Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 15 (chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.MỤC TIÊU:

1.Đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy được toàn bài, biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cả một đoạn trong bài.

2.Đọc hiểu.

-Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao,

-Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Tranh minh họa bài tập đọc trang 146, sgk

-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

 

doc60 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 15 (chuẩn kiến thức kĩ năng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lại. -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ? 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ? 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. t Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK. -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm. -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia. -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. Hiện tượng Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm. -GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. t Mục tiêu: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thi theo tổ. -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời. -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau. -3 HS trả lời. -HS trả lời: 1) Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. 2) Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút. -HS lắng nghe. -Cả lớp. -HS làm theo. -Quan sát và trả lời. 1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. 2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. -HS lắng nghe. -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. Thí nghiệm Hiện tượng Kết luận 1 Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy. 2 Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước. Không khí có ở trong chai rỗng. 3 Nhúng miếng bọt biển (hòn gạch, cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển (hay hòn gạch, cục đất). Không khí có ở trong khe hở của bọt biển (hòn gạch, cục đất). -Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô). -HS lắng nghe. -HS quan sát lắng nghe. -3 đế 5 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày. -HS cả lớp. Tiết 76 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : Giúp HS: -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan b ) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV yêu cầu HS làm bài. -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2  -GV gọi HS đọc đề bài. -Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ? -Sau đó ta thực hiện phép tính gì ? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -Cho HS đọc đề bài -Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì ? -GV yêu cầu HS làm bài. -Vậy phép tính nào đúng ? Phép tính nào sai và sai ở đâu ? -GV giảng lại bước làm sai trong bài. -Nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe giới thiệu. -1 HS nêu yêu cầu. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm bài vào vở. -HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc đề bài - .... tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng. - chia tổng số sản phẩm cho tổng số người. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Có : 25 người Tháng 1 : 855 sản phẩm Tháng 2 : 920 sản phẩm Tháng 3 : 1350 sản phẩm 1 người 3 tháng : sản phẩm Bài giải Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là 855 + 920 + 1 350 = 3 125 (sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được là 3 125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số : 125 sản phẩm -HS đọc đề bài. - thực hiện phép chia, sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài để tìm bước tính sai. -HS thực hiện phép chia. 12345 67 564 184 285 17 -Phép tính b thực hiện đúng, phép tính a sai. Sai ở lần chia thứ hai do ước lượng thương sai nên tìm được số dư là 95 lớn hơn số chia 67 sau đó lại lấy tiếp 95 chia cho 67, làm thương đúng tăng lên thành 1714. -HS cả lớp. KỸ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T1) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học - Không bắt buộc HS nam thêu. - Với HS khéo tay:Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu, thêu đã học. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Khởi động. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như: +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên +Cắt, khâu thêu túi rút dây. +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu. -Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn. -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS . -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS nhắc lại. - HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến. -HS thực hành cá nhân. -HS nêu. -HS lên bảng thực hành. -HS thực hành sản phẩm. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá các sản phẩm. -HS cả lớp.

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 15 CKTKN.doc
Giáo án liên quan