bị.
â Mời GVCN có ý kiến:
* GVCN nhận xét chung theo tình hình của lớp. Sau đó chốt vấn đề.
* Để học tốt bài cũ lẫn bài mới, ta có thể học theo phương pháp sau:
- Ngay sau khi đi học về, tối đó ta học bài vừa học ở lớp, sau đó giải quyết hết bài tập.
- Sáng hôm sau, ngủ dậy, ta học bài học ngày hôm đó, và làm các bài tập của môn học hôm đó.
- Cứ như thế, khi trở thành nếp, thì buổi sáng ta chỉ ôn lại bài mà ta đã học từ buổi tối hôm trước, và hoàn thành các bài tập còn lại. Học như vậy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn bài học, và ta sẽ học tốt hơn.
Tránh học theo cách: Ngày mai học môn nào, tối nay đem các môn ấy ra học. Học như vậy là cách học đối phó, rất mau quên bài. Do đó, ngay từ bây giờ, các em hãy vận dụng cách học mới này, tuy bước đầu có hơi khó khăn, nhưng dần dần các em sẽ quen và kết quả học sẽ tốt hơn rất nhiều.
* Ở lớp, ngoài chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, các em còn phải biết xây dựng nề nếp học tập ở nhà. Ngoài thời khoá biểu ở lớp, các em cần phải xây dựng lịch học ở nhà và tuân thủ nghiêm túc lịch học đó. Khi học bài cũ thì không nên học qua quít, học dối, học đối phó.
* Lớp cần đưa ra biện pháp kiểm tra lịch học và góc học tập của các bạn. Thực hiện tốt các giờ truy bài đầu giờ ở lớp. Tuân thủ đúng theo qui định của lớp.
Văn nghệ: Để thay đổi không khí, mời lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ.
3. Đăng kí thi đua:
- Đại diện từng tổ lên đọc bảng đăng kí thi của tổ.
- LT ghi các chỉ tiêu thi đua của các tổ lên bảng để lớp theo dõi. (Bảng kẻ sẵn ở trên bảng đen)
Tổ
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
Trật tự, kỉ luật
Điểm tốt
Phát biểu ý kiến
1
2
3
4
- Lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua g Lớp trưởng điều khiển lấy ý kiến chốt về chỉ tiêu thi đua thống nhất cho cả lớp, và thống nhất luôn biện pháp thực hiện.
Văn nghệ: mời lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét chung về kết quả chuẩn bị, các việc được phân công của cá nhân, nhóm, tổ.
- GVCN nhận xét về tinh thần và chất lượng tham gia các hoạt động trong buổi đăng kí thi đua .
_______________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- Tuan 6.doc