- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
Bài 1: -1 em đọc yêu cầu của bài tập, trả lời câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV cho cả lớp tự làm bài vào vở sau đó gọi 4 em lên làm 4 bài trên bảng – Nêu cách tính của mình.
-GV nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
Bài 2: -Cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề
- GV hỏi:
+ Bài toáncho chúng ta biết gì?
+ bài toán hỏi gì?
- HS tự làm bài vào vở
- GV theo dõi HS làm bài, gọi HS chữa bài.
20 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số thành phần khác của không khí.
*MT: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn những thành phần khác.
*PP: Đàm thoại, thảo luận.
*ĐD: Các quả bóng có hình dạng khác nhau.
- GV cho HS bơm không khí vào lọ nước vôi. Xem nước vôi có còn trong nữa không?
- HS thực hiện chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
- HS quan sát hình 4, 5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.
- GV làm thí nghiệm cho HS thấy bụi trong không khí.
- GV gọi một số em trả lời câu hỏi: Không khí gồm những thành phần nào?
GV kết luận: Không khí gồm hai thành phần chính...
HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS Chuẩn bị để tiết sau ôn tập.
Luyện Tiếng Việt: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là miêu tả?
+ Để miêu tả được một vật chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét và chốt lại.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề
*MT: HS nắm được đối tượng đề bài yêu cầu miêu tả là gì?
*PP: Đàm thoại.
*ĐD: Bảng lớp.
- GV viết đề bài lên bảng:
Đề bài: Hãy tả cặp sách ( hoặc túi đựng sách ) của em.
- GV gọi vài em đọc đề bài
- GV gạch dưới những từ quan trọng theo các câu trả lời của HS:
+ Đề bài yêu cầu tả gì?
+ Tả chiếc cặp sách của ai?
HĐ2: Lập dàn ý
*MT: HS lập được một dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
*PP: Thảo luận, toàn lớp.
*ĐD: Phiếu khổ to ghi sẵn dàn ý chung của các đề văn miêu tả đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
- Vài em nêu.
- GV đính dàn ý mà GV đã chuẩn bị trước lên bảng và yêu cầu vài em đọc lại.
- GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên để lập dàn ý riêng cho đề bài trên theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, góp ý cho HS về dàn ý các em vừa lập.
- GV khen những nhóm lập được những ý hay.
HĐ3. Trình bày văn miệng trước lớp.
*MT: Từ dàn ý vừa lập HS có thể trình bày thành một bài văn nói trước lớp.
*PP: Trình bày
*ĐD: Sách tham khảo
- HS dựa vào dàn ý vừa lập theo nhóm vừa rồi để phát triển thành một bài văn nói của riêng mình.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em phát triển ý.
- Vài em xung phong trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng em.
GV lưu ý HS: Để viết được một bài văn miêu tả được hay thì các em phải chú ý ngoài việc quan sát thật kĩ đồ vật định tả thì các em phải sử dụng một số nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh,... dùng một số từ ngữ gợi tả. VD: Hằng ngày cặp cùng em đến trường, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với em trong học tập. Cặp giúp em rất nhiều việc như che mưa, che nắng.....
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- 1 em đọc phần tóm tắt nội dung bài miêu tả đồ vật trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Toán: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( TT )
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- GV chấm, chữa bài tập ở nhà của HS.
- GV theo dõi, chấm, chữa. Nhận xét.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Phép chia 41535 : 195
*MT: HS thực hiện được phép chia cho số có ba chữ số ( Trường hợp chia hết )
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: SGK, vở.
- GV viết lên bảng phép chia 41535 : 195
- 1 em đọc phép tính, cả lớp làm tính vào nháp sau đó gọi 1 em lên bảng làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV hướng dẫn lại cho HS cách đặt tính và tính như nội dung SGK 41535 195
0253 213
0585
000
- GV hỏi phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư?
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương để chia.
HĐ2: Phép chia 80120 : 245
*MT: HS thực hiện được phép chia cho số có ba chữ số ( trường hợp có dư )
*PP: Đàm thoại, toàn lớp.
*ĐD: Bảng lớp
- GV viết phép chia lên bảng 80120 : 245
- 1 em đọc phép chia trên
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia trên theo các bước như phép chia ở HĐ1 nhưng lưu ý là phép chia có dư bao giờ cũng bé hơn thương.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn tập ước lượng:
+ 801 : 245 có thể ước lượng 80 : 25 = 3 ( dư 5 )
+ 662 : 245 có thể ước lượng 60 : 25 = 2 ( dư 10 )
+ 1720 : 245 = có thể ước lượng 175 : 25 = 7
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên sau đó 1 em trình bày rõ lại phép chia trên.
HĐ3. Luyện tập thực hành
*MT: Vận dụng cách chia cho số có ba chữ số để làm tính và giải toán.
*PP: Động não
*ĐD: SGK, vở
Bài 1
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính sau đó mời 2 em lên bảng đặt tính. Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS làm tiếp bài tập 2, 3.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố nội dung bài học.
- GV hỏi: trong phép chia có dư, chúng ta cần phải lưu ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
- GV gọi 2 em đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết bài
*MT: HS nắm được yêu cầu của đề bài và xây dựng được dàn ý cho đề văn.
*PP: Đàm thoại.
*ĐD: Bảng lớp.
Bước 1: Tìm hiểu bài
- GV viết đề bài lên bảng:
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích
- GV gọi vài em đọc đề bài.
- 1 em đọc gợi ý.
- 2 em đọc dàn ý của mình đã chuẩn bị ở nhà.
Bước 2: Xây dựng dàn ý
GV hỏi:
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.( 2 em trình bày ).
- GV gọi HS đọc phần thân bài của mình và trả lời:
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.( 2 em trình bày kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng ).
HĐ2: Viết bài
*MT: HS tự viết được bài văn tả về đồ chơi mà em yêu thích.
*PP: Thực hành.
*ĐD: Giấy kiểm tra
- HS tự viết bài vào vở
- GV theo dõi - Cuối giờ thu bài chấm và nêu nhận xét chung.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò
*MT: Củng cố nội dung tiết học.
- 1 em đọc phần tóm tắt nội dung bài miêu tả đồ vật trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Vị trí của Thủ đô Hà Nội - Đầu mối giao thông quan trọng
*MT: Nêu và chỉ được vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và nắm được vì sao Hà Nội được coi là đầu mối...
*PP: Quan sát, thảo luận.
*ĐD: Bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ Hà Nội.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ Thủ đô Hà Nội, yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào?
+ Từ Hà Nội có thể đi đến các tỉnh và các nơi khác bằng những phương tiện gì?
- GV mời 1- 2 em lên bảng chỉ vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và lược đồ Hà Nội.
- GV chỉ trên lược đồ và chốt: Thủ đô HN nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi để thông thương với các vùng. Từ HN có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau...
HĐ2: Hà Nội – Thành phố đang phát triển
*MT: HS nắm được thành phố HN là một thành phố đang ngày càng phát triển.
*PP: Đàm thoại, thảo luận.
*ĐD: Phiếu khổ to cho HS thảo luận theo nhóm.
- HS đọc thầm thông tin SGK, thảo luận theo cặp:
+ HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
+ Lúc đó HN có tên là gì?
- GV cung cấp thêm thông tin về HN cho HS.
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm 4 với nội dung GV đã chuẩn bị ở phiếu.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước lên trình bày.
GV mở rộng: HN có nhiều đường phố đẹp, hiện đại...
HĐ3: HN trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
*MT: HS nắm được HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, khoa học hàng đầu nước ta.
* PP: Quan sát
- HS quan sát hình 5, 6, 7, 8 và bằng những hiểu biết của mình, hãy tìm dẫn chứng thể hiện HN là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hoá khoa học theo nhóm 4.
- Các nhóm thi nhau trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng nhóm.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Thi giới thiệu về thủ đô HN và củng cố nội dung bài .
- HS thi hát những bài hát về thủ đô HN.
- GV nhận xét tiết học.
- HS Chuẩn bị để tiết sau ôn tập.
SINH HOẠT LỚP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 16
*MT:
-Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 16
*PP: Kiểm tra, đánh giá
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu đương
HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 17
*MT:
-HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 17
*PP: Toàn lớp
-Kế hoạch hoạt động:
+Duy trì sĩ số 100%
+Ôn tập chuẩn bị thi học kì
+Bồi dưỡng học sinh giỏi chuẩn bị cuối tháng 12 thi
( mỗi lớp 4 em )
+Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu.
+Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học.
-Giải pháp thực hiện:
+Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
+Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu.
HĐ3. Văn nghệ:
*MT:
-Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích.
-Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt.
*PP: Toàn lớp
-Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích
-Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ.
HĐ4. Ý kiến đề xuất
*MT:
-HS đề xuất những ý kiến của mình
-Lớp trưởng điều khiển các bạn đề xuất ý kiến
-Lớp trưởng chốt lại các ý kiến đề xuất của các bạn và kết thúc buổi sinh hoạt lớp
File đính kèm:
- tuan 16.doc