Giáo án các môn khối 4 - Tuần 3 năm 2013

I.Muc đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

- HSKT : đọc được từ , câu.

- GDHS : Biết thông cảm , chia sẻ với bạn khi bạn gặp nỗi buồn, gặp khó khăn.

II.Đồ dùng dạy- học

- GV : Bảng phụ chép câu luyện đọc dùng cho HĐ 1.

III.Hoạt động dạy học.

 

doc34 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 3 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Hoạt động của HS Hoạt động 1:Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm - HS kể thức ăn chứa nhiều chất đạm ghi vào giấy nháp. - Trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu lý do vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đam thực vật - Chỉ ra món ăn vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật. - Đọc thông tin để biết tác dụng của những món ăn đó. - Thảo luận cùng giải thích lý do vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? - Giải thích vì sao nên ăn cá? - Trình bày . - Nhận xét, bổ sung. Hỗ trợ của GV - Tổ chức cho hoc sinh hđ nhóm đôi. - Kết luận những ý đúng. - Đặt vấn đề. - Cung cấp thông tin cho HS. - Yêu cầu HS chỉ ra các món ăn vừa chứa đạm động vật , vừa chứa đam thực vật. - Câu hỏi thảo luận. - Nhận xét, kết luận. *Củng cố dặn dò. Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010 Luyện từ và câu Luyện tập về từ láy và từ ghép I. Mục đích, yêu cầu: - Qua luyện tập, HS bước đầu nắm được hai loại từ ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) - Bước đâù nắm được ba nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần). II. Hoạt động dạy học - GV: Bảng phụ kẻ sẵn 2 bảng phân loại của BT2, 3 dùng cho hoạt động 2. III, Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Kiểm tra - HS nêu lai nội dung phần ghi nhớ bài trước. - Nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Làm bài tập Bài 1: Thảo luận nhóm đôi. - Đọc nội dung và yêu cầu bài tập. - Thảo luận và nêu được: + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp. + Từ bánh rán có nghĩa phân loại. - Đại diện các nhóm trình bày. Bài 2: Thảo luận nhóm bàn. - Đọc nội dung bài tập 2 ( đọc cả bảng phân loại từ ghép và ví dụ). - Thảo luận, ghi vào vở BTTV, 1 nhóm ghi vào bảng phụ: + Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay. + Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộngđồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc. - Đại diện các nhóm trình bày. - Giải đúng nghĩa từ. Bài 3: Hoạt động nhóm - Thảo luận làm bài tập. 1 nhóm làm bảng phụ. - HS trình bày được như sau: Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu, vần Nhút nhát Lao xao Lạt xạt Rào rào He he - HS phân tích được mô hình. VD: nhút nhát: lặp lại âm đầu nh. - Giúp HS ghi nhớ và củng cố kiến thức đã học. - Giúp HS nắm được yêu cầu bài tập. - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - Giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Phát bảng phụ, bút dạ. - Giúp HS còn lúng túng. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Câu hỏi khắc sâu kiến thức cho HS. - Nhận xét, tuyên dương HS giải nghĩa đúng, hiểu bài. - Tổ chức HS thảo luận nhóm làm bài tập. - Cho HS trình bày bài làm. - Chữa bài, kết luận lời giải đúng. - Câu hỏi. - Giúp HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy. - Câu hỏi củng cố, khắc sâu kiến thức. * Củng cố, dặn dò Toán Giây, thế kỷ I. Mục tiêu: - Biết đơn vị giây, thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. II. Đồ dùng dạy học - GV: Đồng hồ thật có ba kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây dùng cho HĐ 2. III.Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1:Tìm hiểu giây, thế kỉ. * Tìm hiểu về giây. - Quan sát và chỉ kim giờ, kim phút, kim giây. - Quan sát đồng hồ và nêu được: + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ. + Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút. - Quan sát sự chuyển động của kim giây và nêu được: + Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch 1 đến vạch tiếp liền là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút, tức là 60 giây. * Tìm hiểu về thế kỉ. - HS nêu: 1 thế kỉ = 100 năm. 100 năm = 1 thế kỉ. - Lắng nghe GV giới thiệu và nhắc lại. - Dùng chữ số La mã để ghi : XI X, XX, XXI. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS đọc đề bài, tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: (a,b) - Đọc nội dung và yêu cầu bài tập. - Suy nghĩ, tự làm bài vào vở. - Nêu miệng kết quả. - Nhận xét, sửa sai. *Củng cố cách xác định thế kỉ. Bài 3: HS khá giỏi làm - Cho HS quan sát đồng hồ thật. - Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút. - Cho HS nhác lại: 1 giờ = 60 phút. - Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. - HD HS quan sát sự chuyển động của kim giây. - Viết bảng: 1 phút = 60 giây - Câu hỏi củng cố, khắc sâu. - GV giới thiệu: Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. - Viết bảng: 1 thế kỉ = 100 năm. - Câu hỏi khăc sâu. - GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một, từ năm 101 đến 200 là thế kỉ hai,... - Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?,... - HD HS cách ghi thế kỉ. - Chữa bài. - Câu hỏi khắc sâu. - Theo dõi, giúp HS yếu. - Chữa bài, yêu cầu HS nêu bài làm của mình một cách đầy đủ. VD: Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XI X. - Giao bài tập cho HS khá giỏi. * Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết: - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. - GD học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý dùng cho HĐ 2, 3. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Kiểm tra - HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ bài trước. - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Xây dựng cốt truyện a) Xác định yêu cầu của dề bài. - 1-2 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Phân tích đề bài: Gạch chân dưới các từ: tưởng tượng, kể lại, tóm tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em, một bà tiên. - Suy nghĩ trả lời được: Muốn xây dựng côt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện. - Đọc gợi ý. - Tiếp nối nhau nói tên chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn. Hoạt động 3: Thực hành xây dựng cốt truyện. - Làm việc cá nhân. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. - HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình. - Câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm những phần nào? - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - HD, giúp HS phân tích đề bài. - Câu hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện chúng ta cần phải làm gì? - Nhắc học sinh. - Cho HS đọc gợi ý 1, 2. - Yêu cầu HS nêu chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1, 2. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - Nhận xet, tuyên dương HS kể tốt. *Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem lại BT2, 3. Kĩ thuật Khâu thường I. Mục tiêu: - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh quy trình khâu thường Bộ khâu thêu, mẫu khâu thường dùng cho HĐ 1, 2. - HS: Bộ khâu thêu dùng cho HĐ 2. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV Hoạt động 1: Quan sát mẫu và nhận xét. - HS quan sát mẫu và nhận xét: + Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau. + Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau và cách đều nhau. - Hiểu: Khâu thường. - 2-3 HS đọc mục 1 phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác kĩ thuật. - Theo dõi và biết được cách cầm vải,cầm kim khi khâu; cách lên kim và xuống kim. - Quan sát H1 nêu cách cầm vải, cấm kim khi khâu. - Quan sát và thao tác theo GV hướng dẫn. - Quan sát H 2a, 2b (SGK) nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu. - Thực hiện thao tác lên kim, xuống kim. - Một số thực hiện trước lớp. - Quan sát tranh và nêu được các bước khâu thường. - Đọc nội dung phần b mục 2 kết hợp quan sát hình 5a, 5b, 5c (SGK) và tranh quy trình để nắm được cách khâu thường theo đường vạch đấu. - Hiểu và biết cách thực hiện theo quy trình. - quan sát hình 6a, 6b, 6c ( SGK) trả lời câu hỏi. - Đọc phần ghi nhớ. - Tập khâu các mũi thường cách đều nhau 1 ô trên giấy kẻ ô li. - Giới thiệu mẫu khâu mũi thường. - Giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. - Nêu vấn đề: Vậy thế nào là khâu thường? * HD HS thực hiện một số thao tác khâu thêu cơ bản. - HD, giúp HS biết cách cầm vải, cầm kim khi khâu,cách lên kim và xuống kim. - HD HS các thao tác theo SGK. - Lưu ý HS cách cầm vải, cầm kim, giữ gìn an toàn khi cầm kim. * HD thao tác kĩ thuật khâu thường. - Treo tranh quy trình. - HD HS vạch dấu đường khâu theo hai cách. - HD thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. + Lần 1: HD chậm từng thao tác có giải thích. + Lần 2: HD nhanh hơn. - Câu hỏi: Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gi? - HD thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu. - Lưu ý HS một số điểm cần lưu ý. * Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. Sinh hoạt lớp Kiểm điểm hoạt động tuần 4 I. Mục tiêu: - Kiểm điểm hoạt động trong tuần 3 - HS nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần sau. - Sinh hoạt đội theo chủ điểm, xếp loại đội viên. II. Chuẩn bị - GV: Nội dung sunh hoạt. III. Nội dung lên lớp A. Sinh hoạt lớp: 1. Lớp trưởng lên đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần: - Đạo đức - Nền nếp học tập : Nề nếp ra vào lớp, ý thức học bài ở nhà, ở lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập. - Thể dục vệ sinh: ý thức tham gia vệ sinh trường lớp, múa hát giữa giờ. - Chấp hành luật ATGT : ý thức chấp hành luật giao thông, xếp xe. 2. Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến. 3. GV nhận xét chung. - Học tập . - Thể dục, vệ sinh. - Chấp hành luật an toàn giao thông. - Các hoạt động khác. - Tuyên dương HS có thành tích cao trong tuần. Nhắc nhở HS còn vi phạm. 4. Phương hướng, nhiệm vụ cho tuần sau: - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. - Duy trì tốt nền nếp học tập, thế dục vệ sinh, thực hiện tốt luật ATGT. - Xây dựng đôi bạn cùng tiến. B. Sinh hoạt Đội: 1. Sinh hoạt theo chủ điểm - Do chi đội trưởng điều khiển. 2. Xếp loại đội viên - Chi đội phó điều khiển. 3. GV nhận xét chung.

File đính kèm:

  • docTu©n 3, 4.doc
Giáo án liên quan