1. Rèn kĩ năng chính tả:
ã Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
ã Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có vần ăn/ ăng.
2. Học bảng chữ cái.
ã Điền đúng 10 chữ cái: p.q,r,s,t,u,ư,v,x,y vào ô trống theo tên chữ.
ã Thuộc toàn bộ bảng chữ cái.( gồm 29 chữ cái)
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 2 Tuần 18 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn bị
- Giáo viên đọc bài trên bảng.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Đoạn chép kể về ai?
Hướng dẫn cách trình bày
-Bài chính tả có mấy câu?
-Chữ đầu câu viết như thế nào?
-Bài có những tên riêng nào? Tên riêng phải viết thế nào?
-Cuối câu thường có dấu gì?
Hướng dẫn cách viết từ khó
-Đọc cho học sinh viết các từ : Nai Nhỏ, khoẻ, liều mình, cứu, yên lòng.
Chép bài
-Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
Chấm, chữa bài
-Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
-Thu, chấm 8 bài.
-Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Ngh viết trước các nguyên âm nào?
-Ng viết với các nguyên âm còn lại.
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3a
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp làm vào vở
-Chữa bài.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cây tre, mái che, trung thành, chung sức.
-2 học sinh lên bảng, lớp viết vào bảng con.
-2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con.
- Đọc thầm theo.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Bạn của Nai Nhỏ
-3 câu.
-Viết hoa.
-Nai Nhỏ. Tên riêng phải viết hoa.
-Dấu chấm.
-Viết bảng con.
-Nhìn bảng, chép bài.
-Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.
-Đọc yêu cầu.
-2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
-Ngh viết trước các nguyên âm e,ê,i.
-Đọc yêu cầu.
-2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
-Theo dõi, sửa bài.
-Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học; nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả ng /ngh
- Yêu cầu học sinh về nhà soát lại bài chính tả và các bài tập, sửa hết lỗi.
Thứ sáu ngà tháng 9 năm 200
Chính tả:( nghe- viết) Gọi bạn.
I. Mục đích, yêu cầu:
Nghe -viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn.
Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ ngh; làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2,3
III. Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra 2 học sinh.
-Yêu cầu học sinh viết các từ :
nghỉ ngơi, nghề nghiệp, trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ.
-Nhận xét.
Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết tập đọc vửa rồi các em đã học bài thơ “ Gọi Bạn” Hôm nay cô sẽ đọc cho các em viết lại 2 khổ thơ cuối của bài và làm các bài tập chính tả.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-Giáo viên đọc đề bài và 2 khổ thơ cuối
+ Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
+Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì?
Hướng dẫn nhận xét
-Đoạn thơ có mấy khổ?
-Mỗi khổ có mấy câu thơ?
-Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
-Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì?
-Thơ 5 chữ chúng ta nên viết thế nào cho đẹp?
Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên viết các từ: hạn hán, suối, lang thang, quên, khắp nẻo, héo khô,
-Yêu cầu học sinh đọc.
-Học sinh viết vào bảng con.
Viết chính tả
-Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Chấm, chữa bài
-Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
-Chấm 6 bài , nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Gọi 2 học sinh làm mẫu.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Đáp án: nghiêng ngả, nghi ngờ.
nghe ngóng, ngon ngọt.
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh làm bài 3 a.
-Gọi 2 học sinh làm mẫu.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Đáp án: Trò chuyện, che chở
Trắng tinh, chăm chỉ
-2 học sinh lên bảng. Cả lớp viết vào bảng con.
-Lớp đọc thầm
-Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cỏ cây khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn.
-Dê Trắng chạy khắp nơi để tìm bạn, đến giờ vẫn gọi hoài: Bê! Bê!
-Có 3 khổ.
-Hai khổ thơ đầu mỗi khổ có 4 câu thơ và khổ cuối có 6 câu thơ.
-Viết hoa chữ cái đầu bài thơ, đầu mỗi dòng thơ, đầu câu . Viết hoa tên riêng nhân vật: Bê Vàng, Dê Trắng.
-Tiếng gọi được ghi sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép.Sau mỗi tiéng gọi có dấu chấm than.
-Viết khổ thơ vào giữa trang giấy, cách lề 3 ô.
-Đọc các từ trên bảng.
-Học sinh viết vào bảng con.
-Nghe giáo viên đọc và viết lại.
-Đổi vở, soát lỗi
-1 học sinh đọc yêu cầu.
-2 học sinh lên bảng làm mẫu.
* Nhận xét.
-Đồng thanh các từ trên.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Đọc yêu cầu.
-Học sinh làm bài
-2 học sinh lên bảng
* Nhận xét.
- Học sinh đọc đồng thanh các từ vừa tìm được
Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Tuần 4
Thứ ba ngày tháng 9 năm 200
Chính tả: ( tập chép) Bím tóc đuôi sam.
I. Mục đích, yêu cầu:
Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn đối thoại trong bài Bím tóc đuôi sam.
Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê/yê, làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
II.Đồ dùng dạy-học
Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn cần chép.
Nội dung các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy-học
Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 học sinh lên bảng, viết các từ : Cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, cửa mở
- Cả lớp viết bảng con
-Nhận xét.
B.Dạy-học bài mới
Giới thiệu bài
Trong giờ chính tả này, các em sẽ tập chép đúng đoạn 3 trong bài Bím tóc đuôi sam. Sau đó, làm các bài tập chính tả phân biệt vần iên/yên, ân/âng.
Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn chép
- Gọi 1 HS đọc lại
b.Hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn cần chép.
+Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai?
c. Hướng dẫn học sinh nhận xét
-Bài chính tả có những dấu câu gì?
d. Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu học sinh đọc các từ : xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt, ngước.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con.
g.Chép bài
-Nhắc học sinh ghi tên bài ở giữa, chữ đầu mỗi dòng cách lề vở 1 ô, ghi đúng dấu gạch ngang đầu lời thoại của nhân vật; nhìn bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để chép chính xác.
Chấm, chữa bài
-Giáo viên đọc để học sinh soát lại bài và tự chữa lỗi.
-Chấm một số bài của học sinh, nêu nhận xét.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Gọi 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Cả lớp làm vào vở
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền.
+Yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.
Bài 3
-Giáo viên đọc yêu cầu bài tập 3a
-Yêu cầu học sinh làm bài tập, 1 học sinh lên bảng.
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.
- Da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da
-2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con.
-1 học sinh đọc.
- Cuộc trò chuyện giữa thầy giáo với Hà.
- Có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
-Học sinh đọc.
-Học sinh viết vào bảng con.
-Học sinh chép bài vào vở.
-Học sinh đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, gạch dưới những từ viết sai.
-Đọc yêu cầu .
-2 Học sinh làm bài.
- Cả lớp làm vở
* Nhận xét bài trên bảng.
-Cả lớp đọc.
-Nghe và theo dõi.
-1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
* Nhận xét bài tên bảng.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt, viết đẹp, không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng hơn.
-Dặn học sinh về nhà viết lại những lỗi sai của mình
Thứ sáu ngày tháng 9 năm 200
Chính tả: ( Nghe- viết) Trên chiếc bè.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe-viết chính xác một đoạn trong bài Trên chiếc bè. Biết trình bày bài; viết hoa chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật; xuống dòng khi hết đoạn.
2. Củng cố quy tắc chính tả với iê/yê; làm đúng bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc vần(ân/âng)
II. Đồ dùng dạy-học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy-học
Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 học sinh lên bảng
-Đọc cho học sinh viết các từ sau: Vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
-Nhận xét.
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe đọc và viết đoạn đầu trong bài tập đọc Trên chiếc bè. Ôn lại quy tắc chính tả với iê/yê. Làm các bài tập chính tả phân biệt ân/âng.
Hướng dẫn viết chính tả
a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
-Giáo viên đọc đoạn chính tả.
-Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
-Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
b. Học sinh nhận xét:
-Đoạn trích có mấy câu?
-Chữ đầu câu viết thế nào?
-Bài viết có mấy đoạn?
-Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
-Ngoài những chữ cái đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
c.Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu học sinh tìm đọc các từ dễ lẫn, các từ viết khó trong bài.
-Giáo viên đọc cho học sinh ghi các từ khó.
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được.
d.Viết chính tả
-Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
Chấm, chữa bài
-Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
-Chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm chữ có iê, yê
- Mỗi nhóm cử 5 bạn
- Cả lớp nhận xét và làm bài vào vở
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc đề bài 3b.
-Yêu cầu học sinh đọc rồi tìm những từ có tiếng chứa vần/vầng, dân/dâng.
-Yêu cầu học sinh làm vào vở.
-2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-Học sinh đọc nhẩm.
-Đi ngao du thiên hạ- dạo chơi khắp đó đây.
-Ghép ba, bốn lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.
-Đoạn trích có 5 câu.
-Viết hoa chữ cái đầu câu.
-Có 3 đoạn.
-Viết hoa chữ cái đầu đoạn và lùi vào 1 ô li.
-Viết hoa chữ Trên vì đây là tên bài, viết hoa chữ Dế trũi vì đây là tên riêng.
-Đọc các từ: Dế Trũi, ngao du, say ngắm, bèo sen, trong vắt, băng băng
-2 Học sinh lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
-Học sinh viết bài.
-Học sinh đổi vở, soát lỗi, gạch dưới những chữ viết sai.
-Đọc yêu cầu.
-Học sinh viết vào bảng con các chữ có iê, các chữ có yê.
- Kiên cường, liên tưởng, viên phấn hiền lành, triền núi, cái giếng……
- Trò chuyện, nguyện vọng, khuyên bảo...
- Học sinh đọc các từ viết trên bảng, sau đó làm bài vào vở.
- Học sinh đọc đề bài.
+Viết là vần trong các trường hợp: vần thơ, vần điệu, đánh vần, vần nồi cơm.
+Viết là vầng trong các trường hợp: vầng trăng, vầng trán, vầng mặt trời.
- Học sinh làm bài vào vở.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà viết lại cho đúng những lôĩ sai, ghi nhớ những trường hợp cần phân biệt chính tả trong bài.
File đính kèm:
- ch. ta.doc