Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 22

 I. Mục tiêu: SGV/202

 Bổ sung: củng cố kĩ năng làm bài nhanh, đúng.

 II. Đồ dùng dạy học: hình vẽ BT 4

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc16 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. - Đưa về dạng 2 phân số có cùng mẫu số và quy đồng. - HS thực hiện bảng con, 1 HS thực hiện bảng lớp. c. Ghi nhớ: SGK 3. Luyện tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập( so sánh 2 phân số). - HS làm bảng con, nêu lại cách làm. Bài 2: rút gọn phân số - so sánh. - HS làm vào vở 4. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số khác mẫu số. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại cách so sánh 2 phân số khác mẫu số. - HS thực hiện bảng con. - HS theo dõi rút nhận xét. 2/3 = 8/12; 3/4 = 9/12 8/12 < 9/12 nên 2/3 < 3/4 - 3 HS nêu ghi nhớ. - 3/4 3/10 - 6/10 = 3/5 vì 3/5 < 4/5 nên 6/10 < 4/5 - 6/12 = 2/4 vì 3/4 > 2/4 Nên 3/4 > 6/12 Tập làm văn: luyện tập quan sát cây cối I. Mục tiêu: SGV/70 - HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài theo yêu cầu. II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi BT1a,b. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: HS đọc dàn ý miêu tả cây ăn quả theo 1 trong 2 cách. 2. Bài mới: GV giới thiệu, ghi đề bài lên bảng. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. - HS hoạt động nhóm trình bày trên phiếu câu a,b. Trả lời miệng câu c,d,e. - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. c. HS chọn hình ảnh VD: so sánh: hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau... nhân hoá: Búp ngô non núp trong cuống lá... Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. - Em đã quan sát cây cối theo trình tự NTN? - Dựa vào những gì đã quan sát được ( kết hợp tranh, ảnh) ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. - HS trình bày, lớp nhận xét dựa vào các tiêu chuẩn sau: + Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế không? + Trình tự quan sát có hợp lí không? + Những giác quan nào bạn đã sử dụng trong quan sát? + Cây bạn quan sát có điểm gì khác với các cây cùng loại?. - Cả lớp cùng GV nhận xét bình chọn bạn lập dàn ý hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn lại cách quan sát cây cối chuẩn bị cho tiết sau: luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối. - HS thực hiện - HS hoạt động nhóm 2 a. Trình tự quan sát: + Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây. + Bãi ngô và cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây. b.các giác quan chi tiết thị giác : cây,lá, búp, hoa... khứu giác: hương thơm... vị giác: vị ngọt... thính giác: tiếng chim hót... tiếng tu hú... - HS thực hiện. Luyện từ và câu: mở rộng vốn từ: cái đẹp I. Mục tiêu: SGV/ 74 Bổ sung: HS nắm chắc các từ thuộc chủ đề về cái đẹp để vận dụng tốt vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi ND bài tập 2, 4 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn kể về một loại trái cây mà em thích trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào? 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập Bài 1: HS nêu yêu cầu( tìm các từ...thể hiện vẻ đẹp, nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người) - HS làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày kết quả. - cả lớp và GV nhận xét tính điểm thi đua. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. - GV tổ chức HS thực hiện như BT1 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập(đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1,2. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày tiếp nối nhau, cả lớp nhận xét. - GV chấm điểm một số bài, nhận xét bài làm của HS. Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập( điền các tục ngữ, thành ngữ cụm từ ở cột A B - HS thi làm tiếp sức nhau. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa được học để vận dụng vào thực tế cuộc sống. - HS thực hiện. a. Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài...: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xinh, tươi tắn... b. Các từ thể hiện nét đẹp...: thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đôn hậu, tế nhị, nết na... a. ...vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: sặc sỡ, huy hoàng, hùng vĩ.. b. ...vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xắn, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng... - HS làm bài vào vở. Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết. - Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới. Chiều Tập làm văn: luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I. Mục tiêu: SGV/ 76 HS viết được đoạn văn miêu tả bộ phận của cây cối. II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi lời giải BT1 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: HS đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường hoặc nơi em ở. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc ND bài tập 1 với hai đoạn văn: Lá bàng, cây sồi già. - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp cùng GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 2: HS đọc yêu cầu, chọn tả một bộ phận( lá, thân, gốc...) của cái cây em thích. - HS tiếp nối nhau nêu cây em chọn, bộ phận nào của cây định tả... - HS làm bài vào vở. - HS trình bày trước lớp. - GV chấm những bài văn đạt yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em yêu thích để viết một đoạn văn miêu tả. - HS thực hiện. a. Đoạn tả lá bàng(Đoàn Giỏi): tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian... b. Đoạn tả cây sồi(Lép Tôn - xtôi): tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân. - Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua... - Hình ảnh nhân hoá: mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh... - HS thực hiện. Luyện toán: ôn so sánh hai phân số khác mẫu số I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cách so sánh phân số khác mẫu số. - HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. - Kĩ năng vận dụng nhanh. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: Muốn so sánh phân số khác mẫu số ta làm thế nào? So sánh phân số sau: 1/3 và 2/5 2. Luyện tập: Bài 1: So sánh phân số sau. - HS làm bảng con, 2 HS thực hiện bảng lớp. - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh. 2/8 và 2/4; 1/5 và 2/3; 7/4 và 9/5; 1/2 và 2/4 Bài 2: Rút gọn phân số rồi so sánh các phân số sau - HS tiếp tục làm bảng con. - HS nêu cách rút gọn phân số và cách thực hiện bài toán. 3/7 và 9/21 1/4 và 5/20 2/5 và 4/10 6/12 và 3/6 Bài 3: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. 2/4, 4/3, 5/6, 3/2, 5/5. - HS làm bài vào vở. GV chấm một số bài. - HS chữa bài ở bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu lại cách sắp xếp. Đáp án: 2/4, 5/6, 5/5, 4/3, 3/2. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau. Luyện đọc: chợ tết I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về bài đọc "Chợ tết". - HS đọc diễn cảm bài đọc, thể hiện giọng đọc tốt. - GD HS thêm yêu nét văn hoá của từng vùng miền trên đất nước ta. II. Đồ dùng dạy học: Tranh chợ tết ở các vùng miền( nếu có). III. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: HS đọc lại bài chợ tết. Nêu ND của bài đọc. 2. Luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc tiếp sức nhau theo đoạn. GV kết hợp luyện đọc tiếng, từ, câu khó. - HS luyện đọc theo nhóm. - 2 HS đọc lại toàn bài. - HS đọc thầm toàn bài - TLCH + Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp NTN? ( Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm...) + Mỗi người đi chợ tết với những dáng vẻ riêng ra sao? ( Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon ton, các cụ già chống gậy bước lom khom, cô gái mặc áo yếm đỏ thắm....) + Bên dáng riêng, người đi chợ còn điểm gì chung? ( ai ai cũng vui vẻ, tưng bừng ra chợ tết...) - HS thi đọc diễn cảm bài thơ. + HS thi đọc diễn cảm theo khổ. + HS thi đọc diễn cảm toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại ND bài học. - GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài cho tiết học sau. Ngày soạn: 17.2.2009 Ngày giảng: 20.2.2009 Toán: luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cách so sánh hai phân số. - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số. - Tính toán nhanh, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: phiếu BT2 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: Muốn so sánh hai phân số ta làm thế nào? So sánh hai phân số 2/5 và 3/10. 2. Bài mới: Luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu bài( so sánh hai phân số) - GV hướng dẫn HS cách so sánh bằng các cách khác nhau. a. 5/8 và 7/8 c. 9/7 và 9/8 b. 15/25 và 4/5 d. 11/20 và 6/10 Bài 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau. - HS làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS. - HS chữa bài ở bảng lớp. Bài 3: So sánh hai phân số cùng tử số. - GV hướng dẫn câu a. So sánh 4/5 và 4/7 Ta có: 4/5 = 28/35, 4/7 = 20/35 Vì 28/35 > 20/35 nên 4/5 > 4/7. Nhận xét: trong hai phân số(khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. - Tương tự câu b làm vở. Bài 4: viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn - GV hướng dẫn câu b: chọn mẫu số chia hết cho 3,6,4 đó là 12. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 2 cách so sánh phân số. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau. - HS thực hiện. - 5/8 9/8 15/25 < 4/5 11/20 < 6/10 - 8/7 và 7/8: 8/7 > 1 nên 8/7 > 7/8 9/5 > 5/8, 12/16 < 28/21 b. 9/11 > 9/14, 8/9 > 8/11 a. 4/7, 5/7, 6/7 b. 2/3 = 8/12, 5/6 = 10/12, 3/4 = 9/12 Thứ tự là: 2/3, 3/4, 5/6 Sinh hoạt: đội I. Mục tiêu:- Củng cố lại cách sinh hoạt đội. - Ban cán sự chi đội tổ chức sinh hoạt( nhận xét đánh giá các hoạt động..) - GD tính tích cực trong hoạt động tập thể. II. Hoạt động lên lớp: * Ôn lại cách sinh hoạt đội. * GV nhận xét chung hoạt động. - Đi học đều, đúng giờ, có ý thức trong học tập. - Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ. - Trang phục gọn gàng, đúng quy định. Tồn tại: Hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp vẫn còn: Văn Cường, Mạnh Cường Vệ sinh trường lớp còn chậm, một số bạn chưa tự giác: oanh, Mai, Lí... Một số bạn chưa học thuộc chương trình rèn luyện đội viên. * Kế hoạch tuần tới + Duy trì các hoạt động. + Tiếp tục học chương trình RLĐV. + Hoàn thành kế hoạch của đội. + Lao động chăm sóc cây. + Tiếp tục thu các khoản theo quy định. - HS sinh hoạt văn nghệ. Âm nhạc + lịch sử: GV bộ môn dạy và soạn. Chiều: GV bộ môn dạy và soạn.

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 22.doc
Giáo án liên quan