Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 15

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

- Tranh minh họa SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc32 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi giờ ra phút, km ra mét. - Hướng dẫn HS khá làm . Tóm tắt: 1 giờ 15 phút: 38 km 400m 1 phút : ? m - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố - dặn dò. - Nhắc lại cách ước lượng thương . -Về luyện chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. - Nhận xét tiết học. - Hát - 1 học sinh đọc phép tính và thực hiện. - 1 em lên bảng tính và nêu cách tính. Học sinh khác làm vào vở nháp. 10105 43 86 235 150 129 215 215 0 - 1 em đọc lại phép tính 26345 35 184 752 95 d 25 - Học sinh nêu. - 4 học sinh lên tính. - 1 em đọc đề. Cả lớp đọc thầm. - HS giải vào vở . ________________________________________ Tập làm văn Quan sát đồ vật I. Mục tiêu: - Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau. - Phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác ( ND ghi nhớ ) - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc ( mục III) . II. Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị một số đồ chơi : búp bê , xe iII. Các hoạt động dạy học . Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ . - Gọi học sinh nêu dàn ý tả chiếc áo của em. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn tả cái áo của em. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Tìm hiểu ví dụ. Bài 1:- Gọi hs tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý. - Gọi hs giới thiệu đồ chơi của mình. - Cho HS quan sát một số đồ chơi GV đã chuẩn bị , ghi vào nháp theo gợi ý : + Đồ chơi đó làm bằng gì ? + Cầm lên thấy nh thế nào ? + Nêu một số đặc điểm khác .... Bài 2:- Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? c. Ghi nhớ.- Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ. Luyện tập. - Gọi học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp. - GV để các đồ chơi lên bàn , HS quan sát và lập dàn ý cho đồ chơi em thích . ( Theo gợi ý ) Ví dụ 2 em nêu. - 1 em tả. - Học sinh lắng nghe. - 3 em tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nêu . - HS quan sát ghi vào nháp rồi trình bày . Chú ý: + Phải quan sát theo trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận. + Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay... + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. - 3 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - 1 học sinh đọc thành tiếng. - HS cùng làm theo gợi ý của GV . Mở bài Thân bài Kết luận Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. - Hình dáng: Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp trước bụng. - Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng nhạt ở tai, mõm, gần bàn chân, làm nó có vẻ rất khác những con vật khác. - Hai mắt: đen láy, trông nh mắt thật, rất nghịch và thông minh - Mũi : màu nâu, nhỏ, trông nhu chiếc cúc áo ngắn trên mõm. - Trên cổ: thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. - Trên đôi tay chắp lại trớc bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu. - Em rất yêu gấu bông. Ôm chú nh một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. 3. Củng cố -dặn dò . - Khi quan sát đồ vật em có thể quan sát bằng cách nào? - Làm cách nào để phân biệt đợc con vật? - Nhận xét tiết học ______________________________________________ Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (t t) I. Mục tiêu - Biết người dân đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống : dệt lụa ,sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc , đồ gỗ,.... - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên . HS khá, giỏi : + Biết khi nào một làng trở thành làng nghề. + Biết quy trình sản xuất đồ gốm. II. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ . - Gọi HS đọc mục bài học . 2. Bài mới . a. Giới thiệu bài . b. Tìm hiểu bài . Hoạt động 1 : Nghề thủ công truyền thống - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh, ảnh SGK trang 107 và trả lời. + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? Hoạt động 2 : Chợ phiên - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi. + Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? + Em hãy mô tả về cảnh chợ phiên? - Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày. - Giáo viên gọi 1 vài em đọc mục ghi nhớ SGK 3. Củng cố, dặn dò - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? - Giáo viên Nhận xét bổ sung. - Nhận xét tiết học. - 2 em đọc - HS quan sát tranh và trả lời. - Có đến hàng trăm nghề thủ công, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, .... + Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. - Học sinh dựa vào tranh và vốn hiểu biết của mình thảo luận (tranh trang 108SGK). + Tập nập, là những sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, trứng, cá...) và một số mặt hàng từ nơi khác đưa đến phục vụ cho sản xuất và đời sống. + Đây là cảnh 1 chợ phiên. Người dân đi chợ rất đông. Chợ không có nhà hàng to để bán hàng, chỉ gồm nhiều hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất. Ai đi chợ cũng rất vui vẻ. - 1 em lên trình bày. Học sinh khác lắng nghe và bổ sung. - 3 em đọc. ________________________________________________ Khoa học Làm thế nào để biết có không khí ? I. Mục tiêu: - Tự làm thí nghiệm để biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí . II. Đồ dùng dạy học. - Các hình minh họa trang 62, 63 SGK - 2 Túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nớc, chai không, 1 viên gạch hoặc cục đất khô. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ . - Gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi. + Giáo viên nhận xét câu trả lời và ghi điểm cho học sinh. 2. Bài mới . a. Giới thiệu bài: b. Dạy bài mới . Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí ở quanh ta. - YCHS làm thí nghiệm như SGK/62. - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. 4 em chạy xung quanh lớp. Khi chạy mở rộng miệng rúi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại. - YCHS quan sát các túi đã buộc và TLCH: + Em có nhận xét gì về những chiếc túi ni lông này? + Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. Yêu cầu hs đọc mục thực hành trang 63 SGK. - Yêu cầu hs làm thí nghiệm theo SGK. - Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung đặt câu hỏi cho nhóm. - Giáo viên ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. + Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì? - Giáo viên kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - GV yêucầu hs quan sát tranh 5/SGK/63 - Gọi hs nhắc lại định nghĩa về khí quyển? Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí. - HS tìm các VD chứng tỏ không khí ở quanh ta . 3. Củng cố- dặn dò . - Nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết - 2 học sinh lên trả lời câu hỏi. + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? + Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước. - Học sinh lắng nghe. - 4 nhóm: mỗi nhóm cử 1 em. - Quan sát và trả lời. + Phồng lên như đựng gì bên trong. + Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. + Có không khí. - 2 em đọc. -Học sinh tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. Thí nghiệm Hiện tượng Kết luận 1 Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống... Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy. 2 Khi mở nút chai ra ta thấy có bong bóng nước nổi lên mặt nước Không khí có ở trong chai rỗng. 3 Nhúng hòn gạch xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong hòn gạch . Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch . - Trả lời: 3 thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch . -Học sinh quan sát lắng nghe. - 3 - 5 em nhắc lại. ____________________________________________________ Kỹ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. - Với hs khéo tay : Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. II. Đồ dùng dạy học. - Mẫu khâu, thêu đã học. III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ . 2/ Bài mới . a . Giới thiệu bài . b . Dạy bài mới . Tiết 1:Ôn tập các bài đã học Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức ôn tập các bài đã học trong Chương I - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đã học ở chương I. - Yêu cầu học sinh nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu: khâu thờng; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu viền đờng gấp mép vải bằng mũi khâu Thêu móc xích. - Yêu cầu học sinh khác bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận lý thuyết (nh đã học ở các tiết trớc). - Giáo viên giới thiệu tranh qui trình học sinh quan sát và một lần nữa củng cố lại kiến thức đã học. Hoạt động 2 : Tổ chức HS thực hành . + Gợi ý HS chọn mẫu thực hành: Khâu túi xách đơn giản , thêu trang trí đường viền khăn tay , Khâu viền mép vải ở áo hoặc quần .... + Đánh giá sản phẩm . - Yêu cầu HS nộp sản phẩm , hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí ở các tiết đã học GV nhận xét đánh giá . 3. Củng cố -dặn dò . + Dựa vào sản phẩm của HS để củng cố bài . + Nhận xét tiết học . - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Khâu thường, khâu đột thưa , thêu móc xích - Học sinh phát biểu tự do. - Học sinh khác bổ sung. - Vài em nhắc lại. - Học sinh tiến hành hoạt động thực hành . - HS đánh giá sản phẩm của bạn . ________________________________________________________________ Xuân Phú, ngàytháng..năm 2010 BGH nhận xét, kí duyệt

File đính kèm:

  • docbuoi 1 tuan 15.doc