Hs nêu ví dụ về số chia hết cho cả 2; 3 ; 5; 9 - giải thích vì sao lại chọn số đó.
Gv: Các em đã học về các đơn vị đo diện tích: mét vuông, đề- xi -mét vuông, xăng -ti -mét vuông. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu 1 đơn vị đo diện tích nữa- là ki- lô- mét vuông.
- Gv giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, . . . người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki- lô- mét vuông.
- Hs quan sát bức ảnh lớn về một khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km, hình dung về diện tích của khu rừng, cánh đồng đó - > Gv giới thiệu: ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km.
- GV giới thiệu cách đọc và viết ki- lô- mét vuông. Ki- lô- mét vuông viết tắt là km2.
Gv giới thiệu : 1 km2 = 1000000m2.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ Hs tiếp nối nêu câu tục ngữ, thành ngữ mình thích, giải thích lí do, nêu một số trường hợp sử dụng.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn hs học thuộc các câu tục ngữ ở BT 4.
Khoa học: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ .
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
Hs giải thích nguyên nhân tại sao có gió.
2. Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
MT: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
PP: Thảo luận.
ĐDDH: Phiếu BT.
- Bước 1: Gv giới thiệu về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.
- Bước 2:
+ Gv yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76 SGK để hoàn thành BT trong phiếu BT.
+ Gv chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
- Bước 3: Gv gọi một số hs trình bày.
Gv chốt, nói thêm: Ngày nay, do thời tiết biến đổi phức tạp nên sức gió thổi có thể lên đến cấp 14, 15.
HĐ 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
MT: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
PP: Thảo luận, quan sát.
ĐDDH: Phiếu BT; tranh, ảnh về dông, bão.
- Các nhóm quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục “ Bạn cần biết” trang 77 SGK, thảo luận trả lời:
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão.
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng, chống bão. Liên hệ thực tế.
- Đại diện các nhóm trình bày, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra.
HĐ 3: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”.
MT: Củng cố hiểu biết của hs về các cấp độ của gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
PP: Quan sát, thực hành.
- Gv phôtô 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời. Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
Các nhóm nhận xét, gv kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
3.
Luyện Toán: RÈN KĨ NĂNG ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ1: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo và giải toán có lời văn.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Vở toán 2.
Hs làm bài tập sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
7 km = . . .m
7 hm 6 dm = . . . dm.
b. 125 tạ = . . . yến = . . .kg.
6200 kg = . . . tấn . . .tạ.
c. 6 km2 = . . .m2
900 m2 = . . .dm2 = ... cm2.
1300 cm2 = ... dm2
7500000 dm2 = ... m2.
Một hình chữ nhật có chiều rộng 13m. Chiều dài hơn chiều rộng 7m. Hỏi diện tích hình chữ nhật bao nhiêu đề- xi- mét vuông?
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 250m. Nếu chiều dài bớt 6m, chiều rộng tăng 3m thì thửa ruộng trở thành hình vuông. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho hs:
Bài 3: Hướng dẫn hs tìm nửa chu vi ( tổng chiều dài và chiều rộng ).
Tìm hiệu của chiều dài và chiều rộng.
->Tìm chiều dài -> chiều rộng - > diện tích.
Chấm, chữa bài.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố bài học.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn hs làm bài tập nâng cao ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN XÂY DỰNG MỞ BÀI,
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ.
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
Hs nêu lại các cách mở bài, kết bài đã học trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ 1: Luyện tập xây dựng mở bài.
MT: Rèn kĩ năng viết mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
*Hs viết mở bài cho bài văn tả cái bàn học và viết mở bài cho bài văn tả quyển sách em thích.
- Gv theo dõi hs viết, hướng dẫn thêm cho các em.
- Hs đọc mở bài cho từng bài văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Gv nhận xét, nêu lại cách mở bài hay.
HĐ 2: Luyện tập xây dựng kết bài.
MT: Rèn kĩ năng viết kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
*Hs viết tiếp kết bài cho bài văn tả cái bàn học và viết kết bài cho bài văn tả quyển sách em thích.
- Gv theo dõi hs viết, hướng dẫn thêm cho các em.
- Hs đọc kết bài cho từng bài văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Gv nhận xét, nêu lại cách kết bài hay.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò .
MT: Củng cố nội dung bài học.
- Gv đọc bài văn mẫu tả cái bàn và bài văn tả quyển sách em thích ( mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng ).
- Gv nhận xét tiết học.
Dặn hs viết văn ở nhà ( những bài văn chưa hay).
Toán: LUYỆN TẬP.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
- Hs nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành.
- Gv chấm VBT toán của 1 số hs, nêu nhận xét.
2.Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ1: Luyện tập.
MT: Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành; biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các BT có liên quan.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
Gv chuyển tiếp bài cũ sang bài mới.
* Hs làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm.
Bài 3: Gv vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi của hình bình hành:
P = ( a + b )
Hs nhắc lại công thức, diễn đạt bằng lời .
Gv chốt: Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2.
Hs áp dụng công thức tính tiếp.
* Chấm, chữa bài.
Bài 4: Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 ( dm2 )
Đáp số: 1000dm2.
HĐ2: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố nội dung bài.
* Bài tập củng cố:
Hs làm BT sau:
Tính chu vi và diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 30cm, chiều cao 7dm.
Gv chốt kết quả đúng sau khi hs trình bày bài làm.
* Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
2 hs đọc đoạn mở bài ( trực tiếp, gián tiếp ) cho bài văn miêu tả cái bàn học ( BT 2, tiết TLV trước).
2.Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ 1: Hdẫn hs luyện tập.
MT: Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài và thực hành viết kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
PP: Quan sát, hỏi đáp, thực hành.
ĐDDH: Vở bài tập, phiếu viết sẵn 2 kiểu kết bài, 1 số tờ giấy trắng, bút.
Gv nêu MĐ, YC tiết học.
* Bài tập 1:
- 1 hs đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi SGK.
- 2 hs nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học văn kể chuyện. Gv dán bảng tờ giấy viết 2 cách kết bài.
- Hs đọc thầm bài “ Cái nón”, làm vào VBT – gv theo dõi.
- Hs nêu kết quả bài làm. Cả lớp và gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a: Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài ( Má bảo: . . .dễ bị méo vành.)
Câu b: Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
- Gv nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
* Bài tập 2:
- 1 hs đọc 4 đề bài.
- Cả lớp suy nghĩ, chọn và nêu đề bài miêu tả.
- Hs làm bài vào VBT – gv phát riêng giấy, bút cho 1 số hs làm.
- Hs tiếp nối nhau đọc bài làm. Cả lớp nhận xét.
- Những hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng, đọc bài làm. Cả lớp và gv nhận xét.
HĐ2:Củng cố, dặn dò .
MT: Củng cố bài học.
- Hs nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu hs viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết và chuẩn bị bài sau.
Địa lí: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Giới thiệu bài.
Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Làm việc cả lớp.
MT: Hs biết Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta.
PP: Hỏi đáp, quan sát.
ĐDDH: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hs dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi:
+ Đồng bằng Nam Bộ ( ĐBNB) nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ( diện tích, địa hình, đất đai)?
- Hs tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên giang, Cà Mau, một số kênh rạch.
HĐ 2: Làm việc cá nhân.
MT: Học sinh biết mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ.
PP: Quan sát, động não.
ĐDDH: SGK, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
* Làm việc cá nhân:
Bước 1: - Hs quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi của mục 2.
- Hs dựa vào SGK để nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long.
Bước 2: - Hs trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ.
- Gv chỉ lại trên bản đồ và chốt: Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
* Làm việc cá nhân:
Bước 1: Hs trả lời câu hỏi:
- Vì sao người dân đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông?
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
Bước 2: Hs trình bày, gv chốt, mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
HĐ3:Củng cố, dặn dò.
- Học sinh tóm tắt bài học và so sánh sự khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi...
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT ĐỘI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
MT: Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của chi đội tuần qua.
PP: Báo cáo, thuyết trình.
- Chi đội trưởng báo cáo chung tình hình của chi đội trong tuần qua.
- Các phân đội trưởng báo cáo cụ thể các hoạt động của phân đội mình.
- Giáo viên nhận xét chung. Lưu ý :
Nhắc nhở những đội viên chưa tập trung trong học tập, tuyên dương những đội viên có ý thức học tập tốt. . .
HĐ 2: Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới .
MT: Nêu kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới.
PP: Thuyết trình.
* Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới:
- Giữ vững nề nếp học tập.
- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Các hs được chọn trong đội tuyển hs giỏi của lớp làm thêm các bài tập nâng cao, bồi dưỡng thêm ở nhà để cuối tháng 2 thi hs giỏi.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Đem đủ dụng cụ học tập trong các tiết học .
- Làm thêm các bài tập ở VBT.
- Hoàn thành các khoản tiền đóng góp của hội phụ huynh.
* Các đội viên tham gia văn nghệ, lớp theo dõi, khen ngợi.
File đính kèm:
- tuan 19.doc