I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh sẽ:
- Biết được học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Vui, tự hào là học sinh lớp 5.
II. Đồ dùng:
H+ G: Các bài hát về mái trường, các tấm gương về học sinh lớp 5
III. Hoạt động dạy học
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
3. Củng cố:
- Củng cố:
- Dặn dò:
Nam hay nữ
G kiểm tra SGK và VBT
G nêu mục đích học khoa học lớp 5.
G giới thiệu trực tiếp.
Trò chơi” Bé là con ai”
G phổ biến luật chơi.
G phát phiếu cho học sinh
Học sinh tìm những cặp tranh giống nhau.
G tuyên dương những em thắng cuộc và hỏi:
+ Tại sao em tìm được bố, mẹ cho em bé được chính xác?
+ Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
+ Em có đặc điểm nào giống bố, mẹ mình không? Hãy kể cho cả lớp.
+ Vậy qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
H trả lời – G kết luận
G cho học sinh quan sát tranh trang 4-5 và hỏi:
+ Lúc đầu gia đình bạn Liên có mấy người ? Đó là những ai?
+ Hiện nay gia đình bạn Liên có mấy người ? Đó là những ai?
+ Sắp tới gia đình bạn Liên có mấy người ? Tại sao em biết?
+ Gia đình em có mấy người ? Đó là những ai?
+ Nếu không có con, bố mẹ sẽ như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
H trả lời theo cặp – G kết luận
3H đọc ghi nhớ.
G nhận xét chung tiết học , dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư, ngày 19 tháng 8 năm 2009
Lịch sử
Tiết 1:
“bình tây đại nguyên soái” Trương Định
I - Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh :
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì:
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định( năm 1859).
+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp xâm lược.
- Biết tên các đường phố, trường học ... ở địa phương mang tên Trương Định.
II - Đồ dùng:
- Tìm trong SGK, bản đồ hành chính Việt Nam
- Vở bài tập.
III - Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1- Giới thiệu bài 5’
2 - Nội dung 23’
a. Vài nét vể Trương Định:
- Trương Định quê ở Quảng Ngãi theo cha về Tân An lập nghiệp.
- Vua yêu cầu Trương Định phải rời bỏ nghĩa quân.
b. Quyết định của Trương Định
- Nghĩa quân và nhân dân suy tôn
Trương Định làm bình tây đại Nguyên Soái.
- Trương Định ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
3- Củng cố dặn dò 7’
Nguyễn Trường Tộ
mong muốn canh tân đất nước
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
G: Giới thiệu bài, kết hợp dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền đồng và 3 tỉnh Tây Nam Kỳ.
G: Nêu nhiệm vụ giờ học
* Họat động 2: Làm việc nhóm
H: Đọc thầm từ đầu đến “ Làm thế nào cho phải
H: Thảo luận nhóm đôi
-Tìm hiểu đôi nét Trương Định
- Điều gì khiến Trương Định băn khoăn ?
H: - Đại diện nêu kết quả thảo luận- N khác bổ sung
G: Chốt lại
Hoạt động 3: ( Làm việc cá nhân)
H: - Đọc đoạn còn lại + quan sát tranh SGK
- Trả lời lần lợt các câu hỏi
+ Trước những băn khoăn đó nhân dân đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin của nhân dân
H: Phát biểu ý kiến - nhận xết
G: Kết luận
H: Nhắc lại 2 nội dung chính của bài
: Dựa vào nội dung bài vẽ sơ đồ
Nhân dân suy tôn ông là
Triều đình kí hòa ước với giặc Pháp và ...
Trương Định
Quyết tâm chống lệnh vua, ở lại cùng nhân dân đánh giặc
Khoa học
Tiết 2:
Nam hay nữ
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam và nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt nam, nữ.
II. Đồ dùng dạy - hoc:
Hình trang6,7 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu lại ý nghĩa của sự sinh sản?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. Sự khác nhau giữa nam và nữ:
* Khác nhau bên ngoài:
Nam
Nữ
tóc ngắn
có râu
tóc thường dài
- không có râu
* Sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học:
Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tao ra tinh trùng.
Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Nữ mang thai và cho con bú.
b. Một số quan niệm xã hội về nam và nữ:
3. Củng cố:
- Củng cố:
- Dặn dò:
Nam và nữ ( tiếp)
2 học sinh nêu
H+ G : nhận xét, đánh giá
G giới thiệu trực tiếp
G hỏi 3 câu hỏi trong sgk.
H trả lời – G ghi bảng những đặc điểm bên ngoài của nam và nữ.
G chuyển ý: “ Đây là những đặc điểm bên ngoài của nam và nữ. Vậy về mặt sinh học, giữa nam và nữ có khác nhau không ta chuyển sang phần tiếp theo”
1 học sinh đọc to phần Bóng đèn toả sáng – Lớp đọc thầm
G nêu câu hỏi:
+ Về mặt sinh học, nữ có những đặc điểm gì? à H trả lời- G kết luận + giới thiệu hình 2 trang 7.
+ Về mặt sinh học, nam có những đặc điểm gì?--> H trả lời – G kết luận + giới thiệu H3 trang 7
HĐ2: Làm việc nhóm đôi
- Nêu vai trò của nam và nữ ở lớp, trường và ở địa phương? Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Đại diện nhóm trình bày- nhận xét, bổ sung
G: KL
+ Vậy bạn nào có thể nêu lại một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- G nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Mỹ thuật
Bài 1:
Thường thức mỹ thuật:
Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh :
Hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
Đồ dùng dạy học :
G: Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
H: SGK
Các hoạt động dạy học :
nội dung
cách thức tổ chức
A. ổn định: 3’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Nội dung bài:
a. Vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân: 10’
b. Xem tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”: 16’
3. Củng cố, dặn dò: 5’
G: KT đồ dùng của học sinh
G: nêu trực tiếp
H: Đọc thông tin trong trang 3 sách giáo khoa – trả lời một số câu hỏi:
G: Chốt nêu một vài nét tiêu biểu về tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân.
HĐ2: Xem tranh
H: quan sát tranh trong SGK- thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi.
H: Đại diện nhóm trình bày kết quả- nhóm khác nhận xét.
G: Nhận xét, nêu một vài nét đặc sắc của bức tranh.
H: Nêu lại một vài nét về tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân – vẻ đẹp của bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
G: Nhận xét chung tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009
Kĩ Thuật
Bài 1:
đính khuy hai lỗ ( tiết 1)
Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh : Biết cách đính khuy hai lỗ.
Đồ dùng dạy học :
G: Mẫu đính khuy 2 lỗ, 2 chiếc khuy 2 lỗ to với màu sắc khác nhau, vải, kéo, chỉ khâu.
H: Bộ đồ dùng kĩ thuật 5.
Các hoạt động dạy học :
nội dung
cách thức tổ chức
A. ổn định: 2’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Nội dung bài:
a. Quan sát – nhận xét: 8’
- Đặc điểm của khuy 2 lỗ :
- Khuy 2 lỗ trên các sản phẩm may mặc :
b. Các thao tác kĩ thuật đính khuy hai lỗ : 19’
3. Củng cố, dặn dò: 5’
G: Nêu một số yêu cầu khi học môn kĩ thuật
G: Nêu trực tiếp
HĐ1: Quan sát
H: Quan sát một số mẫu khuy 2 lỗ và H1-SGK => Nêu nhận xét về đặc điểm của khuy 2 lỗ.
G: Chốt.
H: Quan sát mẫu đính khuy 2 lỗ trên các sản phẩm may mặc => Nêu nhận xét về cách khâu và khoảng cách giữa các khuy và khoảng cáh của khuy so với lỗ khuyết trên mép áo .
G: KL
HĐ2:
G: Làm mẫu lần 1
G: Làm mẫu lần 2 ( vừa làm vừa nêu các bước làm)
H: 2 em nêu lại các bước trong quy trình đính khuy 2 lỗ.
H: 2 em làm mẫu có sự giúp đỡ của giáo viên – lớp quan sát nhận xét.
H: Nhiều em nêu lại cách đính khuy hai lỗ.
G: Nhận xét chung tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2009
Địa lý
Bài 1:
Việt Nam - Đất nước chúng ta
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, H biết :
- Mô tả sơ lược vị trí giới hạn của Việt Nam :
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á, Việt Nam vừa có đất liền vừa có biển đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ phần diện tích đất liền của nước ta khoảng 330 000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam , quả địa cầu.
- Phiếu học tập ( phần 2 ).
III. Họat động dạy học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A- Kiểm tra (3’):
Sách, vở Địa lý
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài (1’ )
2- Nội dung.
a, Vị trí địa lý và giới hạn (16’ )
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Giáp: Trung Quốc, Lào, Campu chia.
- Biển bao bọc phần Đông, Nam, Tây Nam.
- Đảo Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Đảo Phú Quốcquần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
- Thuận lợi cho việc giao lưu với các nước, đánh bắt hải sản...
- Khó khăn: Gây lũ lụt.
b, Hình dạng và diện tích (15’)
- Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong hình chữ S.
- Dài 1.650km, nơi hẹp chưa đầy 50km.
- Diện tích khoảng 330.000km2
- Diện tích nước ta lớn hơn S nước Lào và Campu chia, nhỏ hơn Trung Quốc, Nhật Bản.
* Nội dung cần nhớ (SGK - 68)
3. Củng cố dặn dò (5’)
- Chuẩn bị bài “Địa hình - khoáng sản”
- G: Kiểm tra cả lớp. Nhận xét chung.
- G: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- H: Thảo luận nhóm đôi : QS H 1- và trả lời câu hỏi mục 1 SGK:
+ Đất nớc Việt Nam gồm những bộ phận nào?
+ Phần đất liền nứơc ta giáp những
nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền
+ Kể tên một số đảo, quần đảo nước ta?
- H: chỉ bản đồ phần đất liền của nước ta.
- H: Lên chỉ vị trí, đảo, quần đảo.
- H: Chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
- G hỏi: Vị trí nước ta thụân lợi, khó khăn gì?
- H: Thảo luận nhóm : đọc SGK, QS H2 và bảng số liệu trả lời câu hỏi trong phiếu:
+ Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì?
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
+ So sánh diện tích nước ta với 1 số nước khác ở bảng số liệu.
- H: Đại diện trả lời, H khác bổ sung.
- G: K luận.
- 2 H đọc nội dung bài.
- Nêu vị trí nược Việt Nam và cho biết nước ta gồm những bộ phận nào?
- Nhận xét giờ học-dặn H chuẩn bị bài sau.
phiếu thảo luận nhóm ( Bài 1 )
- Phần đất liền của nước ta có đặc diểm gì?
- Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
- Diện tích lãnh thổ nứơc ta khoảng bao nhiêu km ?
- So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu.
Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- cac mon 5 tuan 1.doc