Giáo án Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs :

- Hiểu nhiệm vụ và quyền của hs cuối cấp THCS . Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó .

- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí có hiệu quả để hoàn thành niệm vụ cuối cấp THCS II Nội dung và hình thức hoạt động .

II.Nội dung và hình thức hoạt động :

 1. Nội dung :

- Nhiệm vụ và quyền của hs cuối cấp THCS

- Tầm qưan trọng của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ đó .

- Các biện pháp thực hiện

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nước tìm đọc “ Thư gửi hs nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tháng 9/1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 trước lúc Bác đi xa” . Yêu cầu mỗi bạn tìm đọc điều 28 , 29 trong Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em . - Lớp trưởng hội ý cán bộ lớp bàn bạc thống nhất nội dung , hình thức tiến hành và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể : Xây dựng chương trình hoạt động . Phân công người điều khiển chương trình và thư ký Cử ban giám khảo Thống nhất cách chấm điểm , thang điểm . Các tổ đôn đốc các tổ viên tìm hiểu những lời dạy của Bác trong thư để sẵn sàng tham gia thi hỏi đáp , thảo luận . Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ , theo các thể loại thơ , hát , kể chuyện . Dự kiến mời đại biểu . Lớp trưởng báo cáo kế hoạch và kết quả chuẩn bị với GVCN và GVCN góp ý (nếu có ) IV.Tiến hành hoạt động : 1.Khởi động : - Hát tập thể bài : “ Như có Bác Hồ trong ngày vui ” - Người điều khiển nêu mục đích yêu cầu của buổi trao đổi tìm nội dung , ý nghĩa thư Bác - Các tổ nêu quyết tâm của mình qua phần tự giới thiệu - Ban giám khảo nêu thể lệ thi , cách chấm điểm . 2.Thi hỏi – đáp – thảo luận : - Người đềiu khiển chương trình nêu các câu hỏi , lưu ý câu hỏi 5 về quyền được hưởng nền giáo dục mà Bác Hồ quan tâm đến hs . - Tổ nào có tín hiệu trước sẽ được mời , đại diện tổ trả lời câu hỏi , ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai lên bảng - Nếu tổ nào trả lời sai hoặc không đủ các thành viện còn lại bổ sung , ban giám khảo chấm điểm và điểm đó được ghi vào điểm của tổ trả lời đúng . - Ban giám khảo tổng kết điểm của từng tổ , phát thưởng ( nếu có ) 3.Văn nghệ : - Các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị - Có thể xen các tiết mục văn nghệ vào quá trình thảo luận V.Kết thúc hoạt động : 1.Công bố kết quả : 2.Mời GVCN nhận xét tuyên dương : Tổ , cá nhân xuất sắc , nhận xét thái độ , ý thức chất lượng hoàn thành công việc . 3.Phát biểu của đại biểu (nếu có ) Chuẩn bị HĐ 2 : “Em là nhà khoa học” Tiết 4 : EM LÀ NHÀ KHOA HỌC I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs : - Nâng cao quyền được phát triển khả năng về trí tuệ , vận dụng tri thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên , xã hội đời sống . - Từ đó càng yêu thích các môn học , hăng say học tập , có thái độ học tập đúng đắn . - Rèn luyện các kĩ năng tham gia vào hoạt động , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn . II.Nội dung và hình thức hoạt động : 1.Nội dung : - Vận dụng kiến thức 1 số môn học như : toán , lý , hóa , sinh - Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống , các bài toán vui , câu đố có nội dung khoa học . 2.Hình thức : - Bốc thăm – thi hỏi đáp . - Văn nghệ . III.Chuẩn bị hoạt động : 1.Phương tiện : - Câu hỏi về 1 số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên , xã hội , đời sống , 1 số bài toán vui , câu đố có nội dung khoa học - Phiếu ghi câu hỏi . - Hộp dựng phiếu . - Đáp án và thang điểm dùng cho ban giám khảo . - Điều 29 khoản 1a Công ước luên hiệp quốc về quyền trẻ em 2.Tổ chức hoạt động : - Lớp chọn 4 nhóm “Các nhà khoa học trẻ” , mỗi nh9óm 2à 3 hs của 4 môn : toán ,lí , hóa , sinh gọi theo tên là : “Nhóm các nhà toán học nhỏ tuổi” . Bốn nhóm trên đội chơi . - Mời GVBM : toán , lí , hóa , sinh làm cố vấn , đồng thời làm giám khảo . Yêu cầu họ chuẩn bị cho hoạt động của lớp các câu hỏi , câu đố nội dung khoa học , bài toán vui . - Đề nghị mỗi hs sưu tầm tài liệu câu đố có nội dung khoa học để tham gia hoạt động - Phân công người điềiu khiển , thư ký - Văn nghệ trang trí , mời đại biểu IV.Tiến hành hoạt động : 1.Khởi động : - Hát tập thể bài : “ Như có Bác Hồ trong ” - Người điều khiển nêu mục đích yêu cầu 2.Bốc thăm hỏi – đáp : - Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chơi : Ngoài đội chơi những hs khác là cổ động viên , các cổ động viên sẽ lên bốc thăm hoặc đặt câu hỏi cho đội chơi - Cổ động viện bốc thăm , mở phiếu và đọc to câu hỏi . Người điều khiển chương trình yêu cầu các nhóm “Các nhà khoa học trẻ” liên quan suy nghĩ trả lời . - Cổ động viên có thể không bốc thăm mà nêu câu hỏi hoặc hiện tượng cần giải đáp cho “ Các nhà khoa học trẻ” - Ban cố vấn nhận xét , cho điểm sau mổi câu trả lời giải đáp của nhóm - Ban cố vấn nêu câu hỏi phụ để xếp hạng cho các đội . - “Hãy nêu ý nghã của điều 29 , khoản 1 trong Công ước liện hiệp quốc về quyền trẻ em” V.Kết thúc hoạt động : 1.Công bố kết quả : 2.Mời GVCN nhận xét tuyên dương : Tổ , cá nhân xuất sắc , nhận xét thái độ , ý thức chất lượng hoàn thành công việc . 3.Phát biểu của đại biểu (nếu có ) V.Kết thúc hoạt động : Chuẩn bị : Chủ điểm tháng 11 : Tôn sư trọng đạo . HĐ1 : Thảo luận chủ đề : “ Tôn sư trọng đạo” CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Tiết 5 : THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ : “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs : - Hiểu biết truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN . - Trân trọng tự hào với truyền thống : “Tôn sư trọng đạo” . - Kính trọng , biết ơn thầy , cô giáo . Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc . II.Nội dung và hình thứuc hoạt động : 1.Nội dung : - Truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử dân tộc VN . - Những dẫn chứng minh họa về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa , nay . 2.Hình thức : - Trao đổi – thảo luận - Văn nghệ III.Chuẩn bị hoạt động : 1.Phương tiện : Sưu tầm tư liệu từ báo , sách , tranh về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN . 2.Tổ chức : - GVCN định hướng nội dung hoạt động . - Động viên hs tích cực tham gia . - HS chia tổ nhóm sưu tầm tư liệu . - Cho hs viết thu hoạch - GVCN tập hợp báo cáo và tư liệu thành tập san của lớp về truyền thống : “Tôn sư trọng đạo” - Văn nghệ . IV.Tiến hành hoạt động : 1.Khởi động : 2.Trao đổi thảo luận : - Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do và những nội dung thảo luận chính - Nội dung và ý nghĩa của truyền thống : “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN . - Những sự việc hình ảnh đẹp về về truyền thống của dân tộc VN xưa và nay . - Phê phán những biểu hiện trái với truyền thống - Đại diện từng tổ lên trình bày báo cáo theo kế hoạch của tổ - Tổng kết các nội dung chính . V.Kết thúc hoạt động : - GVCN nhận xét về thái độ , tinh thần tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân . - Đại diện phát biểu (nếu có ) Chuẩn bị : Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 . Tiết 6 : BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 20 – 11 . I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs : - Nhận thức về ý nghĩa về giá trị của truyền thống : “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam . - Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật . - Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể II.Nội dung và hình thức hoạt động : 1.Nội dung : - Một số tác phẩm nghệ thuật viết về GV - Sáng tác tự biên tự diễn của hs . 2.Nội dung : - Liên hoan văn nghệ - Triển lãm . III.Hoạt động ngoài giờ : 1.Phương tiện : - Một số bài hát , bài thơ , tiểu phẩm . - Tư liệu hs sưu tầm được . - Tập san của lớp . - Báo tường của lớp . 2.Tổ chức : - GVCN gợi ý các nội dung chính trong hoạt động các tổ đăng kí tiết mục biểu diễn . - HS : các tổ đăng kí tiết mục biểu diễn . - Cán bộ lớp : sắp xếp các nội dung cụ thể - Luyện tập văn nghệ . - Phân công thu thập các thành tích để trưng bày trong triển lãm . IV.Tiến hành hoạt động : 1.Khởi động : 2.Triển lãm : (20’) Người điều khiển chương trình mời các đại biểu tham quan các sản phẩm của hs chào ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 . 3.Văn nghệ : V.Kết thúc hoạt động : - GVCN nhận xét về thái độ , tinh thần tham gia hoạt động của tổ và cá nhân . - Đại diện phát biểu ( nếu có ) Chuẩn bị : chủ điểm tháng 12 tuần 1 : “ Uống nước nhớ nguồn” ; Tiết 7 : Thảo luận chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc .” CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 7 : THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ : “THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs : - Hiểu truyền thống vẻ vang cách mạng của dân tộc . - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập đẻ phát huy truyền thống đó . II.Nội dung và hình thức hoạt động : 1.Nội dung : - Truyền thống cách mạng kiên cường của quan và dân ta để giành độc lập tự do . - Các gương chiến đấu tiêu biểu . - Nhiệm vụ của hs lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc . 2.Hình thức : - Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ . - Thảo luận về nhiệm vụ của hs lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc III.Chuẩn bị hoạt động : 1.Phương tiện : - Tư liệu , sưu tầm về truyền thống cách mạng của dân và quân ta . - Các bài hát , bài thơ ca ngợi con người , quê hương , đất nước . - Một số câu đố , câu hỏi về cách mạng . 2.Tổ chức : - Cán bộ lớp : Phân công Xây dựng chương trình hoạt động . Phân công trang trí lớp Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ - GVCN góp ý kiến với cán bộ lớp các việc nói trên . IV.Tiến hành hoạt động : 1.Khởi động : GVCN nêu chủ đề . 2.Giới thiệu về truyền thống cách mạng của dân tộc . - Đại diện từng tổ lần lượt lên giới thiệu kết quả tìm hiểu của lớp . - Cả lớp góp ý , bổ sung . - Người điều khiển chương trình tóm tắt kết quả sưu tầm . 3.Thảo luận lớp : - Ngừơi điều nêu câu hỏi : hs lớp 9 cần làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng của ông cha - HS trả lời , tranh luận . 4.Văn nghệ : - Người điều khiển giới thiệu các tiết mục văn nghệ . - Cả lớp bình chọn tiết mục hay nhất . V.Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét , khen thưởng . Tiết 8 : HỘI VUI HỌC TẬP I.Yêu cầu giáo dục : Giúp hs : - Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học - Hứng thú , vượt khó , quyết tâm học tập để đạt kết quả cao - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa hcọ trong tự nhiên và xã hội . II.Nội dung và hình thức hoạt động : 1.Nội dung : - Kiến thức cơ bản của một số môn học - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội

File đính kèm:

  • docHDNG 9 09 10.doc
Giáo án liên quan