Giáo án các môn lớp 1A2 tuần 21 - 25

BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN

(Tiết 1)

I.Mục tiêu:

1. Giúp H hiểu:

 - Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bè.

- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.

2. Hình thàh kĩ năng cho H:

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học và khi chơi với bạn.

- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Mỗi H chuẩn bị 3 bông hoa dể chơi trò “ Tặng hoa”.

- Một lẵng nhỏ dể đựng hoa khi chơi.

- Phần thưởng cho các me đã biết cư xử với bạn tốt nhất.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 1A2 tuần 21 - 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trong SGK. - Biết được lợi ích của việc trồng hoa. 2. Cách tiến hành: a) B1: _ Cho H quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( theo cặp) b) B2: _ G yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. c) B3: Thảo luận - Kể tên các loài hoa có trong bài 23 SGK. - Kể tên các loài hoa khác mà em biết ? - Hoa được dùng để làm gì ? - H quan sát trang 48, 49 và thảo luận. - Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc. 3. G kết luận: - Các hoa có trong bài 23 SGK : hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua,.. - Ngoài ra còn có nhiều hoa khác. - Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa,... * HĐ 3: Trò chơi: “ Đố bạn hoa gì ?” (5’) 1. Mục tiêu: H củng cố những hiểu biết về cây hoa. 2. Cách tiến hành: - G yêu cầu mỗi ổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt. - Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp. - G đưa cho mỗi em 1 bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì ? - H dùng tay sờ hoặc ngửi, đoán xem đó là hoa gì ? Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc. ************************************************************* Tuần 24 : (Từ ngày 26 đến ngày2/3 ) Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007 Đạo đức bài 11 : Đi bộ đúng quy định ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: H hiểu. - Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. - Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. II. Tài liệu và phương tiện : - Tranh SGK. - Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, xanh, vàng. - Bút màu. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm tra bài cũ : ( 5’) - Khi đi trên đường phố, người đi bộ cần đi trên phần đường nào ? - ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào ? Tại sao ? * HĐ 1: Làm bài tập 3 ( 10’) - Cho H xem tranh và trả lời câu hỏi ( trang 35 ) -> G kết luận: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. * HĐ 2: Làm bài tập 4 ( 10’) - Giải thích yêu cầu của bài tập. - H xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ an toàn -> Nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười. => G kết luận: + Tranh 1,2,3,5, 6 : đúng quy định + Tranh 4,7, 8 : sai quy định + Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. * HĐ 3: Trò chơi : “ Đèn xanh đèn đỏ” (5’) - Cách chơi: H đứng tại chỗ. Khi người điều khiển cầm đèn hiệu xanh hai tay quay nhanh. Khi có đèn vàng, quay từ từ. Khi có đèn đỏ, tay không chuyển động. * Củng cố: (5’) - Cho H đọc bài thơ : “ Đi bộ trên vỉa hè Lòng đường để cho xe Nếu hè đường không có Sát lề phải ta đi Đến ngã tư đèn hiệu Nhớ đi vào vạch sơn Em chớ quên luật lệ An toàn còn gì hơn.” ------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2007 Tự nhiên xã hội Bài 24 : cây gỗ I. Mục tiêu: Giúp H biết - Kể tên 1 số cây gỗ và nơi sống của chúng. - Quan sát, phân biệt v nói tên bộ phận chính của cây gỗ. - Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ. - H có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành ngắt lá. II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK. III. Hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta học về “Cây gỗ”. * HĐ 1: Quan sát cây gỗ ( 15’) 1. Mục tiêu: H nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ. 2. Cách tiến hành: - G cho cả lớp ra sân trường đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ, nói tên cây đó ? - Quan sát cây phượng vĩ, G hỏi: + Cây gỗ này tên gì ? + Hãy chỉ thân, lá của cây. + Em có nhìn thấy rễ cây không ? + Thân cây này có đặc điểm gì ? 3. G kết luận: Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá hoa. Nhưng cây gỗ có thân cao to cho ta gỗ để dùng,gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán toả bóng mát. * HĐ 2: Làm việc với SGK ( 20’) 1. Mục tiêu: - H biết đặt câu hỏi và dựa và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK. - Biết ích lợi của việc trồng cây lấy gỗ. 2. Cách tiến hành: a) B1: Cho H quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi 8/50 (theo cặp). b) B2: Đàm thoại: + Cây gỗ thường được trồng ở đâu ? + Kể tên 1 số cây gỗ mà em biết. + Kể tên những đồ dùng được làm bằng gỗ. + Nêu lợi ích khác của cây gỗ ? 3. G kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và nhiều việc khác. Cây gỗ có rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy, cây gỗ trồng nhiều thành rừng, hoặc trồng ở những khu đô thị -------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 1 tháng3 năm 2007 Thể dục Bài 24 : bài thể dục - Đội hình đội ngũ I. Mục tiêu: - Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng. - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc theo lớp. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, kẻ sânc chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh” III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: (5-7’) - G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. * Khởi động :- Đứng vỗ tay, hát. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. * Kiểm tra bài cũ: 4- 5 H tập động tác phối hợp. 2. Phần cơ bản ( 22-25’) Nội dung (Gv) Động tác điều hoà. - Ôn toàn bài tập thể dục. - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ - Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” Định lượng 3-4 lần ( 5-6’) 1-2 lần ( 3-4’) 2 x 8 nhịp (4-5’) ( 3-4’) Phương pháp (Hs) - G nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích - G làm mẫu, H tập theo - G hô, H tập, G chỉnh sửa Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc 2 bàn tay. Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang, bàn tay sấp. Lắc 2 bàn tay. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4:Về TTCB Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân +Lần 1:G làm mẫu, H tập theo +Lần 2:G hô nhịp, H liên hoàn - Lớp trưởng điều khiển tập hợp 3 hàng dọc và điểm số. - H chơi theo 2 đội. 3. Phần kết thúc: (5-7’) - Đứng vỗ tay, hát. - Đi thường theo 2-4 hàng dọc. - G cùng H hệ thống bài . - Nhận xét giờ học. Tuần 25: (Từ ngày 5 /3 đến ngày 9/3 ) Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007 ---------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2007 Tự nhiên xã hội Bài 25 : con cá I. Mục tiêu: Giúp H biết - Kể tên 1 số loại cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, cá ao, cá hồ). - Quan sát, phân biệt và nói tên bộ phận bên ngaòi của con cá. - Nêu được 1 số cách bắt cá. - Ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. - Cần cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK/52-53 - Lọ cá sống. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài (5’): G và H giới thiệu con cá của mình. - G nói : Đây là con cá chép, nó sống ở hồ. - Các em mang đến loại cá gì ? - Nó sống ở đâu ? * HĐ 1: Quan sát con cá được mang đến lớp (10’) 1. Mục tiêu:- H nhận ra các bộ phận của con cá. - Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào ? 2. Cách tiến hành: a) B1:- G hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý : - Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá ? - Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi ? - Cá thở như thế nào ? b) B2: H làm việc theo nhóm. c) B3: Đại diện 1 số nhóm trình bày. 3. G kết luận: - Con cá có đầu, mình, đuôi và vây. - Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. - Cá thở bằng mang ( cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cángậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ô xi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ô xi để thở ). * HĐ 2: Làm việc với SGK (10’) 1. Mục tiêu: - H biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. - Biết 1 số cách bắt cá. - Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ. 2. Cách tiến hành: a) B1: G chia cặp và giao việc : Quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. b) B2: Thảo luận : - Nói về 1 số cách bắt cá ? - Kể tên các loại cá mà em biết ? - Em thích ăn loại cá nào ? - Tại sao chúng ta ăn cá ? 3. G kết luận : - Có nhiều cách bắt cá : bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền, kéo vó (như ảnh chụp SGK/53), dùng cần câu để câu cá. - Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển, chóng lớn. * HĐ 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập (VBT/22) (10’) 1. Mục tiêu : Giúp H khắc sâu biểu tượng về con cá. 2. Cách tiến hành : - Cho H đọc yêu cầu 1 và làm bài. - G nêu yêu cầu 2. H vẽ cá và giới thiệu sản phẩm của mình. ------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007 Thể dục Bài 25 : bài thể dục - trò chơi I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác. - Làm quen với trò chơi “ Tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường. - 1 số quả cầu trinh. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: (5-7’) - G phổ biến nội dung, yêu cầo bài học. * Khởi động: - Đứng vỗ tay, hát. - Xoay khớp cổ tay và các ngón tay : 5-10 vòng/ chiều - Xoay khớp cẳng tay, cổ tay : 5-10 vòng/ chiều - Xoay cánh tay : 5 vòng/ chiều - Xoay đầu gối chân : 5 vòng/ chiều - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. * Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra H tập động tác điều hoà 2. Phần cơ bản (20-22’) Nội dung (Gv) - Ôn bài thể dục. - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải ( trái),dàn hàng, dồn hàng. - Tâng cầu Thời gian Thời lượng (10’) 2- 3 lần 2 x 8 nhịp (2 - 3’) ( 10-12’) Phương pháp (Hs) - Lần 1: G điều khiển, cả lớp tập - Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập -> G nhận xét, uốn nắn động tác sai. - Lần 3: Từng tổ lên tập - Lớp trưởng điều khiển tập hợp 3 hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. - G giới thiệu quả cầu, sau đó làm mẫu, giải thích cách chơi. - H tập theo đội hình vòng tròn. - Kết thúc: Thi xem ai tâng cầu được nhiều nhất. 3.Phần kết thúc: ( 5-7’) - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30m - 40m. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - G cùng H hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • doc22x.doc
Giáo án liên quan