Giáo án Chủ đề: Quê Hương

1. Phát triển thể chất:

 - Phát triển một số vận động cơ bản.

- Phát triển các kĩ năng vận động để phát triển cơ thể qua các trò chơi, vận động, học tập.

- Rèn luyện kĩ năng nén, trườn, trèo cho trẻ.

 - Trẻ biết được một số món ăn đặc sản, phòng tránh những thức ăn không an toàn

2. Phát triển nhận thức:

- Cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ về cảnh đẹp quê hương, đất nước, các di tích lịch sử ở địa phương.

- Cho trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là nơi có nhiều di tích lịch sử, là trung tâm văn hóa của đất nước.

- Yêu quý, tôn trọng, làm theo lời bác Hồ dạy.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp với những người trong xóm bé đang ở.

- Bíêt tên và ý nghĩa một số di tích lịch sử ở địa phương và kể chuyện với mọi người bằng ý của trẻ.

 

doc46 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Chủ đề: Quê Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II.Chuẩn bị: - Dây thừng , sân bải bằng phẳng, phấn. III.Tiến hành: Hoạt động 1:. QS: Cô cho trẻ quan sát nhà cao tầng, cô gợi ý cho trẻ nêu các bộ phận nhận xét đặc điểm, cấu trúc hình dáng của ngôi nhà cao tầng. - Cô cũng cố lại và giáo dục trẻ Hoạt động 2: TCVĐ: Kéo co - Cô tổ chức cho trẻ chia làm 2 đội thi đua nhau kéo - Cô bao quát trẻ chơi Hoạt động 3: CTD: Cho trẻ vẻ ngôi nhà của bé, chơi với các đồ chơi trong trường III. SINH HOẠT CHIỀU Vui chơi cùng kidsmart I.Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết cách điều khiển các công cụ máy vi tính - Hướng dẫn trẻ vẽ ngôi nhà bé thích qua góc tạo hình II.Chuẩn bị: - Sàn nhà sạch sẽ - Giấy vẽ ,bút màu III.Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chơi kidsmart: Hoạt động mở: Đọc các con số đếm, thêm, bớt số lượng các đồ vật ) . - Trẻ hoạt động tô tranh đồ vật đúng với số tương ứng Trò chuyện về gia đình trẻ I.Mục đích – yêu cầu: - Giúp trẻ biết được mối quan hệ giữa trẻ với các thành viên trong gia đình, công việc của các thành viên - Biết giữ gìn trật tự trong khi chơi và phối hợp cùng các bạn để chơi. II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh gia đình III.Tiến hành: - Gợi ý để trẻ kể về gia đình của mình - Cô giáo dục trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình IV. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 4 ngày 28 tháng 04 năm 2010. I. HOẠT ĐỘNG HỌC HĐLQVH: Chuyện thánh gióng I.Mục đích – yêu cầu: - Phát triển kĩ năng kể chuyện diễn cảm, phát triển ngôn ngữ. - Hiểu nội dung câu chuyện, kể theo cô từng đoạn. - Yêu quê hương đất nước.Tôn kính những vị anh hùng dân tộc. II.Chuẩn bị: - Tranh kể chuyện * Phương pháp: đàm thoại, trực quan III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi trò chơi phi ngựa - Trò chuyện về các di tích lịch sử ở địa phương Hoạt động 2: - Cô giới thiệu về tên, nội dung chuyện và kể cho trẻ nghe lần 1 - Lần 2 vừa kể vừa kết hợp tranh minh họa * Đàm thoại, giải thích: - Đặt một số câu hỏi về nội dung chuyện và giải thích một số từ ngữ khó trong bài. *Dạy trẻ kể lại chuyện: - Cho trẻ kể theo cô từng đoạn đến hết bài. - Cho trẻ kể chuyện nối tiếp theo tổ - Cho trẻ nghe kể chuyện qua băng. Hoạt động 3: - Cô củng cố lại và chuyển hoạt động về góc tô màu tranh chuyện. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cầu Thê Húc TCVĐ: Ném còn CTD: Chơi theo ý thích I.Mục đích – yêu cầu: - Biết địa điểm, vẽ đẹp, ý nghĩa của cầu Thê Húc. - Biết một số phong cảnh đẹp như thủ đô Hà Nội - Yêu quê hương đất nước. II.Chuẩn bị: - Tranh cầu Thê Húc III.Tiến hành: Hoạt động 1: QS: Tranh cầu Thê Húc - Cô giới thiệu bờ hồ, phong cảnh quanh hồ, tháp bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc cho trẻ quan sát. - Cô giới thiệu địa điểm, ý nghĩa của cái cầu. - Giáo dục trẻ bíêt quý trọng thủ đô Hoạt động 2: TCV Đ: Ném còn - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Họat động 3: CTD: Chơi theo ý thích - Cô gợi ý trẻ và cho trẻ chơi theo nhóm III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn các chữ số đã học I.Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ nhận biết các chữ số đã học. Tìm, đếm đúng số lượng tương ứng - Rèn luyện sự chú ý nhanh nhẹn cho trẻ II.Chuẩn bị:: - Các thẻ số từ 1đến 8 - Bút III.Tiến hành: - Cho trẻ đọc các chữ số đã học - Chơi các trò chơi:Tạo nhóm, thêm bớt theo yêu cầu của cô Khoanh tròn nhóm đúng với số tương ứng Trò chơi dân gian: “kéo co”. I. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ thuộc lời bài đồng dao, biết vận động kết hợp với lời thơ - Rèn luyện sự chú ý, nhanh nhẹn II.Chuẩn bị: Bài đồng dao: “kéo co”. III.Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian: kéo co - Dạy trẻ thuộc lời bài thơ, sau đó cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng dao. - Cho trẻ chơi theo nhóm * Nhận xét cuối ngày vệ sinh, trả trẻ. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 5 ngày 29 tháng 04 năm 2010. I. HOẠT ĐỘNG HỌC H ĐLQCV: Làm quen với chữ g, y I.Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ g; y qua từ, tiếng - Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỉ năng đọc. - Gíao dục tính chăm chỉ, yêu quê hương đất nước.Biết giữ gìn cái đẹp II.Chuẩn bị: - Thẻ chữ cái y, g đủ cho trẻ. - Thẻ chữ rời ghép thành từ: quê hương, bến thuyền. - Tranh quê hương, bến thuyền. * Phương pháp: đàm thoại, ttrực quan, luyện tập III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi trò chơi: chèo thuyền. - Trò chuyện về một số trò chơi truyền thống ở địa phương. Hoạt động 2: - Cô giới thiệu tranh quê hương, bến thuyền và cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Mời hai trẻ ghép từ quê hương, bến thuyền theo mẫu dưới tranh. - Đọc lại từ mới ghép. - Tìm chữ cái đã học và phát âm - Giới thiệu chữ mới: g, y. - Dạy trẻ phát âm chữ g: cho trẻ phát âm (cả lớp, tổ, cá nhân). Cho trẻ nêu cấu tạo, cô cũng cố lại. - Tương tự, cho trẻ làm quen với chữ y - So sánh chữ g và y: giống và khác nhau. *Trò chơi: - Tìm chữ theo yêu cầu của cô - Tìm đúng nhà, làng của mình. - Cô giới thiệu về trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 3: - Củng cố và chuyển hoạt động. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Quảng trường Ba Đình. TCVĐ: Ai nhiều điểm nhất CTD: Chơi theo ý thích I. Mục đích – yêu cầu: - Biết được quang cảnh, địa danh của quảng trường Ba Đình. - Là nơi có lăng Bác Hồ kính yêu. - Yêu quê hương đất nước. Tôn kính vị anh hùng dân tộc. II.Chuẩn bị: - Tranh quảng trường Ba Đình III.Tiến hành: Hoạt động 1: TCVĐ: Ai nhiều điểm nhất - Nhắc lại luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 2: QS: Tranh quảng trường Ba Đình - Giới thiệu tranh quảng trường Ba Đình, cho trẻ quan sát và nêu nhận định. - Cô giới thiệu tên các danh lam thắng cảnh nơi có lăng Bác. - Giáo dục trẻ biết yêu thương quê hương đất nước. Hoạt động 3: CTD: Chơi tự do: - Chơi theo ý thích. - Quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Vui chơi cùng kỉdsmart I. Mục đich – Yêu cầu: - Trẻ biết khám phá các ngôi nhà theo yêu cầu - Biết xử dụng công cụ máy tính - Trẻ hứng thú thực hiện tìm tòi khám phá II.Chuẩn bị: Máy vi tính III.Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chơi kidsmart: khám phá ngôi nhà của cún con - Trẻ gọi tên các con vật - Đếm số lượng của cún con, thêm, bớt, chia thành nhóm các con vật và gắn số tương ứng. Chơi trong góc I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi. - Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi. II.Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi trong góc III.Tiến hành: - Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng.Kết hợp rèn luyện cho trẻ buổi sáng học chưa thực hiện được - Nhận xét góc chơi. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 6 ngày 30 tháng 04 năm 2010. I. HOẠT ĐỘNG HỌC HĐAN: Văn nghệ cuối tuần I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, hứng thú tham gia hát múa biễu diễn văn nghệ. Biết vận động minh họa phù hợp với nội dung bài hát . - Rèn và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ quý trọng Bác Hồ yêu quê hương, đất nước II.Chuẩn bị: - Nhạc cụ, băng nhạc bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” * Phương pháp: Biểu diển diễn cảm III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ tham gia biểu diễn. Động viên trẻ mạnh dạn tham gia. Hoạt động 2: - Cô đệm đàn một đoạn bài “Múa với bạn Tây nguyên” và cho trẻ đoán tên bài hát? - Mời trẻ cùng hát to 1 lần bài hát “Múa với bạn Tây nguyên” - Mời trẻ đứng lên hát múa 2 lần kết hợp với nhạc - Mời trẻ cùng đứng lên vận động theo nhiều hình thức (nhóm, cá nhân...) - Cô dẫn dắt và giới thiệu bài hát “Nhớ ơn Bác”cho trẻ hát múa thể hiện theo tổ nam, tổ nữ - Cô giới thiệu về nội dung bài hát và hát cho trẻ nghe bài“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” - Lần 2: cô mở băng cho trẻ hát theo và kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát - Mời hai trẻ muá hát bài: Em mơ gặp Bác Hồ Hoạt động 3: - Mời cả lớp cùng hát, vỗ tay bài: Yêu Hà Nội II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Vườn hoa . - TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh - CTD: Chơi theo ý thích I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật từng bộ phận của cây hoa, nhận xét sự sinh trưởng của bông hoa. - Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ chăm sóc vườn hoa giữ cho môi trường xanh sạch đẹp II.Chuẩn bị: Địa điểm sân trường, vườn hoa. - Bóng, phấn vẽ III.Tiến hành: Hoạt động 1: QS: Cô cho trẻ quan sát vườn hoa của trường . - Cô mời trẻ kể tên một số loại cây hoa trong vườn trường mà trẻ biết - Cô giới thiệu trẻ quan sát một số loại cây hoa và gợi ý cho trẻ cùng khám phá đặc điểm nỗi bật về thân, cành, lá đặc biệt là sự sinh trưởng của hoa, lợi ích công dụng của hoa ở trường. - Cho trẻ so sánh sự khác nhau về một số loại hoa. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn hoa không bẻ hoa ngắt lá và tôn trọng người trồng hoa. Hoạt động 2: TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh - Cô cho trẻ nhắc lại cách, chơi luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ cả lớp cùng tham gia chơi cô bao quát trẻ, chơi trong quá trình chơi cô tăng cao yêu cầu chơi. Hoạt động 3: TCTD : - Cô cho trẻ vẻ phấn, nhặt lá xung quang trường thắt các con vật từ các loại lá câychơi với các đồ chơi trong trường III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cùng cô sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. - Rèn tính cẩn thận, ngăn nắp - Giáo dục trẻ biết hợp tác cùng bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ II. Tiến hành: - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ.và phân vị trí sắp xếp đồ chơi cho từng tổ - Cô thực hiện cùng trẻ, quan sát và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp gọn gàng đẹp mắt Nêu gương cuối tuần I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết nhận xét về mình về bạn, biết cố gắng chăm ngoan để có được phiếu bé ngoan. - Giáo dục trẻ tính thật thà,biết nhận cái sai, đúng II .Chuẩn bị: - Phiếu bé ngoan III. Tiến hành: - Cho trẻ hát: “Hoa bé ngoan”. - Đàm thoại về bài hát và khái niệm ngoan hư. - Cho trẻ nhận xét giữa các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét chung. - Tuyên dương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ. IV. ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ

File đính kèm:

  • docQue huong.doc
Giáo án liên quan