I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của 2 số.
- Biết đọc viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số.
- Giáo dục ý thức học toán tốt.
* Trọng tâm: Nắm cách đọc , viết tỉ số.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Tổ chức: Hát. Sĩ số. ( 3 )
B.Kiểm tra: ( 4 )
- Gọi HS nêu đặc điểm và tính chất của hình thoi.
C. Dạy bài mới: ( 28)
1. Giới thiệu:
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5.
31 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
* Trọng tâm : Nắm được quy trình lắp cái đu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát. ( 2’ )
B. Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2.Hướng dẫn lắp cái đu.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- HS quan sát từng bộ phận của cái đu để trả lời câu hỏi.
- Cái đu có những bộ phận nào?
- Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
- Nêu tác dụng của cái đu
- Dùng để cho các em nhỏ ngồi chơi trong công viên, trong các trường mầm non.
b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết:
- HS chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV và gọi tên các chi tiết đó.
* Lắp từng bộ phận:
- HS theo dõi các bước:
+ Lắp giá đỡ đu H2 - SGK.
+ Lắp ghế đu H3 - SGK.
+ Lắp trục đu vào ghế đu H4.
* Lắp ráp cái đu:
- GV tiến hành lắp cái đu như H1 (SGK).
- HS kiểm tra sự dao động của cái đu.
* Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết.
- Tháo xong xếp gọn gàng vào hộp.
D . Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Gọi HS nêu lại các bước lắp cái đu.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà tập lắp cho quen
Thể dục
Tiết 56: Môn thể thao tự chọn . Trò chơi: Trao tín gậy
I. Mục tiêu:
- Ôn và học mới 1 số nội dung tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức nhanh.
- Giáo dục lòng say mê thể thao.
* Trọng tâm: Luyện đúng kỹ thuật môn thể thao tự chọn.
II. Địa điểm, phương tiện:
Sân trường, dây nhảy, dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A . Phần mở đầu: (10 ‘)
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS xoay các khớp cổ tay, chân, gối.
- Ôn động tác tay chân lườn bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Thi nhảy dây: Lần đầu thi thử, lần 2 thi chính thức.
B. Phần cơ bản: ( 20’ )
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân: Tập theo đội hình hàng ngang.
- Ném bóng:
- Ném bóng: Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị: Tập đồng loạt theo 2 - 4 hàng ngang.
b. Trò chơi:
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi.
HS nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1 - 2 lần.
- Chơi chính thức.
C. Phần kết thúc: ( 5’ )
- GV cùng hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Kỹ thuật
Tiết 28: Lắp cái đu ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
* Trọng tâm : Thực hành lắp cái đu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát. ( 2’ )
B. Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2.Hướng dẫn thực hành:
a. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành lắp cái đu.
- GV cho HS nêu lại quy trình lắp cái đu.
- HS quan sát từng bộ phận của cái đu ( SGK )
- Chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
- HS chọn đúng, đủ các chi tiết để vào nắp hộp.
* Lắp từng bộ phận.
- GV quan sát, nhắc nhở.
* Lắp ráp cái đu:
- HS thực hành lắp từng bộ phận.
- HS quan sát H.1 để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
b. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
GV cho HS trưng bày sản phẩm.
Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét , đánh giá.
- Nhắc nhở HS tháo và xếp các chi tiết vào hộp.
HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS tháo và xếp gọn các chi tiết vào hộp.
D . Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Gọi HS nêu lại các bước lắp cái đu.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà tập lắp cho quen
địa lý
Tiết 28: Người dân và hoạt động sản xuất
ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp).
I. Mục tiêu:
Học xong bài, HS biết:
- Trình bày 1 số nét tiêu biểu về 1 số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của miền đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Trọng tâm: Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính, tranh ảnh 1 số điểm du lịch.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Tổ chức: Hát ( 2’ )
B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
Gọi HS đọc bài học.
C. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Hoạt động du lịch:
* Hoạt động 1
Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm:
- GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
- HS quan sát H9 để trả lời câu hỏi.
- Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ?
- Để thu hút khách du lịch, tham quan, nghỉ mát.
- Hãy kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết?
Bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê.
b. Phát triển công nghiệp:
* Hoạt động 2:
Làm việc cả lớp hoặc nhóm.
+ Bước 1:
- HS quan sát H.10 và liên hệ bài trước để giải thích lý do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
+ Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết đường kẹo mà hay ăn được làm từ cây gì?
- Cây mía.
+ Bước 3:
HS nghe giới thiệu về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
c. Lễ hội:
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS đọc SGK để trả lời câu hỏi.
? Kể tên 1 số lễ hội ở duyên hải miền Trung
- Lễ hội rước cá ông, lễ mừng năm mới, lễ hội Tháp Bà.
- GV có thể thông tin về 1 số lễ hội.
=> Bài học: (SGK).
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Khái quát nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, đọc trước bài sau.
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009.
Toán
Tiết 140: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn luyện kỹ năng giải toán chính xác.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
* Trọng tâm: Luyện giải toán ” tổng tỉ..”
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát. Sĩ số.( 3’ )
B. Kiểm tra: ( 4’ )
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
C. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
- HS đọc đầu bài, suy nghĩ vẽ sơ đồ và làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 em lên bảng giải.
Ta có sơ đồ:
Đoạn 1:
Đoạn 2:
28 m
? m
? m
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
(28 : 4) x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21 m.
Đoạn 2: 7 m.
+ Bài 2: Tương tự bài 1.
HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV chấm bài cho HS.
+ Bài 3: Tương tự bài 1, 2.
- HS đọc yêu cầu, vẽ sơ đồ, làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Số lớn:
Số bé:
?
?
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
Số bé: 12.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Gọi HS nêu lại cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu
Tiết 56: Kiểm tra giữa kỳ II (tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra phần đọc - hiểu của HS giữa học kỳ II.
II. Đồ dùng:
Phô tô đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. GV Nhắc nhở HS trước khi làm bài:
- Đọc kỹ bài tập đọc để đánh dấu x vào trước ý em cho là đúng. Không được chủ quan vì nếu chủ quan sẽ làm sai.
2. GV phát đề cho từng HS làm bài (30 phút):
3. GV thu bài chấm.
Đáp án:
Câu 1: ý c (Chim sâu, bông hoa và chiếc lá).
Câu 2: ý b (Vì lá đem lại sự sống cho cây).
Câu 3: ý a (Hãy biết quý trọng những người bình thường).
Câu 4: ý c (Cả chim sâu và chiếc lá).
Câu 5: ý c (Nhỏ bé).
Câu 6: ý c (Có cả câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến).
Câu 7: ý c (Có cả kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
Câu 8: ý b (Cuộc đời tôi).
4. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học, giờ kiểm tra.
- Về nhà xem trước bài sau.
Tập làm văn
Tiết 56: Kiểm tra giữa kỳ II (tiết 8)
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra chính tả và tập làm văn trong thời gian 40 phút.
II. Nội dung:
A. Chính tả:
- GV đọc cho HS viết 1 bài chính tả có độ dài khoảng 90 chữ.
- HS nghe GV đọc và viết bài vào giấy.
B. Tập làm văn:
- GV viết đề bài lên bảng:
Đề bài:
Viết 1 đoạn văn miêu tả đồ vật hoặc tả cây cối (khoảng 10 câu).
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và viết bài vào giấy.
- GV thu bài về chấm.
C. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Về nhà đọc trước bài giờ sau học.
Hoạt động tập thể
Tiết 28: Sinh hoạt Đội
A. Mục tiêu:
- Nhận xét tình hình chung trong tuần và xếp loại .
- Triển khai kế hoạch của Đội.
B. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình chung:
- Chi đội trưởng nhận xét hoạt động trong tháng.
- Bình xét, xếp loại tổ, cá nhân.
2. Triển khai nội dung sinh hoạt Đội:
Sinh hoạt theo chủ điểm “ Chăm ngoan, học giỏi”
Sinh hoạt theo chủ điểm.
Tập bài hát “ Chiếc đèn ông sao”
Dạy trò chơi
Đọc cho các em nghe các bài thơ về quê hương, đất nước.
Hoạt động tập thể
Tiết 30 : Sinh hoạt Đội
A. Mục tiêu:
- Nhận xét hoạt động trong tháng và bình xét , xếp loaị.
- Sinh hoạt theo chủ điểm tháng.
B. Nội dung:
1. Nhận xét hoạt động trong tháng:
- Chi đội trưởng điều hành – nhận xét hoạt động trong tháng.
- Bình xét,xếp loại tổ, cá nhân.
2. Sinh hoạt theo chủ điểm:
- Kiểm tra bài múa “ Em yêu trường em”
- Dạy trò chơi “ Đoàn kết – kết đoàn “
Hoạt động tập thể
Tiết 32: Sinh hoạt Đội
A. Mục tiêu:
- Nhận xét hoạt động trong tuần
- Sinh hoạt theo chủ điểm.
B. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình chung:
- Lớp trưởng điều khển- nhận xét tình hình chung.
- Bình xét, xếp loại tổ, cá nhân.
2. Sinh hoạt theo chủ điểm:
“ Tự hào về truyền thống của Đội ta “
File đính kèm:
- tuan 28.doc