Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

3. Thái độ: - Trong cuộc sống vui vẻ, hài hước , tràn ngập tiếng cười .

II. Đồ dùng dạy học .

-Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi nội dung .

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

* GV: - Yêu cầu HTL bài Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung?

* HS:- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét, bổ sung.

GV: - Gv nhận xét chung, ghi điểm.

 

doc26 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bổ sung. GV: - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Ôn tập * Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên . - Tổ chức hs quan sát hình sgk/136, 137. - Cả lớp quan sát. ? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9 ? - Hình 7: người đang ăn cơm và thức ăn. - Hình 8: Bò ăn cỏ. - Hình 9: Các loài tảo - cá - cá hộp (thức ăn của người). ? Dựa vào các hình trên bạn nói về chuỗi thức ăn? - Hs trao đổi theo N2. - Trình bày: - Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. - Gv nhận xét chung, chốt ý đúng: Các loài tảo - Cá - người Cỏ - bò - người. ? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì? - Cạn kiệt các loài ĐV, TV, môi trường sống của ĐV,TV bị phá. ? Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? -...ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn, nếu không có cỏ thì bò bị chết, con người không có thức ăn.... ? Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất? - ...có vai trò quan trọng . TV là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ TV. ? Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên? * Kết luận: Gv chốt ý trên . - ...bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ TV và ĐV. 4. Củng cố: - Nhắc lại bài ôn ? - 2 HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Nghe, thực hiện. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục ôn bài. Ngày soạn :16/5/2013 Ngày giảng thứ sáu ngày 17/5/2013 Tiết 1: Tập làm văn $68. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. 2. Kĩ năng: - Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện  chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập . II. Đồ dùng dạy học : Đồ dùng : VBT . III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Bài tập Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm mẫu. - Gv hướng dẫn hs cách điền . - N3 VNPT; ĐCT: Hs không cần biết. + Hs viết từ phần khách hàng: + Mặt sau em phải ghi: - Trình bày miệng: - Yêu cầu HS làm bài vào VBT . - Trình bày : - Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi. - Họ tên người gửi (mẹ em) - Địa chỉ: Nơi ở của gia đình em. - Số tiền gửi (viết số trước, chữ sau) - Họ tên người nhận:ông hoặc bà em. - Địa chỉ : Nơi ở của ông hoặc bà em. - Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn. - Nếu cần sửa chữa viết mục dành cho việc sửa chữa. - Mục khác dành cho nhân viên bưu điện . *Hs đóng vai trình bày trước lớp: - Viết bài vào VBT . - Một số học sinh đọc nội dung đã điền đầy đủ trước lớp. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv hướng dẫn hs ghi các thông tin: - Tên báo chí đặt mua cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị. - Thời gian đặt mua.( 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). - Làm bài: - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Trình bày: - Hs tiếp nối đọc giấy đặt mua báo chí trong nước. - Gv nhận xét chung, ghi điểm hs làm bài đầy đủ, đúng: Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. 4. Củng cố: - Nhắc lại bài ? - 2 HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Nghe, thực hiện. 5. Dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài tập vào vở, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống. Tiết 2: Toán $170. ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giải được bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (BT 1;2;3 ) 2. Kĩ năng: - Giải thành thạo các loại bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số" 3. Thái độ: - Yêu thích học bộ môn. II. Đồ dùng học tập : 1. Đồ dùng :Nháp III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV: - Chữa bài 4/175? HS: - 1 hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo bài kiểm tra. GV: - Gv nhận xét chung, ghi điểm . 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Bài tập Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs tự tính vào nháp: - Gv cùng hs nhận xét, chốt bài đúng: - Nêu miệng và điền kết quả vào bảng . A, số lớn :180 ; số bé:138 B, số lớn:1016 ; số bé :929 C, số lớn:1882 ;số bé :1389 Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài. - Làm bài vào nháp: - 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp kiểm tra, nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt bài đúng: Bài giải Ta có sơ đồ : Đội 1: | | 1375 Đội 2: | | 285 Đội thứ nhất trồng được là: (1375 + 285):2= 830 (cây) Đội thứ hai trồng được là: 830 - 285 = 545 (cây) Đáp số: Đội 1: 830 cây Đội 2: 545 cây. Bài 3. Đọc yêu cầu bài và tìm lời giải Bài giải Nửa chu vi là :530 ; 2 = 265 (m) Chiều dài là : (265 + 47 ): 2 = 156( m ) Chiều rộng là :156 – 47 = 109( m ) DT thửa ruộng là:156 x 109 = 17004 (m2 ) Đáp số : 17004 m2 4. Củng cố: - Nhắc lại bài ôn? - 2 HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Nghe, thực hiện. 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập tiết 170 VBT. Tiết 3 : Anh (Cô Phương dạy ) Tiết 4: Kể chuyện $34. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính. Biết kể lai rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật ( kể không thành chuyện ), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật ( kể thành chuyện ). 2. Kĩ năng: - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 3. Thái độ: Yêu thích học bộ môn kể chuyện. II. Chuẩn bị : Đồ dùng : Bảng lớp viết nội dung gợi ý 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV: ? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời? HS: - 2 Hs kể, lớp nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể. GV: - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. - Gv viết đề bài lên bảng: - Hs đọc đề bài. - Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài: - Hs trả lời: *Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết. - Đọc các gợi ý? - 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3. + Lưu ý : Hs có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó. Hs kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính. - Giới thiệu nhân vật mình chọn kể: - Nối tiếp nhau giới thiệu. 3.3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Nêu dàn ý câu chuyện: - Hs nêu gợi ý 3. - Kể chuyện theo cặp: - Cặp kể chuyện. - Thi kể: - Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Gv cùng HS nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất. - Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện. 4. Củng cố: - Nhắc lại bài ? - 2 HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Nghe, thực hiện. 5. Dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 5 : Đạo đức Bài : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I.Mục tiêu: 1. kiến thức:-HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông. 2.Kĩ năng:HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp. 3. Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo, tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông. II. Đồ dùng dạy học -Các biển báo III. Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới. GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông. GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu. GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới. GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122 Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo. Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì? GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e) 4: Củng cố -GV cùng HS hệ thống bài 5 Dặn dò: nhận xét HS theo dõi HS lên bảng chỉ và nói. -Hình tròn Màu nền trắng, viền màu đở. Hình vẽ màu đen. -Biển báo cấm - HS trả lời: *Biển số 110a. biển này có đặc điểm: Hình tròn Màu: nền trắng, viền màu đỏ. Hình vẽ: chiếc xe đạp. +Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp * Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP . ý nghĩa dừng lại. Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn. Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo. Biển 303, Giao nhau chạy theo vòng xuyến. Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ Biển 305, biển dành cho người đi bộ. Các nhóm chơi trò chơi. Tiết 6: Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Gíup học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần 34. - Đề ra phương hướng họat động tuấn 35. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn cùng học tập tiến bộ. II. Tiến hành: Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 34: - Các tổ nhận xét đánh giá về các hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần - Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung về nhận xét các tổ - Giáo viên nhận xét đánh giá chung cả lớp A. Ưu điểm - Có tinh thần đoàn kết, chuyên cần tương đối đảm bảo. - Học bai và làm bài tập ở nhà khá thường xuyên - Học tập có nhiều tiến bộ B. Tồn tại: Giờ tự học ôn, có một số ít em chưa chịu khó làm bài tập ở lớp, về nhà có học bài, làm BT ở nhà, nhưng chưa có chất lượng. VS cá nhân có sạch sẽ, tiến bộ hơn nhiều hơn các tuần học trước. * Phương hướng tuần 35: - Tiếp tục duy trì các hoạt động nề nếp tác phong, học tập nghiêm túc, tăng cường phát biểu xây dựng bài, vệ sinh cá nhân, trong lớp sạch đẹp, biết giúp đỡ bạn trong học tập - Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm cao, để chào mừng ngáy sinh nhất Bác Hồ. - Tổ chức cho học sinh ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kì 2. - Tổng kết: tuyên dương các em có thành tích cao trong học tập – nhắc nhở phê bình những em chưa có ý thức vươn lên trong học tập.

File đính kèm:

  • docTuần 34.doc
Giáo án liên quan