Giáo án các môn khối 4 - Tuần 23

 

 - Hs làm BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho hs.

- Chấm, chữa bài.

Bài 1:

 Hs nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh hai phân số khác mẫu số; so sánh phân số với

 

doc23 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó. PP: Thảo luận, thực hành. ĐDDH: VBT, bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 1. Gv nêu MĐ, YC tiết học. - Bài tập 1: + Hs đọc yêu cầu bài tập. + Hs làm bài vào VBT. + Hs nêu kết quả bài làm. Gv mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT 1, mời 1 hs có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu cộng vào cột chỉ ý nghĩa thích hợp của từng câu tục ngữ , chốt lại kết quả đúng. + Hs nhẩm HTL các câu tục ngữ. thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ. - Bài tập 2: + Hs đọc yêu cầu BT. + 1 hs làm mẫu : nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. + Hs thảo luận nhóm để nêu trường hợp sử dụng các câu tục ngữ ở BT 1. + Hs nêu kết quả thảo luận – gv chốt kết quả. HĐ 2: Hướng dẫn hs làm bài tập 3, 4. MT: Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với từ đó. PP: Thảo luận, thực hành. ĐDDH: VBT, 1 số tờ giấy khổ to. - 1 hs đọc yêu cầu của BT3, 4. - Gv nhắc hs: Các em cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. - Gv phát giấy khổ to cho hs trao đổi theo nhóm làm BT 3, 4. - Các nhóm dán bài làm lên bảng. Đại diện các nhóm đọc kết quả. Cả lớp và gv nhận xét, chấm điểm. - Hs làm bài vào VBT. HĐ 3: Củng cố, dặn dò . MT: Củng cố bài học. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn hs HTL 4 câu tục ngữ đã học và chuẩn bị bài sau. Khoa học: BÓNG TỐI. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ . MT: Ôn lại kiến thức đã học. Hs nêu tóm tắt bài học trước. 2. Bài mới: Gthiệu bài. HĐ 1: Tìm hiểu về bóng tối. MT: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng; dự đoán vị trí, hình dạng bóng tối. PP: Quan sát, thí nghiệm. ĐDDH: Đèn pin, tấm vải ( theo nhóm). Hs chơi trò chơi khởi động. Bước 1: Gv gợi ý cho hs cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK. Bước 2: Hs dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93 SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối. Bước 3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. Gv ghi lại kết quả trên bảng. ? Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? ? Làm thế nào để bóng của vật to hơn? ? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu? HĐ 2: Trò chơi hoạt hình. MT: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối. PP: Trò chơi, quan sát. - Gv chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu hs chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì? ( Gv xoay vật ở vài tư thế khác nhau để hs dự đoán ). ? Ở vị trí nào thì nhìn bóng sẽ giúp dễ đoán ra vật nhất? HĐ 3: Củng cố, dặn dò. - Hs đọc mục “ Bạn cần biết” trong SGK. - Gv nhận xét tiết học, dặn hs học bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. Luyện Toán: LUYỆN CỘNG PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: Hs nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số. 2. Luyện tập: Giới thiệu bài. HĐ1: Luyện tập về cộng hai phân số khác mẫu số. MT: Rèn kĩ năng cộng hai phân số khác mẫu số. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn. Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sau: 1. Tính: a. + ; + . b. + + . c. + + . 2. So sánh: và ; và ; và . HĐ2: Luyện tập về tìm một số chưa biết. MT: Rèn kĩ năng tìm một số dựa vào các điều kiện đã cho. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn 3. Cho phân số . Hãy tìm một số sao cho khi lấy mẫu số của phân số đã cho cộng với số đó và giữ nguyên tử số thì được phân số mới có giá trị bằng . * Chấm, chữa bài: Bài 3: Gọi số cần tìm là x. Theo bài ra, ta có: = = . Vậy: = , suy ra: 57 + x = 63. X = 63 – 57 X = 6. Vậy số phải tìm là 6. HĐ 3: Củng cố, dặn dò. MT: Củng cố bài học. Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn hs làm bài tập nâng cao ở nhà và chuẩn bị bài sau. Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẢ CÁC BỘ PHẬN CÂY CỐI. Các hoạt động Hoạt động cụ thể Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. HĐ 1: Luyện tập . MT: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả các bộ phận của cây cối. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * Gv viết đề bài lên bảng: 1. Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc một cây em yêu thích. 2. Viết đoạn văn tả một loài hoa hay quả mà em thích. * Hướng dẫn hs xác định đề bài. * Gv lưu ý hs: Các em hãy nhớ lại thật kĩ bộ phận của cây mình chọn tả để miêu tả được sinh động, hấp dẫn. * Hs nêu bộ phận mà mình chọn tả trong 2 bài tập ( Cả 2 bài chỉ chọn 1 loại cây). * Hs viết bài – gv theo dõi chung. * Chấm, chữa bài. * Gv chọn đọc trước lớp 5 – 6 bài viết tốt. HĐ 2: Nhận xét, đánh giá. MT: Củng cố nội dung bài học. - Hs nêu những điểm cần lưu ý khi miêu tả các bộ phận của cây cối. - Gv nhận xét tiết học. - Yêu cầu hs về nhà viết lại vào vở BT1, 2 ( những em làm chưa đạt yêu cầu). Toán: LUYỆN TẬP. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức đã học. - Gv chấm VBT toán của 1 số hs, nêu nhận xét. 2.Bài mới: Gthiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2, 3 ( SGK ). MT: Rèn kĩ năng cộng phân số. PP: Thực hành. ĐDDH: SGK. Gv nêu MĐ, YC tiết học. * Hs làm các BT 1, 2, 3 ( SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm. Bài 3: Hướng dẫn hs làm theo 2 cách: Cách 1: Quy đồng mẫu số rồi cộng: + = + = + = = . Cách 2: Rút gọn phân số rồi tính: = = . + = + = = HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập 4 ( SGK ). MT: Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài toán. PP: Thực hành. ĐDDH: SGK. * Hs làm tiếp BT 4 ( SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn thêm. * Chấm, chữa bài. HĐ3: Củng cố, dặn dò. MT: Củng cố nội dung bài * Bài tập củng cố: Hs làm BT sau: Tính: + ; + . Gv chốt kết quả đúng sau khi hs trình bày bài làm. * Hs nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số. * Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT. Tập làm văn: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. Các hoạt động Hoạt động cụ thể Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức bài TLV đã học. - 1 hs đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. - 1 hs nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn “ Hoa mai vàng” hay “ Trái vải tiến vua”. 2. Bài mới: Gthiệu bài. HĐ 1: Phần Nhận xét – Ghi nhớ. MT: Hs nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. PP: Thảo luận. ĐDDH: Vở bài tập, SGK. Gv nêu MĐ, YC tiết học. Phần Nhận xét: - 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3 SGK - lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại bài “ Cây gạo”, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn. - Hs phát biểu ý kiến, gv chốt – dán kết quả đúng. Phần Ghi nhớ : Hs ( 3 , 4 em ) đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. HĐ 2: Phần Luyện tập. MT: Hs biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. PP: Thực hành. ĐDDH: Vở bài tập. * Bài tập 1: - Hs đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm bài “ Cây trám đen”, làm bài vào VBT. - Hs phát biểu ý kiến, cả lớp và gv nhận xét, chốt lời giải đúng. * Bài tập 2: - Gv nêu yêu cầu của BT, gợi ý: + Trước hết các em xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó suy nghĩ về lợi ích mà cây mang lại cho con người. - Hs viết đoạn văn vào VBT – gv theo dõi. - Hs tiếp nối đọc dàn ý của mình. Gv hướng dẫn cả lớp nhận xét, góp ý. HĐ3:Củng cố, dặn dò . MT: Củng cố bài học. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs chuẩn bị cho tiết TLV tới. Địa lí: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1 .Bài cũ: MT: Ôn lại bài học trước. Hs kể và mô tả một số chợ nổi nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ 1: Làm việc theo nhóm. MT: Hs biết thành phố Hồ Chí Minh ( HCM ) là thành phố lớn nhất cả nước. PP: Quan sát, thảo luận. ĐDDH: Bản đồ Việt Nam; SGK; tranh, ảnh về thành phố Hồ Chí Minh. - 1 hs lên chỉ vị trí thành phố HCM trên bản đồ Việt Nam. - Các nhóm thảo luận theo gợi ý: Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, hãy nói về thành phố Hồ Chí Minh: ( Thành phố nằm bên sông nào? Thành phố HCM đã bao nhiêu tuổi? Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? ; trả lời câu hỏi mục 1 SGK. ) - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Hs chỉ vị trí và mô tả lại vị trí của thành phố Hồ Chí Minh. - Hs quan sát bảng số liệu trong SGK, nhận xét về diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh khác và so với Hà Nội. HĐ 2: làm việc theo nhóm. MT: Học sinh biết thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn . PP: Quan sát, thảo luận. ĐDDH: Tranh, ảnh về thành phố Hồ Chí Minh. Bước 1: Hs dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết: + Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh. + Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. + Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn. + Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Các nhóm trình bày. Gv chốt, nhấn mạnh: đây là thành phố lớn nhất nước, nơi có hoạt động mua bán tấp nập, sôi nổi của đất nước. . . HĐ3:Củng cố, dặn dò. - Học sinh tóm tắt bài học. - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. Hoạt động tập thể: SINH HOẠT ĐỘI. Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua. MT: Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của chi đội tuần qua. PP: Báo cáo, thuyết trình. - Chi đội trưởng báo cáo chung tình hình của chi đội trong tuần qua. - Các phân đội trưởng báo cáo cụ thể các hoạt động của phân đội mình. - Giáo viên nhận xét chung – lưu ý : + Tuyên dương các đội viên có ý thức tốt trong việc học tập và các phong trào của lớp, trường. + Nhắc nhở 1 số đội viên chưa chăm học, về nhà không học bài và đi học còn quên sách vở. HĐ 2: Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới . MT: Nêu kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới. PP: Thuyết trình. * Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới: - Giữ vững nề nếp học tập. - Giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Tham gia thi giải toán trên internet. - Tiếp tục ôn tập, làm bài tập nâng cao ở nhà để tham gia giao lưu hs giỏi cấp trường ( Vào thứ 7 – 28/ 3/ 2009). - Tiếp tục tập luyện các môn thể thao để chuẩn bị thi hội khoẻ phù đổng vào tháng 3. - Đem đủ dụng cụ học tập trong các tiết học . - Làm thêm các bài tập ở VBT. - Hoàn thành các khoản tiền đóng góp của hội phụ huynh và khoản tiền ủng hộ xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. * Các đội viên tham gia văn nghệ, lớp theo dõi, khen ngợi.

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc
Giáo án liên quan