I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: HS
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số, về phân số tối giản.
2.Kĩ năng: Giúp HS
- Biết cách rút gọn phân số (trong các trường hợp đơn giản)
2. Thái độ:
- HS biết vận dụng để tính đúng, tính nhanh.
II.CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập.
- Bảng nhóm ghi nội dung BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
28 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả củabạn và của mình
2.Kĩ năng:
Biết tham gia sửa lỗi chung: biết tự sủa lỗi theo yêu cầu
3. Thái độ:
Thấy được cái hay của bài văn được thầy (cô) khen
II.CHUẨN BỊ:
Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Nhận xét chung về kết quả làm bài
GV viết lên bảng đề bài của tiết TLV (kiểm tra viết) tuần 20.
Nêu nhận xét:
Ưu điểm:
+ Xác định đúng đề bài
+ Biết miêu tả.
+ Bố cục rõ ràng 3 phần bài làm tốt.
Những thiếu sót hạn chế:
+ Mở bài ngắn
+ Tả sơ sài
+ Cảm xúc chưa hay
+ Diễn đạt chưa tốt, câu văn còn lủng củng
Thông báo điểm số cụ thể.
GV trả bài cho từng HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
Hướng dẫn HS sửa lỗi
GV phát phiếu cho từng HS làm việc. Nhiệm vụ:
Đọc lời nhận xét của GV.
Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi.
Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
Hoạt động 3: HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp sưu tầm được)
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt đạt điểm cao & những HS biết chữa bài trong giờ học.
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho đạt để được điểm tốt hơn.
Chuẩn bị bài: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. (Dặn HS đọc lướt nội dung tiết TLV tới; quan sát trước một cây ăn quả quen thuộc để lập được dàn ý cho một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách).
Ns: 19/01/2010
Nd: 22/01/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức - Kĩ năng: HS
Rút gon được phân số
Thực hiện phép cộng hai phân số.
Bước đầu tập quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
2. Thái độ:
- HS biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi nội dung BT2
SGK+ vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Các em đã học cách quy đồng mẫu số hai phân số . Tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố sâu thêm cách quy đồng mẫu số các phân số dạng đơn giản.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp+ 2HS lên bảng
GV cùng HS sửa bài nhận xét.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua.
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu gì ?
GV ghi bài mẫu lên bảng hướng dẫn HS làm bài.
- Muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta làm như thế nào?
GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chấm một số vở – nhận xét.
Bài tập 4,5:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số?
- Nhận xét tiết học.
Làm bài 4,5trong SGK; học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập chung
KHOA HỌC
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Nhận biết được tai ta nghe được những khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai.
Nêu ví dụ hay làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
2. Thái độ:
- HS thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 80, 81 SGK.
-Chuẩn bị nhóm: 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây thun; một sợi dây mềm (gai, đồng); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
Mục tiêu: HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành:
-Tại sao khi gõ trống ta nghe được tiếng trống?
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 1 trang 84 SGK. Điều gì xảy ra khi gõ trống?
-Tại sao tấm ni lông rung?
-Gợi ý: Khi nào trống phát ra âm thanh?
-Dùng những hòn bi xếp thành dãy minh hoạ cho sự lan truyền âm thanh: tác động lên hòn bi đầu sẽ làm cho hòn bi cuối chuyển động (hay VD về nước lan truyền khi rung động)
-Đưa ra nhận xét: Mặt trống rung làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động.
-Tương tự, em hãy giải thích vì sao tai ta nghe được âm thanh.
Hoạtđộng 2:Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK.
-Như trên, em hãy giải thích tại sao ta nghe được âm thanh của chiếc đồng hồ? Em rút ra được điều gì?
-Em hãy nêu ví dụ âm thanh truyền được qua chất rắn và chất lỏng
GV nhận xét – kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh hơn khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
Cách tiến hành:
-Em hãy cho VD cho thấy gần nguồn âm thì nghe rõ hơn và xa nguồn âm thì nghe âm nhỏ dần..
-Trong thí nghiệm trên nếu ta đưa trống xa dần mặt ống thì các vụn giấy có còn rung động không? Em có kết luận gì ?
Kết luận của GV:
- Âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
Hoạt động 4: Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn
Cách tiến hành:
Cho từng nhóm HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm 1 mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy
GV có thể hỏi thêm: khi dùng điện thoại ống như trên, âm thanh đã truyền qua những vật trong môi trường nào? Từ đó GV giúp HS nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này
Củng cố:
Vì sao ta nghe được âm thanh?
Âm thanh truyền được qua những chất nào?
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò:
- Học bài và chuẩn b ị bài sau: “Âm thanh trong cuộc sống”.
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cây cối.
Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối
2.Kĩ năng:
Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn trái quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận, tả từng thời kỳ phát triển của cây).
3. Thái độ:
- HS thấy được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh, ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2.
Giấy ghi lời giải BT1, 2 (phần Nhận xét).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập1
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả hoa & búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Đoạn 3: còn lại Tả hoa & lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập & chắc, có thể thu hoạch.
Bài tập 2:
GV nêu yêu cầu của bài tập: Xác định đoạn & nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý.
GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3: còn lại
So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn & nội dung mỗi đoạn trong 2 bài.
Bài tập 3:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV giữ lại 2 bảng kết quả, giúp HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của 1 bài văn tả cây cối (nội dung trong phần ghi nhớ).
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV dán tranh ảnh một số cây ăn quả.
GV phát bút dạ & giấy riêng cho 2 HS.
GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát cây cối.
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 21.doc