TIẾNG VIỆT ( Tiết 171 - 172 )
BÀI 81: ach
I. MỤC TIÊU
- HS đọc và viết được: ach, cuốn sách.
+ Đọc được từ ứng dụng: viên gạch, sạch sẽ, kênh, rạch, cây bạch đàn.
+ Đọc được đoạn thơ ứng dụng trong bài:
- Luyện nói tự nhiên được 2 - 4 câu theo chủ điểm: Giữ gìn sách vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV:Bộ ghép chữ tiếng Việt. Quyển sách(giới thiệu bài), tranh minh họa câu ứng dụng. Phần luyện nói.
+ HS : bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: học sinh viết bảng từ : xem xiếc, rước đèn. Vài học sing đọc lại câu ứng dụng trong bài 80.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 1 tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủng cố, dặn dò:
- G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm)
- Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 85.
toán
Tiết 80 luyện tập
I. Mục tiêu
Thực hiện được phép tính trừ (dạng 17- 3)
- Rèn luyện kỹ năng cộng trừ nhẩm (không nhớ trong phạm vi 20).
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ kẻ BT 4.
- HS bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Củng cố làm tính trừ dạng 17 - 3
Bài 1: HS nêu y/c BT (h/s TB nêu).
- H/s đồng loạt làm bài vào bảng con, mỗi lượt làm 2 phép tính , và 2 HS lên bảng làm bài. G/v nhận xét chốt kết quả đúng lên bảng.
Bài 2: HS nêu y/c bài tập (h/s K,TB nêu).
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn, Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
- Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước. HS đọc lại toàn bài sau khi đã nhận xét kết quả đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố thực hiện phép tính có đến 2 dấu tính trong một biểu thức. Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập. G/v hướng dẫn:
- H/s K,G nêu cách làm, h/s TB,Y, KT nhắc lại.
- Gọi 3 h/s K,TB lên bảng làm, ở dưới làm vào vở ô li . G/v quan sát giúp đỡ h/s TB,Y.
- H/s và g/v nhận xét bài trên bảng.
Bài 4: G/v treo bảng phụ. H/s yêu cầu.
? Muốn nối được chính xác thì ta phải làm gì trước tiên (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
- HS chơi trò chơi : Ong tìm chữ. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia chơi, HS sẽ tiếp sức nhau nối phép tính với kết quả sao cho đúng.
- Sau 2 phút đội nào nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò.
- Qua tiết luyện tập này giúp ta cũng cố kiến thức gì ?
- Dặn h/s về làm BT 4 vào vở BT. Xem trước bài 79.
Mĩ thuật
Tiết 20: Vẽ quả chuối
I- Mục tiêu:
- Tập nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối
- Vẽ hoặc nặn được quả chuối gần giống với mẫu thực.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
- Tranh, ảnh về các loại quả khác nhau: Chuối, ớt, dưa chuột, dưa gang ...vài quả chuối, qảu ớt thật
- Học sinh:
- Vở tập vẽ 1, Bút chì, bút dạ, sáp màu
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
2- Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu đặt điểm của quả chuối.:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh hay một số quả thực để các em thấy được sự khác nhau về:
+ Hình dáng. Màu sắc
- Giáo viên yêu cầu 2 - 3 học sinh lên bảng chỉ vào tranh hay mẫu vật, gọi tên và màu sắc của các loại quả đó.
- Giáo viên củng cố lại cho các em rõ hơn về đặc điểm, hình dáng, màu sắc các loại quả đó.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:
a) Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng quả chuối.
- Vẽ thêm cuống, núm ... cho giống với quả chuối hơn.
- Có thể vẽ màu quả chuối như sau:
+ Màu xanh (quả chuối xanh)
+ Màu vàng (quả chuối đã chín).
Chú ý: Vẽ hình vừa với khuôn giấy ở Vở tập vẽ 1.
- Bài vẽ quả chuối của lớp trước để các em học cách vẽ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
+ Bài tập: Vẽ quả chuối và vẽ màu theo ý thích.
- Quan sát kỹ hình quả chuối
- Vẽ vừa phải, cân đối (không vẽ to quá, không vẽ nhỏ quá).
- Vẽ màu vào quả chuối ( khi chuối non vẽ màu xanh, khi chuối chín vẽ màu vàng)
- Giáo viên giúp học sinh hoàn thành bài theo hướng dẫn ở phần cách vẽ, yêu cầu học sinh vẽ vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1 và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và yêu cầu học sinh nhận xét và xếp loại một số bài vẽ và nặn:
+ Hình dáng chung có giống quả chuối không?
+ Những chi tiết, những đặc điểm, màu sắc của quả chuối như thế nào?
+ Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò:
Quan sát một số quả cây để thấy được hình dáng, màu sắc của chúng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 15 tháng 01 năm 2010
Tiếng việt ( Tiết 181 - 182 )
bài 85 : ăp - âp
I. Mục tiêu
- Giúp h/s sau bài học h/s có thể:
- HS đọc và viết được : ăp, âp, cải bắp, cá mập.
+ Đọc được từ ứng dụng: Gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh.
+ Đọc đúng bài thơ ứng dụng trong bài.
- Luyện nói tự nhiên được 2 - 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
II. Đồ dùng dạy học: - G/v: Bộ ghép chữ tiếng việt 1. Tranh minh họa từ khóa đoạn thơ ứng dụng. Phần luyện nói.
- H/s: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- 2 H/s TB lên bảng viết từ ứng dụng của bài 84. ở dưới víêt vào bảng con. G/v nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: tiết 1
* Hoạt động 1: Nhận diện vần và hướng dẫn cách đọc.
- Gv ghép lên bảng vần ăp. HS đọc trơn vần ăp.(Cả lớp đọc )
Vần ăp gồm mấy âm ghép lại với nhau, dó là những âm nào?(h/s TB phân tích; hs : K- G bổ sung).
- So sánh vần ăp với ap (h/s K,G so sành, h/s B,Y nhác lại).
- Ghép vần ăp . ( Cả lớp - 1 hs : K lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét .
- Yêu cầu HS đánh vần vần op (h/s:đánh vần lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB-Y
? Muốn có tiếng ăp ta phải thêm âm và dấu gì ?(h/s : K G trả lời)
- Phân tích tiếng ăp. (h/s :TB,Y phân tích,h/s: K,G nhận xét, bổ sung ).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- G/v nhận xét .
- Đánh vần tiếng ăp (h/s :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại).
- G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: cải bắp
- H/s ghép từ cải bắp. ( Cả lớp ) G/v nhận xét.
- H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s.
* Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại )
- Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch từ: Gặp, ngăn, tập, bập).
- G/v có thể giải thích một số từ ngữ : gặp gỡ, ngăn nắp, bập bênh, tập múa.
- G/v đọc mẫu.
- H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào bảng con.
? Vần ăp được viết bởi những chữ nào (h/s: TB trả lời, h/s K,G bổ sung).
- G/v viết mẫu vần ăp, cải bắp . Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s.
* Vần : âp ( Quy trình tương tự )
tiết 2
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại và đọc câu ứng dụng.
- Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dõi nhận xét.
- H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại )
* Hoạt động 5: Luyện nói.
? Hôm nay chúng ta nói theo chủ đề gì.
- H/s đọc tên bài luyện nói: Trong cặp sách của em.
- G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong cặp của em có những gì (trong cặp có sách vở...).
? Hãy kể tên loại sách vở của em. (Sách toán, TV, TNXH...).
? Em có những đồ dùng học tập nào. (Thước, bút chì, bảng con, phấn...).
? Em sử dụng chúng khi nào. (Thước dùng khi kẻ, bút chì dùng khi vẻ...).
? Khi sử dụng em cần chú ý điều gì. (Ta phải sử dụng cẩn thận nhẹ nhàng...Cất đúng vị trí, để không bị lẫn với nhau).
? Ai có thể nói cho cả lớp nghe chiếc cặp của mình. (H/s K,G trả lời, h/s Y lắng nghe).
- G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét .
* Hoạt động 6: Luyện viết.
- H/s viết vào vở tập viết vần: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu. Nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- G/v cho h/s đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự.
? Thi tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.(Tất cả h/s đều tìm)
- Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 86.
Thể dục
Tiết 20: Động tác vươn thở , tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
Điểm số hàng dọc theo tổ.
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết thực hiện động tác chân.
- Biết cách điểm số hàng dọc theo tổ.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học. Cán sự, tập hợp, điểm số báo cáo sĩ
Khởi động Chạy nhẹ nhàng trên sân tập
Xoay cổ tay, chân,hông,gối…
Trò chơi: “Diệt các con vật có hại ” GV tổ chức cho HS chơi.
2. Phần cơ bản
Tập 2 động tác vươn thở và tay. GV làm mẫu, giải thích động tác Cán sự điều khiển. GV theo dõi , quan sát biểu dương. Đội hình tập 2 hàng dọc.
Học động tác chân. GV làm mẫu,quan sát, uốn nắn, sửa sai.
- Ôn 3 động tác đã học. Đội hình hàng ngang
3. Phần kết thúc.
- Thả lỏng chân tay Cả lớp thả lỏng chân tay, cúi người lỏng, hít thở sâu.
- Nhận xét giờ học
- Giao bài tập về nhà: Ôn 3 động tác thể dục đã học
thủ công
bài 20 gấp mũ ca nô (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Gấp được mũ ca nô bằng giấy, các nếp gấp tương đối phẳng thẳng. H/s biết yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một chiếc mũ ca nô có kích thước lớn, một tờ giấy hình vuông to.
- HS một tờ giấy mầu, một tờ giấy vở thủ công, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
? Nhắc lại quy trình gấp mũ ca nô. H/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
- Cả lớp thực hành gấp mũ ca nô. G/v q/sát giúp đỡ h/s TB,Y.
Lưu ý: Nếu nhiếu học sinh còn lúng túng, G/v có thể h/d trước lớp.
- Gấp song mũ G/v hướng dẫn h/s trang trí bên ngoài mũ theo ý thích của mỗi em.
* Hoạt động 2: Học sinh trưng bày sản phẩm.
- G/v tổ chức trưng bày sản phẩm, chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- G/v nhắc h/s dán sản phẩm vào vở thủ công.
3. Củng cố,dặn dò:
- G/v nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của học sinh.
- Gv dặn h/s ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy màu cho bài kiểm tra tuần tới.
*******************************************************************************************
File đính kèm:
- GA lop 1 tuan 20 du cac mon.doc