Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8

I. Mục tiêu

* HS cả lớp:

- HS đọc lưu loát, trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

- HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

* HS khá, giỏi: Trả lời chính xác câu hỏi 3, đúng ý các câu hỏi. Học thuộc lòng cả bài thơ.

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. Chuẩn KTKN

III. Các hoạt động dạy- học

1. Ổn định

 

doc24 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận theo những câu hỏi. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét đưa đến kết luận: ( như SGK). - Gọi HS đọc lại. * Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê- dôn . Bước 1: - GV yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 trang 35 SGK. - GV gọi HS : Đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và đọc câu trả lời của bác sĩ. GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? - Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. Bước 2: - GV yêu cầu HS báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch Ô- rê- dôn . - Yêu cầu HS đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn. Bước 3: Các nhóm thực hiện.GV đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ. Bước 4: GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên pha dung dịch Ô- rê- dôn . - GVnhận xét chung về hoạt động TH của HS. * Hoạt động 3: Đóng vai. - GV yêu cầu HS các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - GV có thể gợi ý 1 vài tình huống để HS thực hiện. - YC các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - GV nhận xét và khen nhóm thực hiện hay. 2 HS trả lời. HS lắng nghe. Đại diện nhận phiếu thảo luận. Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày . Cả lớp nhận xét – ý kiến. HS quan sát và đọc thầm. 2 HS đọc, mỗi HS đọc 1 vai nhân vật. HS trả lời. Các nhóm trưởng báo cáo. HS đọc thầm. Các nhóm thực hành. Cử 1 đại diện nhóm lên thực hiện. Cả lớp nhận xét. HS lắng nghe và suy nghĩ. HS thảo luận nhóm Đai diện vài nhóm trình diễn. HS nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò. - Hỏi lại ý chính của bài. Nhận xét tiết học. Kể chuyện Đ 8 Kể CHUYệN Đã NGHE, Đã ĐọC I. Mục tiêu - HS dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp đẽ hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng. - Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ. III. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định 2. Kiểm tra: - GV treo tranh + HS 1: Dựa vào tranh 1,2 và dựa vào lời ghi dưới tranh em hãy kể lại đoạn 1, 2 của câu chuyện Lời ước dưới trăng. + HS 2: Kể đoạn 2, 3. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi bài lên bảng. b, Các hoạt động. Hoạt động củathầy - trò Nội dung * Hướng dẫn HS Kể chuỵện - HS đọc yêu cầu : đọc đề bài và đọc gợi ý trong SGK - GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài. Cụ thể gạch những từ ngữ sau: (được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, viễn vông, phi lý.) - HS đọc lại gợi ý. + HS đọc gợi ý 1. Em sẽ kể về ước mơ cao đẹp hay kể về một ước mơ viễn vông, phi lý? + HS đọc gợi ý 2 + 3. - GV: Các em sẽ kể chuyện có đầu, có đuôi đủ 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Kể xong cần trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể theo cặp. - HS thi kể. - GV nhận xét khen những em kể hay. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, Được đọc về những ước mơ đẹp, viển vông, phi lí. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. HS về kể chuyện cho người thân nghe. - Xem trước bài kể chuyện tuần 9. Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 10năm 2010 Toán Đ 39 GóC NHọN, GóC Tù, GóC BẹT I. Mục tiêu * HS cả lớp: - HS nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê- ke). - Làm đúng bài tập1, 2 (chọn 1 trong 3 ý). * HS khá, giỏi: Biết dùng ê- ke để kiểm tra góc, biết vẽ đúng các góc. Làm hết các bài tập II. Đồ dùng dạy học - Thước thẳng, ê ke.(Dùng cho GV và HS). III. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định. 2. Kiểm tra: - 3 HS lên bảng thực hiện tính bằng cách thuận tiện nhất, mỗi em 1 bài. 4578 +7895 + 5422 + 2105 5462 + 3012 + 6988 + 5538 4 + 8 + 12 + 16 + 20 + 24 + 28 + 32 + 36 - GV nhận xét, khắc sâu cách thực hiện. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi bài lên bảng. b, Các hoạt động. Hoạt động củathầy - trò Nội dung a. Giới thiệu góc nhọn: - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. (Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.) - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - Gọi HS nêu : Góc nhọn AOB. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. (Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.) - GV nêu góc nhọn bé hơn góc vuông. b. Giới thiệu góc tù: - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh,và các cạnh của góc. (Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.) - GV giới thiệu: Góc này là góc tù. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. (góc tù lớn hơn góc vuông.) - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. c. Giới thiệu góc bẹt: - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc. (Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD.) - GV vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. - GV hỏi : Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau? (thẳng hàng với nhau.) - HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.( góc bẹt bằng hai góc vuông) * Luyện tập: Bài 1: HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc gì? GV nhận xét. Bài 2: GV hướng dẫn HS dùng ê ke để KT các góc của từng HTG trong bài. GV nhận xét. 1. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA,OB Góc nhọn bé hơn góc vuông. Góc tù đỉnh O; cạnh OM, ON Góc tù lớn hơn góc vuông. Góc bẹt đỉnh O; cạnh OC; OD Góc bẹt bằng hai góc vuông. 2. Luyện tập Bài 1 (49) (Các góc nhọn: MAN, UDV; các góc vuông: ICK; các góc tù: PBQ, GOH; các góc bẹt :XEY.) Bài 2 (49) (Hình tam giác ABC có ba góc nhọn; hình tam giác DEG có một góc vuông; hình tam giác MNP có một góc tù 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Đ 16 LUYệN TậP PHáT TRIểN CÂU CHUYệN I. Mục tiêu - HS nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn vở kịch ở Vương quốc Tương Lai (B1). - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với một số gợi ý của GV (B2, 3). II. Đồ dùng dạy học - Một tờ giấy khổ to để ghi VD ở BT1. - Một tờ giấy khổ to để ghi bảng so sánh. III. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định. 2. Kiểm tra: - Hãy kể lai câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước. - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? - GV nhận xét + cho điểm. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Các hoạt động. Hoạt động của thầy - trò Nội dung * Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1. - Các em đọc lại trích đoạn kịch ở vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. - Cho HS trình bày.Cho HS thi kể. - GV nhận xét + khen những HS chuyển thể lời thoại trong kịch bằng lời kể. * Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - BT đưa ra tình huốnglà trong cùng thời gian banh Tin Tin thăm một nơi, bạn Mi Tin thăm một nơi. Kể lại câu chuyện theo hướng đó. - HS thảo luận cặp đôi. HS trình bày . - GV nhận xét + khen những em kể hay. * Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu BT3. - Trong bài tập này, các em có nhiệm vụ so sánh cách kể chuyện trong BT2 có gì khác với cách kể chuyện ở BT1. - Cho HS làm bài. GV dán tờ giấy ghi bảng so sánh hai cách kể chuyên trong hai đoạn lên bảng. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:. HS lên bảng kể chuyện. 1 HS trả lời 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 1 số HS trình bày. Lớp nhận xét. 2 HS thi kể. 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. HS kể theo cặp. 1 vài HS thi kể. Lớp nhận xét. HS nhìn lên bảng so sánh phát biểu ý kiến. HS nhận xét – bổ sung. HS lắng nghe. 4. Củng cố, dặn dò. - Em hãy nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian. - Viết lại vào vở 1 hoặc 2 đoạn văn hoàn chỉnh. Nhận xét tiết học. Mĩ thuật Đ 8 Tập nặn tạo dáng tự do – Nặn con vật quen thuộc I. Mục tiêu * HS cả lớp: - HS nhận hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật. - Biết cách nặn con vật. - Nặn được con vật theo ý thích. * HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh, ảnh con vật quen thuộc. Đất nặn III. Các hoạt động dạy- học 1. ổn định: 2. Kiểm tra: sự chuản bị của HS 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bài lên bảng b. Các hoạt động Hoạt động của thầy - trò Nội dung * HĐ1: Quan sát, nhận xét GV treo tranh về con mèo, trâu,... - Hỏi: Đây là con vật gì? Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào? H: Con vật đó có gì nổi bật? Màu sắc của nó ntn? H: Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ntn? H: Ngoài các con vật trên em còn biết con vật nào khác? Màu sắc của con vật đó ntn? * HĐ2: HD HS cách nặn. - GV vừa nặn vừa HD HS cách nặn - HS quan sát GV nặn và nhắc lại từng bước theo yêu cầu của GV. * HĐ3: Bài thực hành - HS chuẩn bị đất nặn, giấy lót bàn để làm thực hành. - HS chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn. - HS làm bài – GV quan sát, HD HS thao tác chậm. * HĐ4: nhận xét, đánh giá - HS trưng bày sản phẩm - Lớp nhận xét, chọn sản phẩm đẹp. 1. Quan sát, nhận xét,..... 2. Cách nặn. + Nặn từng bộ phận chính: Thân, đầu,... + Nặn bộ phận khác (chân, tay, đuôi,...) + Ghép dính các bộ phận. + Tạo dáng và chỉnh sửa hoàn chỉnh. 3. Thực hành 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Về tập nặn con vật khác. Quan sát hoa, lá. Phần kí duyệt của Ban giám hiệu .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an cu 8.doc