II.MỤC TIÊU:
1/Đọc lưu loát toàn bài, giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự gan dạ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích trước sự dữ dội của cơn bão.
2.Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5p)
-Gọi 3-5 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Tiểu đội xe tăng không kính" và trả lời câu hỏi về nội dung bài; HS nêu đại ý bài.
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài kết hợp ghi bài lên bảng
b/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
56 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét, tuyên dương
-----------------@@@@------------------
Ngày soạn: 23/3/2009
Ngày dạy: : Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009
Môn: Toán
Bài luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về kỹ năng giải toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
-Rèn cho HS kỹ năng trình bày lời giải, vẽ sơ đồ về dạng toán "tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
II. đồ dùng dạy học:
GV+HS: SGK, giáo án, đồ dùng học toán.
iII. Các hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5p)
Gọi 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm vở nháp.
HS1/ Tổng của hai số là số bé nhất có 4 chữ số. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
HS2/ Tổng của hai số là số bé nhất có 3 chữ số chia hết cho 2;3; và 5. Tỉ số của hai số đó là tìm hai số đó.
-HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thực hành (32p)
Bài 1/SGK: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. xác định dạng toán, nêu các bước giải.
-Lớp trình bày bài giải vào vở, gọi 1HS lên bảng chữa bài -HS-GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 8 =11 (phần)
Số bé là: 398 : 11 x 3 = 54
Số lớn là: 398 - 54 = 144
Đáp số: Số bé: 54
Số lớn: 144
Bài 2: HS tự giải sau đó đổi vở chéo kiểm tra lẫn nhau, báo cáo kết quả bài làm của bạn.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2+5= 7 (phần)
Số quả cam đã bán là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quả quýt đã bán là: 280- 80 = 200 (quả)
Đáp số: Cam: 80 quả
Quýt: 200 quả
GV nhận xét, sửa sai (nếu có); HS nêu cách làm khác.
Bài 3: HS đọc đề toán rồi thảo luận theo N2, tìm hiểu yêu cầu của bài toán sau đó cho biết bài toán này có phải là dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó hay không?
-HS suy nghĩ để tìm cách giải, 1HS nêu các bước giải
-Lớp làm bài cá nhân vào vở, 1HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét, đối chiếu.
Bài giải:
Tổng số học sinh của hai lớp là: 34 + 32 = 66 (học sinh)
Số cây mỗi học sinh trồng là: 330 : 66 = 5 (cây)
Số cây lớp 4A trồng là: 5x 34 = 170 (cây)
Số cây lớp 4B trồng là: 330 - 170 = 160 (cây)
Đáp số: 4A: 170 cây
4B: 160 cây
Bài 4: HS đọc đề toán, phân tích đề, 1 em lên bảng tóm tắt
Lớp suy nghĩ lấp luận rồi giải, HS nhận xét, đối chiếu bài làm trên bảng.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 350 : 2 = 175 (m)
Ta có sơ đồ sau: Chiều rộng:
Chiều dài: 175 m
Theo sơ dồ tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 175 : 7 3 = 75 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là: 175 - 75 = 100 (cm)
Đáp số: Chiều rộng: 75 cm; chiều dài: 100cm
H.Vì sao phải phân tích nửa chu vi hình chữ nhật?
H.Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
3/ Củng cố - dặn dò: (3p)
H.Bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó" thường cho biết gì và yêu cầu gì?
H.Giải bài toán này bào gồm những bước nào?
Dặn tiếp tục ôn luyện vào buổi chiều.
-GV nhận xét, tuyên dương
---------------------@@@-------------------------
Môn: Tập làm văn
Bài ôn tập (Tiết 5)
I.Mục tiêu:
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng 2.Hệ thống hoá về những điều cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm " Những người quả cảm.
II. Đồ dùng dạy-học:
Phiếu ghi tên bài tên bài tập đọc TĐ-HTL như tiết 1
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Bài mới:
a/Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ của tiết học
2.Kiểm tra TĐ và HTL: 15 phút thực hiện như nội dung tiết 1
3.Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm:"Những người quả cảm"
-Học sinh đọc yêu cầu , nói tên các bài tập đọc, là truyện kể trong chủ điểm trên.
(khuất phục tên cướp biển, ga- vrốt ngoài chiến luỹ, dù sao trái đất vẫn quay, con sẻ)
-HS thực hiện làm ở vở bài tập, sau đó phát biểu lần lượt, cả lớp - GV nhận xét kết luận.
4/Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học- dặn HS tiếp tục ôn tập về các kiểu câu kể.
-------------------------------------------------------@@@---------------------------------------------------------------
Môn: Tiếng Việt
Bài ôn tập (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn tập về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? viết được một đoạn văn ngán có sử dụng 03 kiểu câu kể trên
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ kể sẵn nội dung BT1.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ của tiết học.
b/Hướng dãn ôn tập: 5p:)
Bài 1:HS đọc yêu cầu, GV đưa bảng phụ, hướng dẫn HS lập bảng phân biệt đúng.
Cả lớp làm VBT, gọi HS nêu miệng lần lượt - GV nghi nhanh vào bảng.
HS cả lớp nhận xét, đối chiếu bổ sung.
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Định nghĩa
Ví dụ:
CN trả lời câu hỏi ai (con gì?) VN trả lời cau hỏi: Làm gì? VN là động từ, cụm động từ.
Các cụ già nhặt lá, đốt lá
CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? VN trả lời câu hỏi thế nào? VN là cụm TT, ĐT hoặc TT
Bên đường, cây cối xanh um
CN trả lời câu hỏi : Ai( cái gì, con gì)? VN trả lời câu hỏi: là gì? VN thường là DT, cụm DT.
Hồng là HS lớp 5B
-3HS nối tiếp đọc lại 3 cột trong bảng trên.
Bài 2: HS đọc yêu cầu GV gợi ý : Đọc lần lượt từng câu văn xem thuộc kiểu câu gì? tác dụng của từng kiểu câu (dùng để làm gì)?
HS làm bài ở VBT, sau đó phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét ghi điểm.
Câu 1: Ai làm gi? Gợi ý nhân vật "tôi"
Câu 2: Ai làm gi? Kể các hoạt động của nhân vật "tôi"
Câu 3: Ai thế nào? Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng.
Bài 3:HS tìm hiểu đề bài - GV gợi ý thêm:
Đoạn văn cần sử dụng: Cây kể ai làm gì? để giới thiệu và nhận xét về bác sỹ Ly
Câu kể ai làm gì? để nói về hành động của bác sỹ Ly
Câu kể ai làm gì? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sỹ Ly
HS viết bài sau đó tiếp nói nhau đọc đoạn văn trước lớp. HS nhận xét, GV khuyến khích ghi điểm.
3/Củng cố - Dặn dò:
GV Nhận xét tiết học, dặn HS làm thử bài tiết 7,8.
-------------------@@@-----------------
Ngày soạn: 24/3/2009
Ngày dạy: : Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
Môn: Tiếng Việt
Bài Kiểm tra cuối học kỳ (Phần đọc)
(Nhà trường ra đề)
--------------------@@@-----------------------
Môn: Tiếng Việt
Bài Kiểm tra cuối học kỳ (Phần viết)
(Nhà trường ra đề)
--------------------@@@-----------------------
Môn: Toán
Bài luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về kỹ năng giải toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
-Rèn cho HS kỹ năng trình bày lời giải, vẽ sơ đồ về dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
II. đồ dùng dạy học:
GV+HS: SGK, giáo án, đồ dùng học toán.
iII. Các hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ:(5p)
-GV kiểm tra một số vở bài tập của HS (Đức Thắng; Quang; Tiến, Tuyết)
-Sửa sai (nếu có); Nhận xét chung
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thực hành (32p)
Bài 1/SGK: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
H.Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết?
1HS lên bảng vẽ sơ đồ, lớp thực hiện vẽ sơ đồ vào vở
-Gọi HS nhìn sơ đồ đọc lại bài toán; HS suy nghĩ và giải vào vở; 1HS giải ở trên bảng
-HS-GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là: 28 - 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21 m; Đoạn 2: 7 m
-HS có thể nêu cách làm khác.
Bài 2: HS tự giải sau đó đổi vở chéo kiểm tra lẫn nhau, báo cáo kết quả bài làm của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có); HS nêu cách làm khác.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1+2= 3 (phần)
Số bạn trai là: 12 : 3 = 4(bạn)
Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn trai , 8 bạn gái
Bài 3: HS đọc đề toán GV giúp HS phân tích và tìm hiểu bài toán
H.Nếu số lớn giảm đi 5 lần, thì được số bé, em hiểu câu này ntn?
-1HS lên bảng giải bài toán, cả lớp nhận xét, đối chiếu tự đánh giá.
Bài giải:
Tổng số phần 5 +1 = 6
Số bé: 72: 6 = 12
Số lớn: 72 - 12 = 60
Đáp số: Số bé: 12 ; Số lớn: 60
Bài 4: GV đính bảng phụ, hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 2 theo các nội dung sau:
H.Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
-HS Nêu bài toán.
-HS trình bày trước lớp, lớp tự giải bài toán cá nhân vào vở, đổi vở chéo để kiểm tra lẫn nhau và báo cáo kết quả.
-HS tự tổng kết việc đánh giá bài làm của mình, báo cáo kết quả và sửa sai (nếu có)
3/ Củng cố - dặn dò: (3p)
HS nhắc lại nội dung ôn tập
Dặn tiếp tục ôn luyện vào buổi chiều.
-GV nhận xét, tuyên dương
---------------------@@@-------------------------
Sinh hoạt cuối tuần 28
I.Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần và nêu hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại, đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 29.
-Rèn cho HS ý thức tự giác, tính tự chủ trong học tập, ý thức trách nhiệm đối với lớp.
- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm trong học tập, sinh hoạt nề nếp và các hoạt động khác.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a/ Học tập: Trong tuần qua nhìn chung các em đã có ý thức học tập, làm bài đạt kết quả cao, một số em trình bày bài sạch đẹp, làm bài có sự đầu tư cao, song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chịu ôn kỹ bài, làm bài còn sai , bài văn viết còn sơ sài, bố cục chưa rõ ràng, viết còn mang hình thức kể là nhiều chưa chú ý đến tả, chữ viết sai lỗi chính tả, trình bày bẩn, đối với môn toán một số em thực hiện còn sai nhiều, chưa nắm vững kỹ năng tính,
b/ Nề nếp: Các em đã thực hiện nề nếp tốt có ý thức, tinh thần tự giác cao, thực hiện nghiêm túc nội quy của HS, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Các em đã tự ý thức được trong sinh hoạt đầu giờ cũng như ra vào lớp, tập thể dục thực hiện nghiêm túc, không còn tình trạng quên sách vở, khăn quàng, phụ hiệu, đi học đúng giờ, chú ý trong các hoạt động thi đua.
3/ Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động được phân công, tổ trực thực hiện tốt việc chăm sóc bồn hoa của lớp.
4/ Kế hoạch tuần tới: Tiếp tục kiểm tra sách, vở dụng cụ học tập, sắp xếp lại chỗ ngồi, phân loại học sinh, Tiếp tục đăng ký ngày giờ học tốt , tiếp tục thi đua hoa điểm 10, khắc phục những tồn tại của tuần trước. Tiếp tục chăm sóc vườn hoa
------------------@@@---------------
File đính kèm:
- tuan 2628.doc