Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 14

 I. Mục tiờu:

 - Giỳp HS nhận biết tớnh chất một tổng chia cho một số, tự phỏ hiện tớnh chất một hiệu chia cho một số.

 - Vận dụng tớnh chất nờu trờn trong thực hành tớnh.

 II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi BT 3

 III. Hoạt động dạy học:

 1. Bài cũ: 2 HS lờn bảng, lớp làm bảng con

 2 x 39 x 5 302 x 16 + 302 x 7

 2. Bài mới: GV giới thiệu bài

 a. Nhận biết tớnh chất một tổng chia cho một số

 - GV ghi VD: ( 35+ 21) : 7

 HS thực hiện ( 35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8

 Tương tự : 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8

 HS so sỏnh 2 kết quả: nờu kết luận: ( 35 + 21) : 7 = 35 :7 + 21 : 7

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 – Năm 2009 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: HS thực hiện tính a. 80 : 40 = 80 : ( 10 x 4) = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2 b. 150 : 50 = 150 : ( 10 x 5) = 150 : 10 : 5 = 15 : 5 = 3 c. 80 : 16 = 80 : ( 8 x 2) = 80 : 8 : 2 = 10 : 2 = 5 Bài 3: Giải Số vở cả hai bạn mua là: 3 x 2 = 6 ( vở) Giá tiền mỗi quyển vở là: 7200 : 6 = 1200 ( đồng) Đáp số: 1200 đồng III. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau Tập làm văn: Thế nào là văn miêu tả I. Mục tiêu:Sgv/288 II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra: -1học sinh kể lại 1 câu chuyện theo1 trong 4 đề tài ở Bt2. ? câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo kết thúc cách nào? - Nhận xét - ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài a.Phần nhận xét : Bài1:HS đọc yêu cầu của bài. - Tìm tên các sự vật được miêu tả trong đoạn văn. - HS đọc bài và nêu: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước Bài 2: HS đọc yêu cầu - đọc các cột trong bảng theo chiều ngang. - GV phát phiếu cho HS thảo luận nhóm 3 - Đại diện nhóm trình bày - nhận xét. - 1HS đọc lại bảng kết quả đúng, đầy đủ nhất. Stt Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động 1 Cây sòi Cao to Lá đỏ chói lại La rập rình lay động 2 Cây cơm nguội Lá vàng rực rỡ .. như những đốm lửa vàng. 3 Lạch nước trườn lên mấy tảng đá Róc rách ( chảy) Bài 3: HS đọc yêu cầu - cả lớp đọc thầm đoạn văn + Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá.... ( Quan sát bằng mắt) + Để tả được chuyển động của lá cây, TG phải quan sát bằng giác quan nào? ( bằng mắt). + Để tả sự chuyển động cảu dòng nước...quan sát bằng mắt, bằng tai. + Muốn tả sự vật người viết phải quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. b. Phần ghi nhớ: 3 HS đọc ND phần ghi nhớ SGK c. Phần luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc thầm truyện chú đất Nung, tìm câu văn miêu tả. HS nêu ý kiến- GV chốt lời giải đúng. ( Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàg công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son...) Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm một hình ảnh mình thích, viết 1-2 câu tả về hình ảnh đó. - HS tiếp nối nhau đọc câu văn miêu tả mình vừa viết... 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND cần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà tập quan sát 1 cảnh vật... Luyện từ và câu: dùng câu hỏi vào mục đích khác I. Mục đích, yêu cầu: SGV II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đặt câu hỏi ở bài tập 2, GV và cả lớp nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: GV giới thiệu bài a. Phần nhận xét: Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài: đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất. Câu hỏi trong đoạn văn: + Sao chú mày nhát thế? + Nung ấy ạ? + Chứ sao? Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi của ông Hòn Rấm. + Sao chú mày nhát thế? Không dùng để hỏi về điều chưa biết. - Ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát vì sao còn phài hỏi? ( để chê cu Đất). Bài 3: HS đọc yêu cầu bài + Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? ( câu này không dùng để hỏi mà yêu cầu: các cháu hãy nói nhỏ...) b. Phần ghi nhớ: 2-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK c. Phần luyện tập: Bài 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc bài - làm bài a. Dùng để bảo con nín ( thể hiện yêu cầu) b. Dùng để thể hiện ý chê trách. c. Chê em vẽ ngựa không giống. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài - HS làm vở. GV nhận xét, chấm điểm VD: Bạn có thể cho biếtgiờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không? Chơi diều cũng thích đấy chứ? Bài 3: HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm 2, trình bày. VD: Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn. Ăn mận cũng hay chứ. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại ND ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học và dặn dò về nhà. Chiều: Luyện toán: chia một số cho một tích I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách chia một số cho một tích. - Rèn luyện cách chia một số cho một tích. - HS có ý thức tự giác học tập. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: HS làm bảng con Tính: 50 : ( 5 x 2) = 50 : 10 = 5 50 : (5 x 2) = 50 : 5 : 2 = 10 : 2 = 5 2. Thực hành: Bài 1: Tính bằng hai cách - HS làm bảng con 28 : ( 2 x 7) = 28 : 14 = 2 40 : (2 x 10) = 40 : 20 = 2 28 : ( 2 x 7) = 28 : 2 : 7 40 : (2 x 10) = 40 : 2 : 10 = 14 : 7 = 2 = 20 : 10 = 2 Bài 2: Tính- HS làm vở nháp, 2 HS làm bảng lớp. 90 : 30 = 90 :(3 x 10 ) = 90 : 3 : 10 = 30 : 10 = 3 180 : 60 = 180 :(30 x 2 ) = 180 : 30 :2 = 60 : 2 = 30 Bài 3: có hai bạn HS, mỗi bạn mua 4 quyển vở cùng loại và tất cả phải trả 9600 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở? - HS đọc và giải bài vào vở. GV chấm một số vở, nhận xét, chữa bài. Bài giải: 2 bạn HS mua tất cả là: 4 x 2 = 8( quyển) Số tiền mỗi quyển vở là: 9600 : 8 = 1200(đồng) Đáp số: 1200 đồng 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài và xem lại các bài tập đã làm. Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về cách sử dụng câu hỏi trong mọi tình huống. - Vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. - Biết cách sử dụng các câu hỏi một cách phù hợp. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: - Khi muốn hỏi một điều gì em cần chú ý điểm nào? - Cho VD cụ thể khi em muốn hỏi bạn để mượn một quyển sách. 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây. a. Hăng hái và khẻo nhất là bác cần trục. b. Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài. c. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê. - HS thực hiện theo nhóm 2, trao đổi nêu ý kiến. - HS trình bày, nhận xét bổ sung. Bài 2: Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày bài của mình. Cả lớp cùng GV nhận xét tuyên dương các câu hỏi hay. Bài 3: Tìm các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây(gạch chân dưới các từ đó) a. Có phải chú bé đất trở thành Đất Nung không? b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? c. Chú bé Đất trở thành Đất Nung à? - HS suy nghĩ làm bài và nêu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn lại kiến thức đã học để vận dụng tốt vào cuộc sống. Sinh hoạt: Đội I. Mục tiêu: - Củng cố lại cách sinh hoạt đội. - Nắm bắt hoạt động của tuần 15. - GD tính tích cực trong hoạt động tập thể. II. Hoạt động lên lớp: * Ôn lại cách sinh hoạt đội. * GV nhận xét chung hoạt động tuần qua. - Đi học đều, đúng giờ, có ý thức trong học tập. Tiêu biểu có: Nhật Thành. - Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ. - Trang phục gọn gàng, đúng quy định. Tồn tại: Trang phục chưa đúng quy định: Quang, Mạnh Cường. Quên sách, đồ dùng học tập: Nhật Tân, Mai... Các khoản nộp còn chậm, một số bạn chưa nộp: Mai, Lí, Thuyên, Vương... * Kế hoạch tuần tới + Duy trì các hoạt động. + Tiếp tục học chương trình RLĐV. + Lao động chăm sóc cây. + Tiếp tục thu các khoản theo quy định. Ngày soạn: 3.12.2008 Ngày giảng:5.12. 2008 Toán: chia một tích cho một số I. Mục đích, yêu cầu: SGV II. Đồ dùng học tập: phiếu bài tập 2 III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1 80 : 16 = 80 :(4 x 4)= 80 : 4 : 4 = 20 : 4 = 5 2.Bài mới: GV giới thiệu bài a. Tính và so sánh giá trị của biểu thức ( 9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15 - HS tính giá trị của ba biểu thức và nhận xét. (9 x15 ) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 Vậy: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: (7x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 Vậy: (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3) Khi chia một tích cho một số ta làm thế nào? HS nêu. - Kết luận: SGK vài HS nhắc lại c. Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài, HS làm bảng con. (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 2 x 23 = 46 (15 x 24) : 6 = 24 : 6 x 15 = 4 x 15 = 60 Bài 2: tính bằng cách thuận tiện nhất, HS làm phiếu VD: (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100 Bài 3: HS đọc bài toán, GV hướng dẫn giải. HS làm bài vào vở, GV chấm bài, chữa, nhận xét bài làm. Bài giải: Số m vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán số m vải là: 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài. - GV nhận xét tiết học và dặn dò về nhà xem bài ở tiết sau. Tập làm văn: cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật I. Mục đích, yêu cầu: SGV II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Thế nào là miêu tả? GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài a. Phần nhận xét Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc bài: cái cối xay... - HS quan sát tranh " Cái cối xay + Bài văn tả gì? mỗi phần nói lên điều gì? a. Phần mở bài: giới thiệu cái cối xay. b. Phần kết bài: Nêu kết thúc bài. - Các phần mở bài, kết bài theo cách nào đã học? ( mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện) + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? Tả hình dáng... Bài 2: HS đọc yêu cầu bài - khi tả đồ vật ta cần tả bao quát, sau đó tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. b. phần ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ SGK c. Phần luyện tập: Bài 1: HS đọc tiếp nối nhau bài a. Anh chàng trống này tròn như cái chum....trước phòng bảo vệ. b. mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. c. Hình dáng: tròn như cái chum... âm thanh: tiếng trống ồm ồm dục giã" Tùng! Tùng! Tùng!... - HS làm bài tập vào vở, viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống. Lưu ý HS có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo cách mở rộng hay không mở rộng. - HS làm bài vào vở, trình bày tiếp nối nhau. - GV và cả lớp nhận xét tuyên dương bạn có phần mở bài và kết bài hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài học. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài cho tiết sau. Âm nhạc: GV bộ môn dạy và soạn. Lich sử: GV bộ môn dạy và soạn Chiều: GV bộ môn dạy và soạn

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 14.doc