I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam và nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt nam, nữ.
II. Các hoạt động dạy học :
9 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy , vai trò giữa nam và nữ trong gia đình, xã hội là ntn với nhau?
Có nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ không? Tại sao?
Gia đình em có phân biệt đối xử khác nhau giữa nam và nữ không? Em thấy như vậy có tốt không?
Nêu một số quan niệm quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ. Em có đòng ý với quan niệm ấy không? Vì sao?
Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
G chia nhóm
Các nhóm thi làm BT4 – VBT
Nhóm nào làm xong trước tiên được 10 điểm.
Nhóm nào giải thích rõ ràng, dễ hiểu lí do tại sao lại chọn như vậy cho mỗi câu được 10 điểm.
Nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng.
2em nêu + 2 em đọc mục bạn cần biết.
- G nhận xét chung tiết học + dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Bài 1:
Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh sẽ:
- Biết được học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Vui, tự hào là học sinh lớp 5.
II. Đồ dùng:
H+ G: Các bài hát về mái trường, các tấm gương về học sinh lớp 5
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra : 3’
Nêu phần ghi nhớ
B. Bài mới.
1. Lập kế hoạch phấn đấu của học sinh.
Để xứng đáng là học sinh lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện có kế hoạch.
2. Kể các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
* K luận: Chúng ta cần học tập theo tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
3. Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh về chủ đề “Trường em”
* KL: Chúng ta rất vui, tự hào là học sinh lớp 5 rất yêu quý và tự hào về trường, lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp 5.
4. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại mục ghi nhớ.
- 2H: Nêu lại.
- G: Nhận xét.
- H: Thảo luận nhóm về kế hoạch đã chuẩn bị.
- 3H: Trình bày trước lớp.
- H: Khác hỏi, chất vấn, nhận xét.
- G: Nhận xét chung + KL.
- 2H: Kể về tấm gương tốt trong trường lớp.
- H: Thảo luận những điều học tập từ các tấm gương đó.
- G: Nêu 1 tấm gương học tập tốt, kết luận.
- H: Giới thiệu tranh vẽ của mình.
- H: Hát, múa, đọc thơ.
- G: Nhận xét chung và kết luận.
- 2H: Nêu ghi nhớ.
- H: nêu ( 2 em)
- Chuẩn bị trước bài “Có trách nhiệm về việc làm của mình”
- Nhận xét chung giờ học
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
Khoa học
Tiết 4:
Cơ thể của chúng ta
được hình thành nhu thế nào?
Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh : Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 10, 11 SGK
- H sưu tầm tranh ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau
Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu lai một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học và xã hội?
B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nội dung:
- Giới thiệu một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố.
- Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai.
- Biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi:
*Sự thụ tinh:
*Sự phát triển của bào thai:
Củng cố, dặn dò:
Củng cố:
Dặn dò:
Cần làm gì để mẹ và em bé đều khoẻ ?
2 học sinh nêu
H+ G : nhận xét, đánh giá
Gv giới thiệu trực tiếp
-Gv nêu một số câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể người quyết định giới tính của mỗi người ?
+ Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
Hs trả lời + Gv kết hợp giảng thêm một số từ khoa học.
Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c trang 10 tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
Hs quan sát, trình bàyà Hs khác bổ sung
Gv kl.
Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, 5 tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
Hs quan sát, trình bàyà Hs khác bổ sung
Gv kl.
2 em đọc mục bạn cần biết.
- G nhận xét chung tiết học + dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2009
Lịch sử
Bài 2:
Nguyễn Trường Tộ mong muốn
canh tân đất nước
I - Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
- Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
- Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi từ biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
II - Đồ dùng:
- Hình trong SGK
III- Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động
A. Kiểm tra 5’
- Nội dung cần nhớ ở bài 1
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 1’
2. Nội dung 25’
a. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
- Thuê chuyên gia giúp ta phát triển kinh tế.
- Mở trường dạy đóng tầu, đúc súng
b. Kết quả của việc đề nghị CTĐN
- Triều đình không thống nhất
- Vì vừa qua Nhà Nguyễn bảo thủ
- Ngời đời sau kính trọng NTT vì ông là người yêu nước, mong dân giàu nước mạnh.
3- Củng cố - dặn dò 5’
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
H: Trả lời
G: Nhận xét - đánh giá
G: Giới thiệu bài trực tiếp và nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh.
H: Thảo luận nhóm đôi
Đọc từ đầu đến “ máy móc” trả lời câu hỏi:
- Nêu những đề nghị CTĐN của NTT
- NTT mong muốn điều gì?
Thảo luận kết hợp QS trong SGK T6
G: Em hãy nêu vai nét về NTT?
H: Phát biểu bổ sung
Trình bày phần thảo luận -nhóm khác bổ sung.
G: Kết luận
H: Làm việc cá nhân
Đọc đoạn còn lại trả lời câu hỏi:
-Những đề nghị có được chấp nhận không? Vì sao?
-Tại sao NTT được người đời sau kính trọng?
H: Phát biểu ý kiến
G: Chốt lại
H: Nhắc lại ND chính của bài
G: Hãy nêu cảm nghĩ của em về NTT
H: Phát biểu - liên hệ bản thân.
G: - Chốt- NX tiết học
- Giao việc về nhà
Địa lý
Bài 2:
địa hình và khoáng sản.
Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh :
- Nêu được đặc điểm chính về địa hình phần đất liền Việt Nam : 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam : than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
- Chỉ được các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lước đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,...
Đồ dùng:
G: Bản đồ địa lý tự nhiên.
Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
Phiếu thảo luận nhóm ( Bài 2 )
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.
- Dựa vào hình 2 hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A- pa- tít
Sắt
Bô - xít
Dầu mỏ
.
..
...............
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Cách thức tiến hành
A- Kiểm tra (4’)
- Nêu vị trí, hình dạng, diện tích của
Nước ta.
- Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của nứơc ta và cho biết nước ta giáp với những nước nào?
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài: (1’)
2- Nội dung:
a, Địa hình (15’ )
- 3/4 là đồi núi nhng chủ yếu là đồi núi thấp. 1/4 là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi đắp.
Dãy núi hình cánh cung: Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
Dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn
Đồng Bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền trung.
b, Khoáng sản. (15’)
- Than: Quảng ninh
- A-pa- tít: Lào Cai.
- Bô- xít: Tây Nguyên
- Dầu mỏ: Biển Đông
* Kluận: Nước ta có nhiều lọai khoáng sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng, thiếc, a-pa-tít, bô- xít.
- H3: Khai thác than: Cần khai thác một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Củng cố dặn dò (5’)
- Liên hệ
- Chuẩn bị bài: Khí hậu.
- 2H: Trình bày và chỉ bản đồ
- H khác nhận xét, bổ sung
- G: Cho điểm
- G: Trực tiếp.
- H: Đọc mục 1, quan sát H1 và TLCH:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ.
+ Kể tên,chỉ vị trí các dãy núi chính ở nớc ta. Dãy núi nào có hướng tây bắc- đông nam, dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên, chỉ trên lợc đồ vị trí đồng bằng lớn ở nước ta.
- Nêu một số điểm chính của địa hình nứơc ta.
G chốt nội dung.
- G chia nhóm, phát phiếu, giao nhiệm vụ.
- H: Quan sát H2, đọc kênh chữ, thảo luận nhóm:
+ Kể tên, kí hiệu, công dụng một số loại khoáng sản ở nứơc ta?
+ Chỉ ra nơi có mỏ khoáng sản.
- H: Đại diện nhóm trình bày.
- H khác bổ sung.
- G: Kết luận, 3 H nhắc lại.
- G: Treo 2 bản đồ.
- H: Lên chỉ một số yêu cầu.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Mỏ apatít..
- H: Quan sát H3, nêu nhận xét.
- G: Cho học sinh liên hệ ở tỉnh Hòa Bình.
- Đọc nội dung bài học SGK tr.71.
- Nêu đặc điểm chính về địa hình và khoáng sản ở nước ta.
- G nhận xét giờ học. H chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009
Sinh hoạt tập thể:
Sinh hoạt lớp tuần 2
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần:
Chuyên cần:.
.
Nề nếp: :.
.
Học tập:.
.
Vệ sinh:.
.
Các hoạt động khác: .................
.
Phương hướng tuần tới:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- cac mon 5 tuan 2.doc