Tiết 86 :DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 và không chia hết cho 9, cho 3.
- áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 và không chia hết cho 9, cho 3 để giải các bài toán có liên quan
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
13 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ ràng, đúng tốc độ, điễn cảm (4 điểm)
+ Trả lời được câu hỏi cuối bài (1 điểm)
III. Củng cố, dăn dò
- Giáo viên thu bài chấm
- Dặn về nhà xem lại bài giờ sau cô trả bài và chữa.
******************************************************************
Toán
Tiết 89: luyện tập chung
i. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.
ii. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
(?) Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 ? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Luyện tập :
* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS tự làm vào vở, gọi HS chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- GV cho HS tự làm vào vở,
- Gọi HS lên bảng làm
-Yêu cầu HS đổi vở để tự kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét, bổ sung.
* Bài 4:
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán,
-Yêu cầu HS phân tích bài toán và làm vào vở.
- Gọi 1 HS nêu miệng bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- 1HS hoà nhập chỉ làm bài 1,2
- 2 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS nêu miệng:
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35 766.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- 2 HS nêu cách làm
- 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57324; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là: 64620.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS tự làm bài
- 2HS lên bảng điền vào ô trống.
a) 528 ; 558 ; 588. b) 603 ; 693
c) 240 d) 354
- HS đổi vở kiểm tra
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lên bảng chữa bài
a) 2253 + 4315 – 173 = 6395; chia hết cho 5.
b) 6438 – 2325 x 2 = 1788; chia hết cho 2.
c) 480 – 120 : 4 = 450; 450 chia hết cho 5 và 2.
d) 63 + 24 x 3 = 135; 135 chia hết cho 5.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài
- HS phân tích: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
- Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; ... lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS . Vậy số HS của lớp là 30.
- Nghe
- Lắng nghe
- HS học bài
*******************************************************************************
Khoa học
Tiết 34: không khí cần cho sự sống
I- Mục tiêu
*Sau bài, học sinh biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô-xy đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
ii- Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh nêu vai trò của không khí đối với người, động vật, thực vật...
iii. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
(?) Tại sao không khí lại cần cho sự cháy?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
a. Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người
*Mục tiêu: Nêu dẫn chứng CM con người cần không khí để thở, xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
- Cách tiến hành:
(?) Người thợ lặn và cá trong bể cần có gì để lặn được lâu dưới nước ?
(?) Những người bệnh nặng để giúp họ thở người ta thường làm gì ?
b.Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với ĐV và TV
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng để chứng minh ĐV và TV đều cần không khí để thở.
(?) Tại sao sâu bọ và cây trong bình lại bị chết ?
(?) Nêu vai trò của không khí đối với TV?
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xy
*Mục tiêu: Vai trò của ôxy trong sự thở, ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
(?) Trong trường hợp nào người ta phải dùng ô-xy ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
- 1 HS lên bảng trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lớp làm theo mục thực hành.
+ Để tay trước mũi thở ra và hít vào (Có luồng gió)
+ Lấy tay bịt mũi và miệng lại em có cảm giác gì ? (ngạt thở)
- Cần có bình ô-xy. Nước trong bể cần được bơm không khí vào.
- Cần được thở bằng bình ô-xy
- HS quan sát hình 3 + 4.
+ Vì không có không khí nên sâu bọ và cây bị chết.
+ TV cũng cần có không khí để thở. TV hô hấp cả ngày và đêm nên vào ban đêm không nên để quá nhiều hoa và cây cảnh trong phòng ngủ, không đóng kín cửa vì cây thải ra khí các-bô-níc và hút khí ô-xy làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của người
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bệnh nặng cần cấp cứu.
- Nghe
- Học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 90 : kiểm tra học kỳ 1.
I.Đề bài.
*Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a, 386259 + 260837= c, 528946 + 73529=
b, 726485 - 452936= d, 435260 - 92753=
*Câu 2: Tính:
a, 1357 x 5 = c, 8750 : 35 =
b, 7 x 853 = d, 11780 : 42 =
*Câu 3: Tìm x
a, 75 x x =1800 b, 37800 : x = 90
*Câu 4: Bài toán:
Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 16cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
ii. đáp án
*Câu 1: (2 điểm)
Mỗi phép tính đúng dược: (0.5 điểm)
a, 647096 c, 602475
b, 273549 d, 342507
*Câu 2: (2 điểm)
Mỗi phép tính đúng được (0,5 đ)
a, 6785 c, 250
b, 5971 d, 280 (dư 20)
*Câu 3: (2điểm)
Mỗi phép tính đúng được (1 điểm)
a, 24 b, 420
*Câu 4 : (3 điểm)
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(16 - 4 ) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
(16 + 4) : 2 =10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 cm2
Mỗi phép tính đúng cộng câu trả lời hay cho 1 điểm
Cho 1điểm trình bày và viết chữ đẹp
*******************************************************************************
Địa lí
Tiết 17: ôn tập và kiểm tra học kỳ 1
I. Mục tiêu:
- Ôn tập KT địa lý về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC.
2.Bài ôn tập.
(?) Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ đề?
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? Khí hậu ntn? Lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
Câu 2. Kể tên một số nghề của người dân ở HLS nghề nào là chính?
Câu3.Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì?
Câu 4. Tây Nguyên có đặc điểm gì? Khí hậu ra sao? kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây?
Câu 5. ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào?
Câu 6. Trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB?
Câu 7. Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB?
Câu 8. Hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
Câu 9. Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác?
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT hết HK I.
- Đã học 2 chủ đề:
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB)
- Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao quanh năm lạnh có 3 dân tộc tiêu biểu sinh sống là: Thái, Dao, Mông... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.
- Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang.Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công :dệt thêu, đan, rèn, đúc...
- Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp , đặc biệt là cây chè .
- TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu đởi đây: Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
- TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghè thuần dưỡng voi.
- ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt trì, cạnh đáy là đường bờ biển.Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.ĐB khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các con sông có đê ngăn lũ.
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
- Lễ hội Chùa Hương, hôi đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu.
- Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề.
- Lắng nghe
***********************************************************************
Tiếng Việt
Tiết 36 : Kiểm tra (Tiết 8)
I. Mục tiêu
Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giáo viên ra đề
- Giáo viên chép đề bài lên bảng (Đề bài SGK tiết ôn tập 8)
Câu 1: Chính tả : “ Chiếc xe đạp của chú T”
Câu 2: Tập làm văn : “ Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.”
2. Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết
- Học sinh viết chính tả xong rồi làm bài tập làm văn
- Học sinh làm bài xong, giáo viên thu chấm.
3. Hướng dẫn cho điểm
Câu 1: Chính tả (5 điểm)
- Viết đúng cỡ chữ, đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi. Sai một lỗi trừ 0.5 điểm
Câu 2: Tập làm văn (5 điểm)
- Viết đúng trọng tâm, diễn đạt lu loát, giàu hình ảnh, trình bày sạch sẽ (5đ)
- Tuỳ theo mức độ bài làm cho điểm.
********************************************************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- Buoi 1Tuan 18lop 4.doc