Giáo án Chủ đề: Bé yêu thế giới động vật

Phát triển thể chất.

 a. Rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, phát triển các kỹ năng thụ động và các tố chất thể lực, phát triển năng lực của các giác quan.

 - Trẻ biết được các món ăn hàng ngày, phòng tránh những thức ăn không an toàn.

 b. Rèn luyện kỹ năng cơ bản về vận động : trèo lên xuống thang, chạy nhấc cao đùi, bật xa

 - Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát trong các hoạt động.

3. Phát triển nhận thức.

 - Biết được đặc điểm, tên gọi, môi trường sống của các con vật.

 - Nhận biết tiếng kêu, tập làm dáng đi của các con vật.

 - Cách chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.

 - Biết lợi ích của các con vật.

 - Cách bảo vệ và phòng chống các con vật có hại.

4. Phát triển ngôn ngữ.

 - Phát triển câu nói mạch lạc, có ý nghĩa.

 - Diễn đạt ý định của mình cho người khác hiểu qua câu nói.

 - Kể được chuyện, đọc thơ có vần, điệu.

 

doc55 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Chủ đề: Bé yêu thế giới động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trẻ chơi trò chơi: “con muỗi” - Trò chuyện về các loại côn trùng. Hoạt động 2: - Mồi trẻ kể tên các lạo côn trùng mà trẻ biết. - Giới thiệu tranh con muỗi cho trẻ quan sát, nêu lên các đặc điểm: thân, cánh, chân, - Nêu tác hại của con muỗi. - So sánh giữa muỗi và ruồi. - Tương tự giới thiệu tranh con ong, chuồn chuồnvà lợi ích của con ong, - Phân biệt các loại côn trùng có lợi và có hại. *Trò chơi: - Con nào biến mất. - Con côn trùng này có lợi hay có hại. - Tô màu những côn trùng có lợi. Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi cho trẻ. Hoạt động 3: - Cho trẻ hát bài: “con cào cào”và chuyển hoạt động. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Con ruồi TCV Đ: Ếch ộp. CTD: Vẽ theo ý thích I.Mục đích- yêu cầu: - Nhận biết đặc điểm bên ngoài, sự sinh sản, tác hại của con ruồi. - Cách phòng tránh và tiêu diệt các loại côn trùng có hại. - Giáo dục trẻ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống. II.Chuẩn bị: - Tranh con ruồi và một số côn trùng có hại III.Tiến hành: Hoạt động1: - Cho trẻ kể tên một số côn trùng có hại. - Giới thiệu tranh con ruồi cho trẻ nhận biết, quan sát. - Dạy trẻ phòng tránh các côn trùng có hại, cách giữ gìn vệ sinh ăn uống. - So sánh con ruồi với một số côn trùng khác (muỗi) Hoạt động 2: TCVD: Ếch ộp. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 3: CTD: Vẽ theo ý thích - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ vẽ. III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn các chữ số đã học I.Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ nhận biết các chữ số đã học. Tìm, đếm đúng số lượng tương ứng - Rèn luyện sự chú ý nhanh nhẹn cho trẻ II.Chuẩn bị:: - Các thẻ số từ 1đến 8 - Bút III.Tiến hành: - Cho trẻ đọc các chữ số đã học - Chơi các trò chơi:Tạo nhóm, thêm bớt theo yêu cầu của cô Khoanh tròn nhóm đúng với số tương ứng Chơi trong góc I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi. - Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi. II.Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi trong góc III.Tiến hành: - Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng.Kết hợp rèn luyện cho trẻ buổi sáng học chưa thực hiện được - Nhận xét góc chơi. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 4 ngày 27 tháng 01 năm 2010 I. HOẠT ĐỘNG HỌC HĐLQCV: Tập tô chữ cái d, đ I.Mục đích- yêu cầu: - Phát triển ghi nhớ có chủ định, củng cố biểu tượng chữ cái d, đ. - Phát triển ngôn ngữ. - Tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp. II.Chuẩn bị: Tranh tô chữ cái, vở tập tô, bút đủ cho trẻ. *Phương pháp: đàm thoại, làm mẫu, thực hành. III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi trò chơi: “tìm đúng chữ cái giống cô” Hoạt động 2: - Cô giới thiệu tranh tô chữ d, giới thiệu nội dung trong tranh. - Hướng dẫn trẻ đọc các từ, bài thơ trong tranh. - Tìm chữ d nối với chữ d in thường, tô chữ d in rỗng. - Tô chữ d in mờ trên đường kẻ ngang - Hướng dẫn trẻ tô vào vở - Quan sát hướng dẫn riêng từng trẻ. *Tương tự cho trẻ tô tranh đ. *Sau mỗi tranh cho trẻ chơi trò chơi nhẹ chống mỏi Hoạt động 3: - Củng cố, nhận xét và chuyển hoạt động II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: con kiến TCVĐ: Kiến càng leo dốc CDT: Chơi theo ý thích. I.Mục đích- yêu cầu: - Nhận biết về đặc điểm, môi trường sống và số chân của con kiến - Phân biệt được kiến đất và kiến không đốt người II.Chuẩn bị: - Kiến 2-3 con bỏ vào trong hộp III.Tiến hành: Hoạt động 1: QS: - Cho trẻ hát bài: “ con kiến nó đi và nối đuôi nhau ra sân” - Mở hộp cho trẻ quan sát con kiến, thả kiến bò ra sân và nêu suy nghĩ của trẻ. - Cho trẻ xem chân con kiến và nêu đặc điểm bên ngoài, đếm số chân, - Cô nói cho trẻ biết kiến là loại côn trùng có hại, không nên chơi gần trẻ. - Có nhiều lọai kiến khác nhau, lọai hay đốt người rất đau nên trẻ cần tránh xa. Hoạt động 2: TCVĐ: Kiến càng leo dốc - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoat động 3: CTD: Chơi theo ý thích. - Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi theo nhóm, tổ. III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: TCVĐ: Ong tìm hoa làm mật I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ hiểu luật chơi, thực thiện được trò chơi - Rèn luyện sự chú ý, nhanh nhẹn cho trẻ II.Chuẩn bị: - Một số loại hoa – mũ ong III. Tiến hành: - Cô giới thiệu trò chơi. Nêu cách chơi, luật chơi - Hướng dẫn trẻ chơi. (Nâng cao yêu cầu trong khi chơi) Vẽ , tô màu các con cô trùng I.Mục đích, yêu cầu : - Rèn luyện, củng cố các kỷ năng đã học - Luyện tập vẽ, tô màu một số con côn trùng II .Chuẩn bị: - Giấy vẽ, bút màu đủ cho trẻ III. Tiến hành: - Trẻ kể tên các con côn trùng mà trẻ biết. Đàm thoại về các con côn trùng đó - Cho trẻ nêu ý định vẽ - gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu có sáng tạo - Cho trẻ nói về sản phẩm của mình * Nêu gương, vệ sinh, trả trẻ. IV. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 5 ngày 28 tháng 01 năm 2010 I. HOẠT ĐỘNG HỌC HĐLQVT: Đếm đến 9, nhận biết đồ vật có 9 đối tượng I.Mục đích - yêu cầu: - Phát triển ghi nhớ có chỉ định, đếm được đến 9, nhận biết số 9, tạo nhóm có 9 đôi tượng, kĩ năng đếm - Biết quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập. - Yêu quý, giữ gìn cái đẹp. II.Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có 9 bông hoa, 9 con ong, thẻ số từ 1- 9, các loại côn trùng có số lượng 9 - 10. * Phương pháp: đàm thoại, thực hành, luyện tâp III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ đọc bài thơ “ong và bướm” - Trò chuyện về một số con côn trùng Hoạt động 2: * Ôn đếm đến 8: - Cô mời trẻ ra tạo nhóm và đặt số tương ứng. - Vỗ tay theo số lượng yêu cầu của cô * Đếm đến 9, nhận biết số 9: - Cô cùng trẻ đếm số hoa ( có 9 bông hoa ), đếm số ong (8 con ong ) xếp số hoa và ong tương ứng 1-1. - So sánh hoa và ong và tạo nhóm bằng nhau đều là 9 - Đặt số tương ứng. - Đọc số 9, giới thiệu cấu tạo số 9, dạy trẻ đọc số 9. - Đếm lại số con ong, bớt đi một con, đếm số còn lại. - Tương tự bớt cho đến hết, vừa đếm số bông hoa vừa cho vào rổ. - Luyện tập: Đếm và đặt số tương ứng số con bướm, con chuồn chuồn * Trò chơi: - Chuyển các con côn trùng về đúng với số lượng. - Tô màu côn trùng có số lưọng 9. - Cô giới thiệu về trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 3: Củng cố và cho trẻ chuyển hoạt động. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: con châu chấu TCVĐ: Con cào cào CTD: Vẽ theo ý thích. I.Mụch đích- yêu cầu: - Biết đặc điểm bên ngoài của con châu chấu. - Biết châu chấu là côn trùng có hại. II.Chuẩn bị: - Tranh con châu chấu. III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cho trẻ làm đàn cào cào bay ra sân. - Giới thiệu tranh con châu chấu cho trẻ quan sát, nhận xét về đặc điểm bên ngoài của con châu chấu. - Cô nêu lại một số đặc điểm, môi truờng sống và tác hại cuả con châu chấu. - Giáo dục trẻ phòng chống một số loại côn trùng có hại. Hoạt động 2: TCVĐ: Con cào cào - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 3: CTD: Vẽ theo ý thích. - Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ. III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Vui chơi cùng kỉdsmart I.Mục đich – Yêu cầu: - Trẻ biết khám phá các dụng cụ, đồ dùng của bé - Biết xử dụng công cụ máy tính - Trẻ hứng thú thực hiện tìm tòi khám phá II.Chuẩn bị: Máy vi tính III.Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chơi kidsmart: khám phá đồ dùng, dụng cụ của bé - Trẻ gọi tên các dụng cụ, đồ dùng đó - Đếm số lượng các nhóm đồ dùng. Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng I. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ thuộc lời bài đồng dao, biết vận động kết hợp với lời thơ - Rèn luyện sự chú ý, nhanh nhẹn II.Chuẩn bị: Bài đồng dao: “Lộn cầu vồng”. III.Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vồng”. - Dạy trẻ thuộc lời bài thơ, sau đó cho trẻ đứng thành từng đôi hướng dẫn trẻ chơi vận động kết hợp đọc bài đồng dao - Cho trẻ chơi 3-4 lần * Nhận xét cuối ngày vệ sinh, trả trẻ. IV. ĐÁNH GIÁ. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 6 ngày 29 tháng 01 năm 2010 I. HOẠT ĐỘNG HỌC HĐGDAN: Biểu diễn văn nghệ. I. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ hứng thú tham gia hát múa biểu diễn văn nghệ. - Biết thể hiện tình cảm của mình qua các tác phẩm bài hát. - Giáo dục trẻ yêu thích ca hát II.Chuẩn bị: - Đàn - Nhạc cụ phách gõ, mũ múa, hoa tay *Phương pháp: Biễu diễn, diễn cảm III.Tiến hành: - Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ tham gia biểu diễn các bài hát về thế giới côn trùng - Động viên trẻ mạnh dạn tham gia. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: con chuồn chuồn. TCVĐ: Con chuồn chuồn CTD: Chơi theo ý thích. I.Mục đích- yêu cầu: - Trẻ nhận biết được đặc điểm, lợi ích con chuồn chuồn. - Biết bảo vệ, yêu quý các loại côn trùng có lợi II.Chuẩn bị: - Tranh chuồn chuồn và một con chuồn chuồn thật. III.Tiến hành: Hoạt động 1: - Cô giới thiệu tranh con chuồn chuồn cho trẻ quan sát, nhận dạng về đặc điểm, hình dáng của con chuồn chuồn. - Cô nêu lại đặc điểm và giáo dục trẻ bảo vệ những loại côn trùng có lợi. - Mở hộp cho trẻ xem con chuồn chuồn thật và thả cho chuồn chuồn bay. Hoạt động 2: TCVĐ: Con chuồn chuồn - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Hoạt động 3: CTD: Chơi theo ý thích. - Cô gợi ý trẻ chơi: Xếp hột hạt, vẽ, chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô quan sát, chỉ dẫn trẻ chơi theo nhóm III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cùng cô sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. - Rèn tính cẩn thận, ngăn nắp - Giáo dục trẻ biết hợp tác cùng bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ II. Tiến hành: - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ.và phân vị trí sắp xếp đồ chơi cho từng tổ - Cô thực hiện cùng trẻ, quan sát và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp gọn gàng đẹp mắt Nêu gương cuối tuần I.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết nhận xét về mình về bạn, biết cố gắng chăm ngoan để có được phiếu bé ngoan. - Giáo dục trẻ tính thật thà,biết nhận cái sai, đúng II .Chuẩn bị: - Phiếu bé ngoan III. Tiến hành: - Cho trẻ hát: “Cả tuần đều ngoan”. - Đàm thoại về bài hát và khái niệm ngoan hư. - Cho trẻ nhận xét giữa các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp. - Cô nhận xét chung. - Tuyên dương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ. * Vệ sinh - trả trẻ. IV. ĐÁNH GIÁ

File đính kèm:

  • docThe gioi Dong Vat.doc
Giáo án liên quan