I. Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: não, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, chữa bệnh.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười.
+Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn /bphổ biến khoa học.
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Thống lê, thư giãn, sảng khoái, điều trị.
II. Đồ dùng dạy học:+ Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
29 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à yêu cầu trong điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước.
+ Điền đúng nội dung trong điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Giấy chuyển tiền, phiếu đặt mua báo chí.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV nhận xét chung tiết trả bài trước.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm Bài tập
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu
+ GV phát phiếu Điện chuyển tiền. Giấy đặt mua báo chí.
+ GV giải thích các từ ghi tắt.
H: trong bài tập nêu ra ai là người gửi, ai là người nhận?
* GV hướng dẫn từng bước cho HS hiểu:
+ HS lắng nghe.
+ 3 em đọc nối tiếp.
+ HS lắng nghe, theo dõi.
+ Trả lời theo yêu cầu và theo đúng yêu cầu đã nêu.
- Người gưỉ là mẹ em, người nhận là ông bà em.
+ Lớp theo dõi bổ sung.
ĐIỆN CHUYỂN TIỀN
Họ và tên người gửi: họ tên mẹ em
Địa chỉ :
Số tiền gửi được viết bằng số trước bằng chữ sau.
Họ tên người nhận:
Tin tức kèm theo nếu cần.
+Nếu cần sửa chữa, viết vào ô cần sửa chữa.
+ Các mục khác do nhân viên bưu điện điền.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu HS thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi.
* Kết luận :
+ Khi đặt mua báo các em cần ghi rõ các mục như sau:
+ Tên độc giả.
+ Địa chỉ:
+ Ghi theo yêu cầu chiều ngang.
+ cộng số tiền các loại:
+ Mục thành tiền viết tổng số tiền bằng chữ
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm đặt mua.
+ Phần cuối là chữ kí người đăng kí mua.
3.Củng cố – dặn dò : ( 5 phút)ø
+ Nhận xét tiết học
+ Về nhà học ghi nhớ , làm bài tập vào vở Luyện tập
+ 1 em đọc thành tiếng
+2 em trao đổi câu hỏi , thảo luận
+ Nối tiếp trình bày ý kiến
+ HS tự làm bài
+ Gọi HS đọc bài làm
+ HS đọc lại nhiều lần kết luận
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
* Giấy đặt mua báo trong nước.
+ HS lắng nghe theo dõi phiếu cá nhân
+ HS tự làm bài.
+ Nhận xét và sửa bài.
+ HS ghi nhớ và và viết các tờ in sẵn trong cuộc sống.
********************************************
Địa lí (Tiết 65)
ÔN TẬP HỌC KÌ
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơbản về môn Địa lí cho HS . yêu cầu HS cần nắm :
+ Chỉ được trên bản đồ địa lí Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan –xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyện hải miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
+ So sánh và hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
+ Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của người dân ở các vùng miền.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Nôi dung thi hái hoa dân chủ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
* Hình thức:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập kiến thức của các bài đã học.
* Nội dung:
- HS lắng nghe GV giới thiệu nội dung yêu cầu của tiết học.
+ Lớp chia thành 4 nhóm theo yêu cầu phân công.
* Vòng 1: Ai chỉ đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ, Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, thì đội đó sẽ chỉ vị trí trên bản đồ.
+ Nếu chỉ đúng thì ghi được 3 điểm, nếu chỉ sai thì không có điểm.
* Vòng 2: Ai kể đúng:
+ GV có chuẩn bị sẵn các bông hoa trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó.
+ Nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai không có điểm.
* Vòng 3: Ai nói đúng:
+ GV chuẩn bị các băng giấy ghi sẵn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần thơ.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó.
+ Nếu nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai thì không có điểm.
* Vòng 4: Ai đoán đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn một ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi : sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì phất cờ xin trả lời.
+ Mỗi ô hàng ngang trả lời đúng thì ghi được 5 điểm.
+ Ô chữ hàng dọc trả lời đúng ghi được 20 điểm, nếu sai thì không có điểm.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS tiết sau ôn tập tiếp.
********************************************
Toán (Tiết 65)
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
* Giúp học sinh ôn tập về:
+ Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo.ù
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: HS sửa bài tập luyện thêm ở nhà.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 (7 phút)
+ HS đọc đề , sau đó hỏi HS :
H: Bài toán cho biết gì?
* GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo.ù
+ GV sửa bài và cho điểm.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài toán ở dạng nào?
+ GV yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi 1 HS lên bnảg sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 3: ( 7 phút)
+ Gọi HS đọc đề bài.
H: Nửa chu vi hình chữ nhật là gì?
Đáp số : 17004 m2
Bài 4: ( 8 phút)
+ GV gọi HS đọc đề, yêu cầu các em tự làm bài.
3. Củng cố – dặn dò: (5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS làm bài tập ở vở GK.
+ Lớp kiểm tra chéo vở của nhau và báo cáo sửa bài.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS trả lời.
+ Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
+ Số bé = ( Tổng – hiệu ): 2
+ Số lớn = ( Tổng + hiệu ) : 2
+ 1 em lên bảng thực hiện.
+ Bài có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo.ù
Bài giải
Đáp số : Đội 1 : 830 cây; đội 2 : 545 cây.
+ 1 HS đọc.
+ Nửa chu vi hình CN là tổng chiều dài và chiều rộng của HCN.
+ 1HS thực hiện giải.
+ Lớp nhận xét rồi sửa bài.
+ 1 HS đọc.
+ HS làm bài vào vở
+ HS lắng nghe và thực hiện.
******************************************
KĨ THUẬT(Tiết 65)
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
+ HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ráp mô hình tự chọn.
+ Thực hành lắp từng bộ phận và ráp mô hình tự chọn đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
+ Rèn tính cẩn thận, an toàn khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II: Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép. ( 30 phút)
* HS chọn các mô hình.
+ Yêu cầu HS chọn một mô hình lắp ghép
+ HS quan sát và nghiên cứu một mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc sưu tầm.
+ Yêu cầu HS nhiên cứu kĩ các hình vẽ trong SGK, sau đó thực hiện lắp mô hình tự chọn.
+ GV theo dõi và giúp đỡ các em lắp hoàn thành sản phẩm
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau hoàn thành và trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
+ HS tiến hành chọn các mô hình
+ HS tiếp tục quan sát kĩ hình và các bước lắp để lắp.
+ HS lắp mô hình tự chọn.
+ HS lắng nghe và chuẩn bị tiết sau.
*********************************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 34 và lên kế hoạch tuần 35 tới.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể tốt.
II. Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 34.
a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần:
+ Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập: + Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tốt.
+ Các em đã có nhiều tiến bộ như: Hương, Trọng, Sơn,.
+ Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập: Phúc, Yến còn ham chơi.
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 35.
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần, sĩ số.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Tích cực ôn tập chuẩn bị thi học kì II.
+ Thi đua học tập tốt, thi đạt kết quả cao.
+ Vẫn tiếp tục rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp hơn.
File đính kèm:
- 34a.doc