Giáo án Các môn lớp 4 - Tuần 27 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Năm học: 2013 – 2014

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐDDH:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 - Tuần 27 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Năm học: 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI I. Mục tiêu: - Biết cách tính diện tích hình thoi. - Bài tập Bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ và các mãnh bìa có dạng như hình vẽ trong sgk. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS định nghĩa hình thoi. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Lập công thức tính diện tích hình thoi - GV cho HS quan sát miếng bìa hình thoi. + Hãy cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau sau đó ghép lại thành hình chữ nhật. HS vừa lắng nghe, vừa thao tác cắt, dán để nhận biết cách tính diện tích của hình thoi cũng chính là tình diện tích của hình chữ nhật. - Vậy diện tích hình chữ nhật AMNC tính thế nào? - Vậy diện tích hình thoi là: (H) Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào? * Luyện tập Bài 1: AC = 3cm, BD = 4cm MP = 7cm, NQ = 4cm Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1 Lưu ý câu b đổi sang cùng đơn vị đo. 4 m = 40 dm - Diện tích hình chữ nhật AMNC là: m × . Mà m × = m × n 2 Ta lấy tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2. - 2 hs lên bảng giải, lớp làm vào vở. a. S = (cm2) b. S = (cm2)a. S = (dm2) b. S = (dm2) 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** LỊCH SỬ Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII I. Mục tiêu: - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,). - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS nêu cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ? - Nhận xét – ghi điểm - Nhận xét chung 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Tìm hiểu về:Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - ba thành thị lớn ở thế kỷ XVI - XVII - Thăng Long Đọc nội dung - Thảo luận theo nhóm và trình bày về dân cư, quy mô thành thị và hoạt động buôn bán. - Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu á - Phố Hiến - Hội An Nhận xét - chốy ý đúng * Tìm hiểu về tình hình kinh tế nước ta thế kỷ XVI - XVII + Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó? + Lớn bằng thành thị ở một số nước Châu á + Bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa,... - Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp +Có hơn 200 nóc nhà của người nước khác đến ở. Là nơi buôn bán tấp nập - Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất vùng Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường kì tới buôn bán + Đông người, buôn bán sầm uất, chứng tỏ ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014 Buổi sáng: TẬP LÀM VĂN Tiết 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, ... cần chữa chung cả lớp. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4 về viết đoạn kết bài miêu tả cây cối theo kiểu mở rộng ở tiết học trước. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Nhận xét chung về bài làm của hs. - Ưu điểm: + Xác định đúng đề, viết đúng yêu cầu . + Có sáng tạo khi viết văn miêu tả cây cối, biết cách dùng từ. Bài viết có logic từ đầu đến cuối. - Khuyết điểm * Hướng dẫn chữa bài - Treo đọan văn còn sai cả lớp sửa chữa. Rút ra kết luận đúng. * Học tập những bài, đoạn văn hay. GV đọc những văn hay của lớp, những đoạn văn mẫu . + Một số em viết bài còn sơ sài và chưa rõ ràng 3 phần trong bài văn miêu tả cây cối. + Bài viết còn sai chính tả nhất là dấu thanh + Chữ viết cẩu thả, trình bày bẩn. - Ghi ý đúng, hay vào vở nháp về nhà hoàn thiện lại bài văn của mình. - Sữa bài theo yêu cầu - Lắng nghe để học hỏi, rút kinh nghiệm cho bài văn sau. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ***************************************************************** TOÁN Tiết 135: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Tính được diện tích hình thoi. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi tóm tắt BT 3,4. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS trả lời: Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: a. AC = 19cm, BD = 12cm - Chấm bài - nhận xét – ghi điểm Bài 2: Yêu cầu đọc đề và giải bài toán vào vở. - Nhận xét – ghi điểm Bài 4: Yêu cầu thực hành gấp hình và nhận xét - 2 hs lên bảng giải, lớp làm vào vở. S = (cm2) Bài giải Diện tích của miếng kính hình thoi ( 14 × 10) : 2 = 70 ( cm2) Đáp số: 70 cm2 Thực hành gấp hình thoi theo hình vẽ sgk 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** ĐỊA LÝ Tiết 27: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung: + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. * HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng. - Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã. * Nội dung tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu: - Vùng duyên hải miền Trung có khí hậu khác biệt với khí hậu khu vực phía Bắc và Phía Nam. - Gió Lào khô và nóng ảnh hưỡng đến cuộc sống của người dân ở khu vực này - Gió đông Bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển thường tạo mưa gây lũ đột ngột. - Người dân ở vùng duyên hải miền Trung phải trải qua nhiều khó khăn do thiên nhiên gây ra, đó là một phần do biến đổi khí hậu. Cần hướng thái độ HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn mà người dân ở đây phải chịu đựng. - HS cần được GD tình yêu với thiên nhiên, môi trường có ý thức BVMT và hành động phòng chống lũ lụt, và khô hạn và thích nghi với điều kiện sống của địa phương. ** Nội dung tích hợp giáo dục TNMTBHĐ: - Biết được đặc điểm địa hình, khí hậu dải đồng bằng ven biển miền Trung. I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - KT bài: Ôn tập. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Tìm hiểu về các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển. - Treo lược đồ lên bảng + Có bao nhiêu đồng bằng duyên hải miền Trung? + Yêu cầu 1 em lên chỉ lược đồ và gọi tên. + Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng - Học sinh quan sát và trả lời. + Có 5 dải đồng bằng. + 1 em thực hiện. + Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam bằng này? + Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu? - Yêu cầu học sinh quan sát 1 số tranh ảnh đầm phá, cồn cát rút ra kết luận. * Tìm hiểu sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam. + Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau thế nào? + Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu? + Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không? - Yêu cầu hs chỉ vị trí ĐBDH – MT trên bản đồ giáp với ĐBNB, phía đông là biển Đông.+ Chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển. Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá. - Đọc thông tin và trả lời. - Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông. + Gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất. - Thực hiện theo yêu cầu. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ************************************************ SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá tuần 27 - Thực hiện tương đối tốt nề nếp của lớp học. - Xếp hàng ra, vào lớp đều và thẳng - Ngồi học trong lớp còn 1 số em chưa nghiêm túc ,còn nói chuyện riêng. - Các em đi học đều không vắng HS nào trong tuần - Đa số các em có ý thức học tập, bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học . - Trường lớp sạch sẽ, VS cá nhân tương đối sạch sẽ II. Kế hoạch tuần 28: - Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp, học tập,chuyên cần, vệ sinh tốt hơn tuần 27. - Tham gia nhiệt tình các phong trào do đội phát động. - Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra giữa học kỳ 2 - Phát động phong trào nuôi heo đất. *************************************************

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 27 20132014.doc
Giáo án liên quan