Giáo án Chủ đề 1: Vệ sinh cá nhân - bài 1: Rửa tay

CHỦ ĐỀ 1: VỆ SINH CÁ NHÂN

BÀI 1. RỬA TAY

I. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức

- Giải thích vì sao cần phải rửa tay.

1.2. Kỹ năng

- Làm mẫu cho các em nhỏ hơn trong nhà hay các em lớp dưới để các em biết rửa tay.

1.3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản than và các em nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học

- Bột mì, bánh quy hoặc hoa quả, một vài đồ chơi.

- Bộ tranh vệ sinh cá nhân (4 tranh)

- Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo hoặc cốc để múc nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề 1: Vệ sinh cá nhân - bài 1: Rửa tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: vệ sinh cá nhân Bài 1. rửa tay I. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức - Giải thích vì sao cần phải rửa tay. 1.2. Kỹ năng - Làm mẫu cho các em nhỏ hơn trong nhà hay các em lớp dưới để các em biết rửa tay. 1.3. Thái độ - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản than và các em nhỏ. II. Đồ dùng dạy học - Bột mì, bánh quy hoặc hoa quả, một vài đồ chơi. - Bộ tranh vệ sinh cá nhân (4 tranh) - Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo hoặc cốc để múc nước. - Chậu. - Xà phòng. - Khăn hoặc giấy sạch (giấy vệ sinh để lau tay). III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Trò chơi “Tại sao phải rửa tay thường xuyên?” Mục tiêu: - Giải thích được vì sao cần phải rửa tay thường xuyên - Luôn có ý thức giữ sạch bàn tay của mình. Đồ dùng: - Bột mì, bánh quy hoặc hoa quả, một vài đồ chơi. - Bộ tranh vệ sinh cá nhân (4 tranh) Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên sử dụng bộ tranh số 2 để hướng dẫn học sinh chơi: - Giả sử bạn Kiên không rửa tay sau khi đi vệ sinh nên tay bạn Kiên mang những mầm bệnh. Trong trò chơi`này dùng bột mì tượng trưng cho mầm bệnh (giáo viên cho học sinh quan sát tranh). - Sau đó bạn Kiên ăn bánh quy (tranh 2b) và mời hai bạn khác cùng ăn (tranh 2c Kiên mời Huy và Linh ăn bánh). Ăn bánh xong cả 3 bạn còn rủ thêm bạn Tùng cùng chơi đồ chơi (tranh 2d). Bước 2: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm sử dụng những vật dụng đã chuẩn bị để chơi như hướng dẫn trên. Bước 3: - Kết thúc trò chơi giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh cả lớp thảo luận: + Mầm bệnh từ bàn tay Kiên đã truyền sang bạn Huy, Linh và Tùng bằng cách nào? + Trên thực tế có thể nhìn thấy mầm bệnh bằng mắt thường được không? (Các mầm bệnh rất nhỏ bé không nhìn được bằng mắt thường, chúng thường có ở khắp nơi kể cả những đồ dùng thường ngày, tay ta đặc biệt là các móng tay dài là nơi ẩn náu của nhiều loại mầm bệnh) + Điều gì xảy ra nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể? (Tuỳ loại mầm bệnh khác nhau, khi xâm nhập vào cơ thể có thể sẽ làm ta bị các bệnh khác nhau như giun, ỉa chảy, ...) + Vậy chúng ta làm gì để mầm bệnh không xâm nhập vào cơ thể? (Nên rửa tay) + Nên rửa tay khi nào? (Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đại, tiểu tiện, sau khi chơi bẩn, ... ) Kết luận: Bàn tay thường tiếp xúc với các chất bẩn như phân, đất cát v.v. Các vi khuẩn gây bệnh và các chất bẩn bám vào bàn tay, móng tay. Khi chúng ta ăn uống, bàn tay lại đưa vi khuẩn và chất bẩn vào miệng. Đó chính là lý do khiến chúng ta cần phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Hoạt động 2: Thực hành hướng dẫn các em nhỏ rửa tay sạch sẽ Mục tiêu: - Học sinh biết cách làm mẫu hướng dẫn các em nhỏ rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch. Đồ dùng: giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị: - Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo hoặc cốc để múc nước. - Chậu. - Xà phòng. - Khăn hoặc giấy sạch (giấy vệ sinh dùng để lau tay) Cách tiến hành: Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. - Mỗi nhóm đưa ra những vật dụng có thể dùng để thực hành rửa tay. Bước 2: - Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh lên đóng vai: một người làm mẫu rửa tay đúng cách (như đã được học ở các lớp dưới), người kia đóng vai em nhỏ làm theo hướng dẫn. Bước 3: - Các nhóm thực hành: Lần lượt từng bạn đóng vai thực hành hướng dẫn em nhỏ rửa tay đúng cách, các bạn khác quan sát và cho ý kiến nhận xét. Bước 4: - Mỗi nhóm cử một cặp lên trình bày trước lớp. Học sinh và giáo viên nhận xét kết quả thực hành của đại diện mỗi nhóm. Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản thân và các em nhỏ. Cách tiến hanh: Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào tình huống dưới đây, từng nhóm thảo luận về cách ứng xử của Tâm và cửa người đóng vai Tâm và em của Tâm. Tình huống: Sau khi Tâm và em của Tâm vừa cùng nhau bắt sâu cho rau ở ngoài vườn (hoặc cho gà đang nhốt trong chuồng ăn), em Tâm định cầm thức ăn để ăn luôn. Nếu là Tâm bạn sẽ ứng xử như thế nào? Bước 2: - Các nhóm thảo luận và tập đóng vai về cách ứng xử của Tâm. Bước 3: - Đại diện một nhóm lên trình bày, giáo viên điều khiển cả lớp thảo luận về cách ứng xử của đại diện nhóm bạn. Trong trường hợp có cách ứng xử khác. Giáo viên mời nhóm đó lên trình bày. Kết luận: Các em không chỉ có trách nhiệm tự giữ cho tay mình sạch sẽ mà còn giúp các em nhỏ giữ tay sạch. Bài 2. giữ vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu 1.1.Kiến thức: - Kể tên được những thức ăn có hại và có lợi đối với răng. - Giải thích được vì sao cần phải đánh răng thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối. 1.2. Kỹ năng: - Giúp các em nhỏ trong gia đình đánh răng và biết giữa vệ sinh khi ăn uống để không bị bệnh răng miệng. 1.3. Thái độ: II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh VSCN số 5 (5 tranh) - Mỗi học sinh chuẩn bị : bàn chải, cốc hoặc li đựng nước. - Giáo viên chuẩn bị : Mô hình hàm răng ; kem đánh răng trẻ em ; bàn chải răng ; nước sạch, xô hoặc chậu để đựng nước bẩn. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động 1. Thức ăn có hại và có lợi đối với răng Mục tiêu: - Nhận ra tác hại của thức ăn ngọt đối với răng. - Kể tên được một số thức ăn giúp răng chắc, khỏe. - Giải thích được vì sao cần phải đánh răng thường xuyên đặc biệt vào buổi tối. Đồ dùng: - Bộ tranh VSCN (5 tranh) Cách tiến hành : Bước 1. - Giáo viên mô tả thí nghiệm: Cho một răng sữa vào cốc nước bình thường và chiếc răng khác vào cốc nước ngọt có ga ra. Người ta nhận thấy chiếc răng trong nước sẽ vẫn còn cứng. Chiếc răng ngâm trong nước ngọt sẽ bị mềm. - Giáo viên đặt câu hỏi với cả lớp: + Theo các em, vì sao chiếc răng ngâm trong nước ngọt lại bị mềm đi? + Thí nghiệm trên có liên hệ gì với việc các nha sĩ khuyên chúng ta nên đánh răng ngay sau khi ăn ngọt và nên đánh răng vào buổi tối? Kết luận Chiếc răng ngâm trong nước ngọt bị mềm vì đường đã phá hủy nó. Thí nghiệm này giúp chúng ta giải thích được sự cần thiết sau khi ăn đồ ngọt phải đánh răng ngay và sự cần thiết phải đánh răng vào buổi tối để tránh bị hỏng răng. Bước 2. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ tranh rời vẽ một số loại thức ăn và yêu cầu các nhóm chọn ra những thức ăn có ích cho răng và lợi. - Sau khi hoàn thành công việc nêu trên, các nhóm treo sản phẩm trước lớp. Giáo viên điều khiển học sinh cả lớp nhận xét xem nhóm nào làm đúng. Kết luận - Những thức ăn có nhiều can-xi như sữa, thịt, trứng, cá, cua, tôm, có lợi cho xương và răng. - Những thức ăn có nhiều chất xơ và vitamin như các loại rau, củ quả làm khỏe lợi. Hoạt động 2. Thực hành hướng dẫn các em nhỏ đánh răng Mục tiêu: - Học sinh biết làm mẫu và hướng dẫn các em nhỏ đánh răng đúng cách. Đồ dùng: - Mỗi học sinh chuẩn bị: bàn chải, cốc hoặc li đựng nước. - Giáo viên chuẩn bị: Mô hình hàm răng ; kem đánh răng trẻ em ; bàn chải răng ; nước sạch, xô hoặc chậu để đựng nước bẩn. Cách tiến hành: Bước 1. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. - Mỗi nhóm đưa ra những vật dụng có thể dùng để thực hành đánh răng. Bước 2. - Giáo viên yêu cầu từng cặp trong nhóm thực hành hướng dẫn em nhỏ đánh răng bằng cách: một bạn làm mẫu đánh răng đúng cách (như đã được học ở các lớp dưới), hướng dẫn cho bạn kia đóng vai em nhỏ làm theo. Bước 3. Các nhóm thực hành - Lần lượt từng cặp trong nhóm đóng vai thực hành hướng dẫn em nhỏ đánh răng đúng cách, các bạn khác quan sát và cho ý kiến nhận xét. Bước 4. - Mỗi nhóm cử một cặp lên trình bày trước lớp. Học sinh và giáo viên nhận xét kết quả thực hành của đại diện các nhóm. Hoạt động 3. Đóng vai “Khuyên các em nhỏ nên đánh răng vào buổi tối, trước khi đi ngủ” Mục tiêu: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ sạch răng, miệng cho bản thân và các em nhỏ Cách tiến hành: Bước 1. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào tình huống dưới đây, từng nhóm thảo luận về cách ứng xử của Minh và cử người đóng vai Minh và em của Minh. Tình huống: Buổi tối, em của Minh thường đi ngủ mà không đánh răng. Nếu là Minh bạn sẽ ứng xử như thế nào? Bước 2: Các nhóm thảo luận và tập đóng vai về các ứng xử của Minh. Bước 3: Đại diện một nhóm lên trình bày. Giáo viên điều khiển cả lớp thảo luận về cách ứng xử của đại diện nhóm bạn. Trong trường hợp có cách ứng xử khác, giáo viên mời nhóm đó lên trình bày. Kết luận : Các em không chỉ có trách nhiệm giữ sạch răng, miệng cho bản thân mà còn giúp các em nhỏ có thói quen đánh răng vào buổi tối để không bị sâu răng.

File đính kèm:

  • docGiao an moi truong.doc
Giáo án liên quan