Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trần Thị Huyền

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chí hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán.

II. Các hoạt động D-H:

A. Kiểm tra bài cũ: - T kiểm tra 4 HS:

+ HS 1: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

+ HS 2: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

+ HS 3, 4 làm bài tập ở bảng lớp. Lớp làm bài vào vở nháp.

a. Trong các số sau, số nào chia hết cho 3?

1233; 4566; 7899; 1234; 4567

b. Trong các số sau, số nào chia hết cho 9?

9873; 7650; 3456; 1234; 5678

- HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- T nhận xét chung, ghi điểm.

B. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trần Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là: 64620; 5270 b. Số chia hết cho cả 3 và 3 là: 57234; 64620. c. Số chia hết cho 2; 3; 5 và 9 là: 64620. *Bài 3: - HS đọc đề toán. - T: Từ các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9 chúng ta đã áp dụng ở bài 2, bây giờ các em vận dụng để làm bài 3. + Ở mỗi yêu cầu của bài tập ta có thể tìm nhiều giá trị thích hợp điền vào chỗ trống để thỏa mãn yêu cầu của đề bài. - HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài ở bảng lớp. - Lớp cùng T nhận xét bài làm của bạn, VD: a. 528; 558; 588 chia hết cho 3. Vậy số cần điền là: 2; 5 hoặc 8. b. 603; 693 chia hết cho 9. Vậy số cần điền là: 0 hoặc 9. c. 240 chia hết cho cả 3 và 5. Vậy số cần điền là: 0 d. 354 chia hết cho cả 2 và 3. Vậy số cần điền là: 4 *Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề toán. - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? (Thực hiện tính giá trị của biểu thức và xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5). - HS nêu cách tính giá trị của các biểu thức. - HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài ở bảng lớp. - T cùng lớp nhận xét, chữa bài, VD: a/ 2253 + 4315 – 173 = 6395. Vậy 6395 chia hết cho 5. b/ 6438 – 2325 x 2 = 1788. Vậy 1788 chia hết cho 2. c/ 480 – 120 : 4 = 450. Vậy 450chia hết cho 2 và chia hết cho 5. d/ 63 + 24 x 3 = 135. Vậy 135 chia hết cho 5. *Bài 5: - HS đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? + Nếu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào có nghĩa là như thế nào? (Nghĩa là số HS chia hết cho cả 3 và 5). + Vậy muốn tìm được số HS của lớp đó ta làm như thế nào ? (Ta đi tìm một số mà bé hơn 35 và lớn hơn 20 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5). - T: Ta gọi số cần tìm là x, thỏa mãn điều kiện: 20 < x < 35 (x chia hết cho 3 và 5). - HS hoạt động nhóm để tìm kết quả. - Đại diện các nhóm phát biểu. - T nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - T củng cố lại kiến thức bằng bài toán: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2; 3; 5 và 9? a. 75770 b. 75780 c. 75790. Ba bạn Hồng, Hoa và Nam đã có ba kết quả như sau. Vận dụng kiến thức đã học, hãy điền dấu x vào trước bạn có kết quả đúng. Hồng Hoa Nam 75770 75780 75790 - T hỏi HS cách tìm kết quả đúng. - T nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị trước bài Ki-lô-mét vuông. -----------------------------a&b----------------------------- Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009 Lịch sử NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV. - Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần. II. Đồ dùng D-H: - Bảng nhóm, bút dạ. - Máy tính, máy chiếu. III. Các hoạt động D-H: A. Kiểm tra bài cũ: - T kiểm tra 2 HS: + Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ? + Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ? - T nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : *Giới thiệu bài: Qua những bài Lịch sử các em đã học và đã biết, trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên,... Nhưng đến năm 1400 lịch sử đất nước lại bước sang một trang mới. Tại sao lại như vậy? Tình hình đất nước sẽ như thế nào trước những thay đổi đó? Thầy trò chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời qua bài Lịch sử hôm nay: Nước ta cuối thời Trần Bài học hôm nay có 2 nhiệm vụ cơ bản đó là: + Tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? + Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và sự kế vị của nhà Hồ. Chúng ta đi vào tìm hiểu phần 1: 1. Tình hình nước ta cuối thời Trần: - T: Nhà Trần đã chấn hưng, bảo vệ và xây dựng đất nước phồn thịnh, nhưng đến cuối thời Trần, tình hình nước ta như thế nào? Các em hãy đọc SGK từ đầu đến ...xin từ quan” để trả lời câu hỏi sau: (Mời các em cùng hướng lên màn hình để biết nhiệm vụ của mình). - Vào giữa thế kỉ XIV : + Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? + Cuộc sống của nhân dân lúc đó ra sao? + Phản ứng của nhân dân với triều đình như thế nào? - HS thảo luận nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - T nhận xét, chốt ý đúng và yêu cầu: Hãy nêu lại tình hình nước ta cuối thời Trần: (HS nêu, T bấm máy). + Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước. + Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực. + Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức. - T: Càng về cuối thời Trần, đất nước càng suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, vua quan chỉ biết ăn chơi vơ vét của dân, cuộc sống nhân dân vô cùng cơ cực. Nhân dân buộc phải đứng dậy đấu tranh trong đó có các quan đại thần triều đình mà tiêu biểu là Chu Văn An - 1 mệnh quan triều đình thanh liêm, chính trực. - T giới thiệu về Chu Văn An: Đây là chân dung Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến nay, những đóng góp của ông vẫn được sử sách ghi nhận, rất nhiều trường học được mang tên thầy giáo Chu Văn An để ghi nhớ công lao của ông. - T: Nhà Trần suy tàn, không còn đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước. Trước tình hình đó cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần để gánh vác công việc trị vì đất nước. Ai sẽ là người thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, ta cùng tìm hiểu sang phần 2 của bài học: 2. Hồ Qúi Ly và sự ra đời của nhà Hồ - T : yêu cầu HS: Các em đọc phần còn lại của bài học và thực hiện các yêu cầu sau: + Hồ Quý Ly là người như thế nào ? + Hồ Qúi Ly lên ngôi trong hoàn cảnh như thế nào? + Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? - HS: Hoạt động nhóm 6. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. + Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài + Ông đã truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua và lập nên nhà Hồ dời thành về Tây Đô. + Ông đã có nhiều cải cách, như: Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi, đặt lệ quan phải thường xuyên xuống thăm dân; quy định số ruộng cho quan lại, quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho nhà nước... + Hành động truất quyền của ông hợp lòng dân vì vua cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, Hồ Quý Ly lên làm vua đã có nhiều cải cách mới. - T nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại, (T bấm máy). Các em đã hoạt động tích cực và đã nêu hoàn cảnh ra đời và những cải cách của nhà Hồ, vậy hãy nhắc lại những hiẻu biết của em về Hồ Qúi Ly và ra đời của nhà Hồ: + Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài + Ông đã truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua và lập nên nhà Hồ dời thành về Tây Đô. + Ông đã có nhiều cải cách mới để củng cố và xây dựng đất nước. - T nói về những cải cách của nhà Hồ đã được lịch sử ghi nhận. - T giới thiệu về chân dung Hồ Qúi Ly thành Tây Đô ở Thanh Hóa (hình ảnh). - T: Đây là chân dung Hồ Qúi Ly, Hồ Quý Ly sinh năm 1336, mất năm 1407. Năm 1400, ông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu và dời đô về Thanh Hoá và cho xây dựnh thành Tây Đô. Đây là hình ảnh thành Tây Đô đời nhà Hồ- một minh chứng lịch sử của thời nhà Hồ trị vì đất nước và đây là một số hình ảnh về kiến trúc đời nhà Hồ để các em biết thêm. - T: Nhà Hồ ra đời đã thực hiện một loạt cải cách để an dân, củng cố, xây dựng lại đất nước. Nhưng chưa được bao lâu thì năm 1406, đất nước lại lần nữa lại rơi và cảnh bị xâm lăng. + Vậy theo các em vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh? (Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội). T kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạnh khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. 4. Củng cố: - T: Bài học hôm nay cho em biết điều gì? - HS: Nêu ý kiến của mình - T đó chính là nội dung bài học hôm nay, Hãy nhắc lại nội dung đó (HS nhìn màn hình nhắc lại). - T hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến (T có thể gợi ý: Vì sao các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, ... đều có công lớn với đất nước nhưng về sau đều sụp đổ?) HS: Do vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến đời sống nhân dân và phát triển đất nước nên các triều đại sụp đổ. - T: Các triều đại phong kiến, trong đó có nhà Trần mặc dù về sau đã rơi vào bế tắc khủng hoảng và để mất nước nhưng những đóng góp của mỗi triều đại đối với lịch sử là vô cùng to lớn, đó là việc gìn giữ và phát huy truyền truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những chính sách cải tổ, cách trị vì đất nước của các vị vua phong kiến đến nay vẫn còn giá trị. Và đó là truyền thống quí báu mà bao thế hệ con cháu Việt Nam trong đó có các em, cần phải biết quý trọng và gìn giữ, đó là tình cảm làm trách nhiệm của các em đối với đất nước, với truyền thống dân tộc. - T nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Chiến thắng Chi Lăng. ----------------------------------a&b-----------------------------

File đính kèm:

  • docNuoc ta cuoi thoi TranThi Huyen.doc
Giáo án liên quan