I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS kiến thức về dãy số, giá trị của chữ số trong mỗi số.
- Củng cố cho HS kỹ năng đọc biểu đồ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Luyện tập: GV cho HS làm các bài tập ở vở luyện Bài 26 (trang 25, 26)
*Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc đầu bài
- GV viết phần a lên bảng:
257895, .,257897.
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về dãy số, giá trị của chữ số trong mỗi số.
- Củng cố cho HS kỹ năng đọc biểu đồ.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Luyện tập: GV cho HS làm các bài tập ở vở luyện Bài 26 (trang 25, 26)
*Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc đầu bài
- GV viết phần a lên bảng:
257895,.,257897.
Yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số và điền vào chỗ trống (257896 )
-Phần b, c yêu cầu HS làm tương tự.
GV lưu ý HS đối với dạng bài tập này phải tìm được quy luật của dãy số để điền những số hạng còn thiếu.
*Bài 2:
- Gọi 1HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
*GV lưu ý HS để xác định được giá trị của 1 chữ số trong mỗi số cần xác định được chữ số đó thuộc hàng nào.
VD : Xác định giá trị của chữ số 2 trong số 23057.
+ Chữ số 2 ở hàng chục nghìn
+ Vậy chữ số 2 có giá trị là 20000.
*Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp quan sát biểu đồ trong vở bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét , chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
**************************************
Luyện từ và câu
Luyện tập: danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu
- Tiếp tục luyện tập, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về khái niệm DTC và DTR.
- Nắm chắc quy tắc viết hoa DTR và vận dụng tốt trong thực tế.
- Vận dụng tìm chính xác danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn, đoạn thơ.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên gọi 1, 2 học sinh lên bảng tìm 3 DTC và DTR.
- Dưới lớp làm vở nháp.
- Giáo viên đồng thời gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập: “ Timf DTC, DTR trong các đoạn văn, bài thơ và ghi vào đúng ô.”
Tên văn bản
Danh từ chung
Danh từ riêng
1- Đoạn văn tả Hồ Gươm
- Nhà, gác,.
- Hồ Gươm, Thê Húc,.
2- Bài văn Họp báo “ Chim Hoạ Mi”
- toà soạn, nhà,
- Thuý Giang,.
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn, bài thơ để tìm DTC, DTR ghi vào đúng ô.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
- Gọi một số học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng. Giáo viên lưu ý cho học sinh là nhớ viết hoa DTR.
* Bài 2.
- Học sinh nêu yêu cầu: “ Hãy tìm DTC, DTR và ghi vào đúng ô dưới đây.”
DTC chỉ người
DTR chỉ người
DTC chỉ vật
DTR chỉ vật
- nhà báo, nhà văn,..
- Nguyễn Văn Nam, ..
- sông, núi,
- Ninh Cơ, Đồng Nai, Ba Vì,..
- Học sinh tự làm bài.
- Giáo viên chấm., chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà ôn lại bài.
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Luyện đọc bài: Chị em tôi
I. mục tiêu
- Tiếp tục luyện đọc cho học sinh.
- Học sinh đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, diễn tả được nội dung câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài: “ Chị em tôi”
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Luyện đọc.
a. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. Cả lớp nghe nhận xét cách đọc của bạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Giáo viên đọc mẫu- Học sinh luyện đọc.
* Luyện đọc đoạn 1.
? Để đọc tốt đoạn văn này, em đọc như thế nào? ( Đọc phát âm đúng, nhấn giọng ở những từ gợi tả, đọc với giọng kể nhẹ nhàng.)
- 5 học sinh luyện đọc.
- Các bạn nhận xét bạn đọc.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên gọi 1 học sinh có giọng đọc tốt nhất đọc cho cả lớp nghe và học tập cách đọc của bạn.
* Luyện đọc đoạn 2, 3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 2 đoạn của bài. Chú ý giọng đọc nhẹn nhàng hóm hỉnh, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng giọng của nhân vật:
+ Lời người cha đáp lại dịu dàng, ôn tồn, trầm buồn.
+ Lời cô chị lễ phép, bực tức.
+ Lời cô em tinh nghịch, lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
- Cả lớp luyện đọc. HS đọc thầm toàn bài.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những học sinh đọc tốt.
- Dặn về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS kỹ năng đọc, viết số có nhiều chữ số, đổi đơn vị đo khối lượng, đọc biểu đồ, đọc bảng số liệu.
II. Các hoạt động dạy học
1. Luyện tập
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở Luyện Toán (trang 26)
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- Cho HS làm bài
- Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và điền vào chỗ trống
- GV thu vở chấm 1 số em
- Gọi HS đọc kết quả bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 3:
- Yêu cầu HS làm vào vở luyện
- GV có thể thu chấm 10 em
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét chữa bài
2. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét, đánh giá tiết học.
*****************************************
Hoạt động tập thể
An toàn giao thông
An toàn khi
đi trên các phương tiện giao thông công cộng
I. Mục tiêu:
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến đò là nơi các phương giao thông đỗ, đậu để đón khách lên xuống.
- Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng như : xếp hàng lên xuống, ngồi tàu, xe
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Cho HS chơi trò chơi làm phóng viên
* HĐ 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe
? Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi xa, được đi xe khách hay tàu hoả hay tàu thuỷ?
? ở những nơi đó thường có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì?
? Chỗ để bán vé cho người đi tàu, xe gọi là gì?
* HĐ 3: Lên xuống tàu xe
? Xe đỗ bên lề đường thì lên xuống xe phía nào?
? Nếu chen nhau, ai cũng vội vàng lên trước thì sao?
? Nếu hấp tấp bước lên tàu, thuyền không bám vịn thì sao?
Gọi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
* HĐ 4: Ngồi ở trên tàu, xe
+ GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, xe
+ GV nêu các tình huống, yêu cầu HS đánh dấu đúng hay sai
+ HS trả lời, GV hỏi thêm vì sao những hành vi đó là sai?
+ GV phân tích đó là những hành vi nguy hiểm, không an toàn,có thể gây tai nạn
* Củng cố:
- GV nhắc nhở về thái độ và xây dựng thói quen đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
****************************************************************
ban giám hiệu kí duyệt
Sinh hoạt lớp tuần 5
I. Mục tiêu
- HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp.
- Đề ra phương hướng tuần 6.
II. nội dung
1. Nhận xét ưu, nhược điểm tuần 5
* Ưu điểm:
- Nề nếp: Đa số HS thực hiện tốt nề nếp đi học đều, đúng giờ.
- Lao động vệ sinh: Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, hoà nhã, đoàn kết với bạn bè.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt.Đa số các em học bài và làm bài đầy đủ trước khi đén lớp.
Tuyên dương em: Kiều, Khánh, Đại, Linh,Liên
* Nhược điểm:
- Trực nhật chưa sạch ở 1 số buổi
- Một số em chưa làm bài tập đầy đủ khi đến lớp như: Cương, Quỹ, Tịch
- Một số em còn phải nghỉ học vì ốm: Hiếu, Chuyền
2. Phương hướng tuần 6
- Ôn định mọi nề nếp
- Đi học đều, đúng giờ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Thưc hiện tốt luật giao thông đường bộ.
File đính kèm:
- buoi 2 tuan 6chuannga.doc