I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song
- Rèn cho học sinh vẽ được hai đường thẳng song song.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1.Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi 2 học sinh lên bảng nêu tên các cặp song song ở hình vẽ ABMN và NMCD
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV vẽ hình vuông ABCD lên bảng ,yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh song song có trong hình vẽ(như sách bài tập)
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Gọi HS khác nhận xét
- GV chữa bài và nhận xét chung.
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập : hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song
- Rèn cho học sinh vẽ được hai đường thẳng song song.
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi 2 học sinh lên bảng nêu tên các cặp song song ở hình vẽ ABMN và NMCD
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV vẽ hình vuông ABCD lên bảng ,yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh song song có trong hình vẽ(như sách bài tập)
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Gọi HS khác nhận xét
- GV chữa bài và nhận xét chung.
Bài 3:
- Gọi 2 HS đọc đề bài
- GV vẽ hình lên bảng
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Dưới lớp GV thu vở chấm 1 số bài , nhận xét.
2.Củng cố:
? Thế nào là 2 đường thẳng song song?(1 HS nêu)
- GV hệ thống lại nội dung các bài tập.
- Nhận xét,đánh giá tiết học.
********************************************************
Luyện từ và câu
Luyện tập : Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I. Mục tiêu:
- Củng cố giúp HS nắm chắc một số từ ngữ thuộc chủ đề : ước mơ
- HS làm tốt các bài tập
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS..
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1 Luyện tập:
Bài 1:
- GVnêu yêu cầu bài:Ghi +vào ô trống trước câu giải nghĩa đúng, ghi dấu- vào ô trống trước câu trả lời sai.
- HS làm bài theo nhóm đôi
- Các nhóm trả lời. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2 : Hãy tìm từ đi với từ ước và từ mơ để tạo thành từ ghép.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trả lời ,HS khác nhận xét và bổ sung.
+ ươc ao , ước muốn, ước mong , ước nguyện
+ mơ mộng , mơ màng
- GV nhận xét , chữa chung.
Bài 3 : Hãy đặt câu với 5 từ tìm được
- Hs tự đặt câu vào vở
- Gọi nhiều HS tiếp nối nhau đặt câu
- GV chữa bài.
Bài 4: Viết một đoạn văn dài khoảng 5,6 dòng nói về ước mơ của em.
- HS tự viết đoạn văn vào vở
- Gọi 5,6 HS đọc bài viết của mình
- Cả lớp nhận xét
- GV chữa bài và bổ sung thêm.
2. Củng cố:
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học và tuyên dương HS học tốt.
***********************************************************************
Thứ năm ngày 22 tháng 10 măm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập: Động từ
I. Mục tiêu :
- Củng cố để HS hiểu được ý nghĩa của động từ đã học, và biết cách tìm các động từ có trong đọng văn.
- HS làm tốt các bài tập .
- Rèn kĩ năng đặt câu cho HS.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Động từ khác với danh từ như thế nào?
- 2 HS trả lời ,HS khác nhận xét và bổ sung thêm.
- GV chốt kết quả đúng, cả lớp ghi bài vào vở.
2. Luyện tập:
Bài 1:Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
- Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ về danh từ, động từ.
- HS làm bài cá nhân,2 HS trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét.
- GV chữa bài và nhận xét chung.
Bài 2:
*Phần a:- Cho HS thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm lên trình bày
- GV chữa bài và nhận xét.
*Phần b:- Cho HS làm bài cá nhân
- Gv giúp HS yếu làm bài
- Gọi HS lên bảng trả lời về các từ chỉ hoạt động , trạng thái của gió của cây cối.
- Lớp nhận xét, Gv chữa bài.
Bài 3: Đặt 5 câu có sử dụng các động từ vừa tìm được.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
VD:Lớp 4A đang học tập đọc.
Cây cối đứng im lìm.
Bố em đang cày ruộng.
3 Củng cố , dăn dò:
- ? Thế nào là động từ? Lấy ví dụ
- Nhận xét giờ học.Tuyên dương HS làm bài tốt.
**********************************************************
Toán
Luyện tập : Vẽ hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc
- Rèn cho học sinh vẽ được hai đường thẳng vuông góc.
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài
- yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- gọi 3 học sinh lên bảng làm,gọi HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu từng HS lên bảng nêu cách làm
- GV chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV vẽ tam giác ABC có 3 góc nhọn lên bảng
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ đường cao AH
- Gọi HS khác nhận xét
? Nêu cách vẽ đường cao AH
-Tương tự : yêu cầu HS vẽ đường cao BK ,CE
? Nêu nhận xét về 3 đường cao AH, BK ,CE ? (3 đường cao của tam giác ABC cắt nhau ở1 điểm)
Bài 3:
- Gọi 2 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập
- GV thu vở chấm 1 số bài , nhận xét.
2.Củng cố:
- Nêu cách vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
- Nhận xét,đánh giá tiết học.
********************************************************
Hoạt động tập thể
Hiểm hoạ và thảm hoạ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là thảm hoạ ,hiểm họa
- HS biết được các loại thảm hoạ ở Việt Nam
- Các em biết được hiểm họa xẩy ra ở đâu và xẩy ra khi nào.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng
2.Bài mới:
*GV giới thiệu:Thế nào là hiểm họa:
Hiểm họa là bất cứ sự kiện không bình thường nào và có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản và đời sống con người.
- Cho HS lấy ví dụvề hiểm họa.
VD:lũ lụt,cháy ,sạt lở đất, bãolà những hiểm họa.
? ở địa phương em đang sống đã có hiểm họa nào ?
- Cho HS tự kể : (bão ,lụt)
- HS khácnhận xét , GV bổ sung thêm.
? Trong năm nay ở địa phương em đã xẩy ra hiểm họa nào chưa? đó là những hiểm họa nào?
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
* GV giới thiệu thảm họa:
Thảm họa là bất cứ sự kiện không bình thường do thiên nhiên gây ra,bất ngờ đe dọa đến đời sống của con người.
? Kể tên các thảm họa của nước ta?
? Ơ vùng đồng bằng chúng ta có những loại thảm họa nào?
- HS tự kể, GV nhận xét và chốt những loại thảm họa có ở nước ta
- GV giảng tác hại của các loại thảm họa , hiểm họa (bão , lũ lụt, sạt lở đất , mưa đá) và những việc làm để phòng ngừa các lọai thảm họa , hiểm họa để giảm bớt thiệt hại cho nhân dân.
? ở địa phương emcó thảm họa , hiểm họa gây ra có những thiệt hại nào, em hãy kể những thiệt hại đó?
3. Củng cố:
? Thế nào là thảm họa , thế nào hiểm họa?
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương HS học tốt.
**********************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- Buoi 2Tuan 9 lop 4.doc