Giáo án Chính tả Lớp 2 Tiết 67, 68

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi.

2. Kỹ năng:

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.

3. Thái độ:

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.

- HS: Vở, bảng con.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 2 Tiết 67, 68, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ………, ngày ……. tháng ……năm ………… Tiết 67: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (SGK Tr 135) I. Mục tiêu Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Lượm. Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu: + Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/ iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi và bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung GV đọc đoạn cần viết 1 lần. Yêu cầu HS đọc. Đoạn văn nói về ai? Bác Nhân làm nghề gì? Vì sao bác định chuyển về quê? Bạn nhỏ đã làm gì? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài? Vì sao các chữ đó phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó GV yêu cầu HS đọc các từ khó viết. Yêu cầu HS viết từ khó. Sửa lỗi cho HS. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 (Trò chơi) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho HS điền từ tiếp sức. Mỗi HS trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống. Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Bài tập 3b, tiến hành tương tự bài 3a. GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Hát Thực hiện yêu cầu của GV. Theo dõi bài. 2 HS đọc lại bài chính tả. Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được. Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui. Đoạn văn có 3 câu. Bác, Nhân, Khi, Một. Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu. Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng. 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào nháp. Đọc yêu cầu bài tập 2. HS tự làm. Nhận xét. a) Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? b) phép cộng, cọng rau cồng chiêng, còng lưng Đọc yêu cầu bài 3. Làm bài theo hướng dẫn, 1 HS làm xong thì về chỗ để 1 HS khác lên làm tiếp. a) Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả. Dưới ao, cá trôi, các chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp. b) Oâng Dũng có hai người con đều giỏi giang cả. Chú Nghĩa, con trai ông bây giờ là kĩ sư, làm ở mỏ than. Còn cô Hải, con gái ông, là bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện tỉnh. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM Thứ ………, ngày ……. tháng ……năm ………… Tiết 68: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO (SGK Tr 140) I. Mục tiêu Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như … đòi bế. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr, dấu hỏi/ dấu ngã. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Người làm đồ chơi. Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp. Yêu cầu HS đọc các từ mà các bạn tìm được. Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết GV đọc đoạn văn cần viết. Đoạn văn nói về điều gì? Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu? Những con bê cái thì ra sao? b) Hướng dẫn cách trình bày Tìm tên riêng trong đoạn văn? Những chữ nào thường phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó Gọi HS đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. Nhận xét và chữa lỗi cho HS, nếu có. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS tìm từ. Khen những cặp HS nói tốt, tìm từ đúng, nhanh. Bài 3 Trò chơi: Thi tìm tiếng Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. Yêu cầu HS đọc các từ tìm được. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập 2, 3 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII. Hát Tìm và viết lại các từ có chứa dấu hỏi/ dấu ngã. Theo dõi bài trong SGK. Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo. Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau. Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái. Hồ Giáo. Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa. HS đọc cá nhân. 3 HS lên bảng viết các từ này. HS dưới lớp viết vào nháp. Đọc yêu cầu của bài. Nhiều cặp HS được thực hành. Ví dụ: HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ. Tiến hành tương tự với các phần còn lại: a) chợ – chò - tròn b) bảo – hổ – rỗi (rảnh) HS hoạt động trong nhóm. Một số đáp án: a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,… b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,… Cả lớp đọc đồng thanh. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM Thứ ………, ngày ……. tháng ……năm ………… Tiết 69+70: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docchinh ta 2 tiet 6768.doc
Giáo án liên quan