I. MỤC TIÊU :
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
- Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
69 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng thuật.
- Cả lớp nhận xét.
-1 HS nêu.
- HS nhận PHT.
- HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả .
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS theo dõi .
-3 HS đọc .
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
-HS cả lớp .
T31
Lịch sử (Lớp 4)
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I.MỤC TIÊU :
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Aùnh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triềy Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Aùnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ các vua nhà Nguyễn không đặc ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc, )
+ Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn) .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
- Nhắc HS giữ trật tự chuẩn bị học bài.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế,văn hóa ,GD của vua Quang Trung ?
- Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa ?
* GV nhận xét ,ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng.
b.Giảng bài :
*Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm đôi
- GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PHT :
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV kết luận : (SGV/54)
- GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Aùnh đối với những ngưòi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
- GV hỏi: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Aùnh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ?Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào ?
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 4
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK.
- GV cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
- GV cho các nhóm cử người báo cáo kết quả trước lớp .
- GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình .Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
4.Củng cố :
- GV Gọi HS đọc phần bài học .
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Để thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình, nhà Nguyễn đã có những chính sách gì?
5 Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước bài : “Kinh thành Huế”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời
- HS khác nhận xét .
- Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô .Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức .
- HS đọc SGK và thảo luận.
- HS cử người báo cáo kết quả .
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 2 HS đọc bài.
- 2 HS trả lời câu hỏi .
- HS cả lớp.
T32
Lịch sử (Lớp 4)
KINH THÀNH HUẾ
I.MỤC TIÊU :
- Mô tả được đôi nét về Kinh thành Huế:
+ Với công xuất của hàng chục vạn dân, và lính sau hành chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, dây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện ) .
- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
- PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
- Cho HS bắt bài hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Gọi HS đọc mục bài học.
* GV nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng.
b.Giảng bài :
* Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà Nguyễn...các công trình kiến trúc” và yêu cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế .
- GV tổng kết ý kiến của HS.
* Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm4
- GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp trong những công trình ở kinh thành Huế ) .
+ Nhóm 1 : Aûnh Lăng Tẩm .
+ Nhóm 2 : Aûnh Cửa Ngọ Môn .
+ Nhóm 3 : Aûnh Chùa Thiên Mụ .
+ Nhóm 4 : Aûnh Điện Thái Hòa .
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về những nét đẹp của công trình đó(tham khảo SGK)
- GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại kết quả làm việc .
- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện ,lăng tẩm ở kinh thành Huế.
- GV kết luận (SGV/55)
4.Củng cố :
- GV cho HS đọc bài học .
- Kinh đô Huế được xây dựng năm nào ?
- Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô Huế ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Tổng kết”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- Trả lời câu hỏi .
- HS đọc bài
- HS khác nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 HS đọc .
- Vài HS mô tả .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận .
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- Nhóm khác nhận xét.
- 3 HS đọc .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS cả lớp
T33
Lịch sử (Lớp 4)
TỔNG KẾT - ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU :
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang – Aâu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang – Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời hậu Lê, thời Nguyễn.
Ví dụ: dời đô ra Thăng Long, cuộc kháng chiến chống Tồng lần thứ hai,
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
Ví dụ: Hùng Vương dựng nước Văn Lang, hai Bà Trưng: khởi nghĩa chống quân nhà Hán,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- PHT của HS .
- Băng thời gian biểu thị các thời kì LS trong SGK được phóng to .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
GV cho HS hát .
2.Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
- Em biết thêm gì về thiên nhiên và con người ở Huế ?
* GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.
b.Giảng bài :
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân:
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).
-Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
- GV nhận xét ,kết luận .
* Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm;
- GV phát PHT có ghi danh sách các nhân vật LS :
+ Hùng Vương + An Dương Vương
+ Hai Bà Trưng + Ngô Quyền
+ Đinh Bộ Lĩnh + Lê Hoàn
+ Lý Thái Tổ + Lý Thường Kiệt
+ Trần Hưng Đạo + Lê Thánh Tông
+ Nguyễn Trãi + Nguyễn Huệ
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật LS trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật LS khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn LS đã học ở lớp 4 ) .
- GV gọi đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình . GV nhận xét ,kết luận .
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp:
- GV đưa ra một số địa danh ,di tích LS ,văn hóa có đề cập trong SGK như :
+ Lăng Hùng Vương + Thành Cổ Loa
+ Sông Bạch Đằng + Động Hoa Lư
+ Thành Thăng Long +Tượng Phật A-di- đà - GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện LS gắn liền với các địa danh ,di tích LS ,văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến ) .
* GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố :
- Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử vào sơ đồ.
- GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập kiểm tra HK II.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét .
- HS dựa vào kiến thức đã học ,làm theo yêu cầu của GV .
- HS lên điền.
- HS nhận xét ,bổ sung .
- HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong PHT .
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- 3 HS lên điền .
- HS khác nhận xét ,bổ sung.
- HS trình bày.
- HS cả lớp.
T34-35
Lịch sử (Lớp 4)
ÔN TẬP – KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Đề bài chuyên môn ra.
File đính kèm:
- LOP 4 - nam 2011_2012 - Lich Su T1_T35.doc