Giáo án chiều Lớp 5 - Tuần 19 đến 24 - Trường tiểu học Mậu Long

Tiết 1: Luyện tiếng việt

ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ

I. Mục tiêu:

Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.

Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Đồ dùng dạy học:

 Nội dung ôn tập.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc31 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chiều Lớp 5 - Tuần 19 đến 24 - Trường tiểu học Mậu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáy là: 1,6 x 1,2 x 2 = 3,84 (m2) Diện tích toàn phần của cái thùng là: 5,04 + 3,84 = 8,88 (m2) Số tiền mua gỗ hết là: 1005000 : 2 x 8,88 = 4462200 (đồng) Đáp số: 4462200 đồng - HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện tiếng việt LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trật tự – An ninh. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Đồ dùng dạy học: Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Bài tập 1: Nối từ trật tự ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B A B Trạng thái bình yên không có chiến tranh Trật tự Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. Bài tập 2: Tìm những từ ngữ nói về trật tự, an ninh. Bài tập 3: H: Đặt câu với từ : a) Trật tự. b) An toàn. c) Tổ chức. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. Ví dụ: Cảnh sát giao thông, trật tự, an ninh, an toàn giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, tai nạn giao thông, va chạm giao thông, lấn chiếm lề đường, vi phạm quy định về tốc độ, a) Chúng em cần giữ trật tự ở nơi công cộng. b) Học sinh trường em thực hiện tốt luật an toàn giao thông. c) Trường tiểu học Thanh Minh tổ chức thi an toàn giao thông. - HS lắng nghe và thực hiện. TUẦN 24 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Luyện tiếng việt LUYỆN TẬP VỀ LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi thi vẽ tranh và cách lập chương trình hoạt động nói chung. Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học. Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Đồ dùng dạy học: Nội dung ôn tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Đề bài : Em hãy lập chương trình hoạt động thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông.. Bài làm ví dụ: I.Mục đích : - Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành trật tự, an toàn giao thông. - Động viên các đội viên tham gia hoạt động tập thể. - Phát hiện năng khiếu vẽ, làm thơ, viết truyện. II.Chuẩn bị: - Phạm vi tổ chức : Nội bộ lớp 5A - Ban tổ chức : Lớp trưởng, các tổ trưởng. - Phân công. III.Chương trình cụ thể - Tháng 3 : Phát động cuộc thi + thông báo thể lệ cuộc thi + thời hạn nộp bài. - Tháng 4 : Lập các tiểu ban (nhận bài dự thi + chấm sơ khảo): + Tiểu ban tranh : Lớp trưởng + tổ trưởng tổ 1. + Tiểu ban thơ : Lớp phó học tập + tổ trưởng tổ 2. + Tiểu ban truyện : Lớp phó văn thể + tổ trưởng tổ 3. - Tháng 5 : chấm tác phẩm dự thi (đầu tháng) ; tổng kết, phát phần thưởng. 4.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh - HS lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Lịch sử ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. Mục tiêu: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam. Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, nagỳ 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh). Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giảI phóng miền Nam. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ . III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội? - Nêu ý nghĩa của sự kiện Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời? - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: aGiới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học. b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu nhiệm vụ của 2 miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Nêu nhiệm vụ học tập. - Cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. - GV giới thiệu Vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ - Mục đích mở đường Trường Sơn là gì? Mục đích: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. - GV chốt ý đúng ghi bảng. c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, khen những nhóm thảo luận tốt. d. Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước? - So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử. - Mời đại diện một số nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng. - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - GV chốt lại: Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. - Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài sau. - 2 hs trả lời. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 hs đọc những nét chính về đường Trường Sơn. - HS TL CH - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày - Nghe - 1,2 hs dọc. - Nghe Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Luyện toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương - Cho HS nêu cách tính thể tích hình hộp CN, hình lập phương. - Cho HS lên bảng viết công thức. Hoạt động 2 : Thực hành. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít) Bài tập2: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao. Bài tập 3: Thể tích của một hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó. Bài tập 4: (HSKG) Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm. a) Tính thể tích hộp đó? b) Trong bể đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS lên bảng viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. V = a x b x c V = a x a x a - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: Thể tích của bể nước là: 3 x 1,7 x 2,2 = 11,22 (m3) = 11220 dm3 Bể đó đang chứa số lít nước là: 11220 : 1 = 11220 (lít nước) Đáp số: 11220 lít nước. Lời giải: Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 60 : 4 : 3 = 5 (dm) Đáp số: 5 dm Lời giải: Vì 64 = 4 x 4 x 4 Vậy cạnh của hình đó là 4 cm Đáp số : 4 cm. Lời giải: a) Thể tích của hộp nhựa đó là: 20 x 10 x 25 = 5000 (cm3) b) Chiều cao của khối kim loại là: 21 – 18 = 3 (cm) Thể tích của khối kim loại đó là: 20 x 10 x 3 = 600 (cm3) Đáp số: 5000cm3; 600 cm3. - HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện tiếng việt LUYỆN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả đồ vật. Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Nội dung ôn tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả đồ vật? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Bài tập1 : Lập dàn ý cho đề văn: Tả một đồ vật gần gũi với em. Bài làm Ví dụ : Tả cái đồng hồ báo thức. a)Mở bài : Năm học vừa qua chú em đã tặng em chiếc đồng hồ báo thức. b)Thân bài : - Đồng hồ hình tròn màu xanh, đế hình bầu dục, mặt trắng, kim giây màu đỏ, kim phút, kim giờ màu đen, các chữ số to, rõ ràng, dễ đọc, - Kim giây thật nhanh nhẹn. Mỗi bước đi của cậu ta lại tạo ra âm thanh “tích, tắc, tích, tắc” nghe vui tai. - Kim phút chậm chạp hơn. Cậu Kim giây đi đúng một vòng thì kim phút bước đi được một bước. - Kim giờ là chậm chạp nhất, hình như anh ta cứ đứng nguyên chẳng muốn hoạt động chút nào. - Đến giờ báo thức chuông kêu “Reng!...Reng!...thúc giục em trở dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học. c)Kết luận : Đồng hồ rất có ích đối với em. Em yêu quý và giữ gìn cẩn thận. Bài tập 2 : Chọn một phần trong dàn ý ở bài 1 và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Bài làm Ví dụ : Chọn đoạn mở bài. Em đã được thấy rất nhièu đồng hồ báo thức, nhưng chưa thấy cái nào đẹp và đặc biệt như cái đồng hồ chú em tặng em. Cuối năm lớp 4, em đạt danh hiệu học sinh giỏi, chú hứa tặng em một món quà. Thế là vào đầu năm học lớp 5, chú đã mua tặng em chiếc đồng hồ này. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docGA chieu T1924.doc