Giáo án các môn khối 4

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử, của CM Hà Lan giữa thế kỷ XVI, CM Anh giữa thế kỷ XVII.

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là “Cách mạng Tư sản”.

2. Tư tưởng.

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

3. Kỷ năng:

Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

II. Thiết bị dạy và học:

- Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu.

- Lược đồ nội chiến ở Anh.

 

doc88 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc tế III. Đ Quốc tế Cộng sản đóng góp vào việc thống nhất và phát triển của phong trào CM thế giới. 4. Dặn dò: Soạn bài mới. ------------------------------------------------- Soạn: ......./ ....../ ........ Dạy: ......../ ....../ ........ CHƯƠNG IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939 – 1945) TIẾT 32 – BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939 – 1945) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiế n thức: Học sinh nắm được: - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945). - Diễn biến của cuộc chiến tranh. - Kết cục và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ II. 2. Tư tưởng: - Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa Phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc. - Thấy được vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này đối với loài người. 3. Kỷ năng: Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ II. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn về người và của trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của CN Phát xít và dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II và diễn biến của nó ra sao? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. * Hoạt động của GV và HS. 1. Hoạt động 1. + Cho HS đọc SGK. - Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II? + Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK. - Em hãy kể tên và nêu mối quan hệ giữa hai khối ĐQ mới được hình thành? (Dựa vào SGK trả lời) - Các nước ĐQ đã làm gì để giải quyết mâu thuẩn này? + Cho HS quan sát H.75 trang 105 SGK. - Quan sát bức tranh em hãy giải thích tại sao Hit le lại tấn công các nước Phát xít khác? (Dựa vào bài học trả lời) 2. Hoạt động 2: + GV dùng bản đồ chiến tranh TG II để trình bày diễn biến chiến tranh cho HS. + GV nhắc lại cho HS: Chiến tranh I nổ ra vào 28/7/1914. + Cho HS đọc SGK. - Em hãy trình bày chiến sự diễn ra trên chiến trường châu Âu? (Dựa vào SGK trả lời) - Trình bày tình hình chiến sự diễn ra ở châu Á – Thái Bình dương? (Dựa vàp SGK trả lời) - Em hãy trình bày tình hình chiến sự tại Bắc Phi? (Dựa vào SGK trả lời) + Cho HS đọc SGK. - Em hãy trình bày cuộc phản công của quân đội Liên Xô ở Xtalingrat? + GV dùng bản đồ chiến thắng Xtalingrat để minh họa. + GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK. - Em hãy trình bày những đòn phản công của phe Đồng Minh với phe phát xít? (Dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK trả lời) + Cho HS quan sát H.77,78 SGK trang 107. + Cho HS thảo luận: - Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng CN Phát xít? . Đóng vai trò lực lượng đi đầu và lực lượng chủ chốt quyết định thắng lợi. 3. Hoạt động 3. - Nêu những hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II? - Qua H.77,78,79 em có suy nghĩ gì về hậu quả cảu chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? * Nội dung bài học: I. Nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II: - Sau chiến tranh Tg I, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), các nước ĐQ mâu thuẩn sâu sắc với nhau về quyền lợi và thuộc địa. - CN Phát xít ra đời, chúng mưu toan gây chiến tranh, phân chia lại thế giới. II. Những diễn biến chính: 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới từ 1/9/1939 đến đầu 1943. Ở châu Âu: - 1/9/1939 chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Đức tấn công Ba Lan. - Sau đó chiến tranh lan rộng khắp châu Âu. - 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô. b. Thái bình dương: - 7/1941 Nhật Bất ngờ tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng đảo (Ha-oai) và nhanh chónh làm chủ châu Á – Thái bình dương. c. Châu Phi: - 9/1940 Ý tấn công Ai Cập, chiến sự lan nhanh khắp thế giới. - Đầu tháng 1/1942, mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập. 2. Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc (Từ đầu 1943 – 8/1945) a. Ở Xtalingrat: - Chiến thắng Xtalingrat đã tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh thế giới thứ II. - Liên Xô và Liên minh Anh - Mỹ liên tiép mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận. b. Quân Đồng Minh phản công phe Phát xít. * Tại mặt trận Xô - Đức: - Cuối 1944 Liên Xô quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. - Đầu 1945 Hồng Quân Liên Xô đã giúp các nước Đông Âu giải phóng. * Tại Bắc Phi: - 5/1943 Ý phải hạ khí giới đầu hàng. - 25/7/1943 CN Ý phát xít Ý bị sụp đổ. * Tại mặt trận Tây Âu: - Liên quân Anh - Mỹ đã tiêu diệt phát xít Đức. - Đêm Mồng 8 rạng sảng Mồng 9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng vô diều kiện. * Tại châu Á – Thái Bình dương: - 15/8/1945 Nhật đầu hàng vô diều kiện. - Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. III. Kết cụa của chiến tranh thế giới thứ II: - Phát xít Đức, Ý, Nhật bị thất bại hoàn toàn. - 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật. - Thiệt hại vật chất gần 10 lần so với chiến tranh TG I và bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1.000 năm trước đó cộng lại 4. Củng cố: - Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II? - Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II? 5. Dặn dò: Học bài - Soạn bài mới. -------------------------------------------------- Soạn: ......./ ....../ ........ Dạy: ......../ ....../ ........ CHƯƠNG V: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỶ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX TIẾT 33 – BÀI 22: SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỶ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Những tiến bộ vượt bậc của KHKT nhân loại đầu thế kỷ XX. - Đặc biệt là sự phát triển nền văn hóa mới, văn hóa Xô viết trên cơ sở CN Mác Lê nin và kế thờa những thành tựu văn hóa nhân loại. 2. Tư tưởng: Giáo dục học sing biết trân trọng và bảo vệ thành tựu văn hóa của nhân loại. 3. Kỷ năng: Rèn luyện kỷ năng đối chiếu và so sánh lịch sử. II. Đồ dùng dạy và học: Tranh ảnh về những thành tựu phát triển cảu KHKT đầu thế kỷ XX. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân dãn đến chiến tranh thế giới II? - Nêu kết cục của chiến tranh thế giới II? 3. Bài mới: * Hoạt động của GV và HS: 1. Hoạt động 1: + Cho HS đọc SGK. - Em hãy cho biết những phát minh mới về vật lý đầu XX? + GV cho HS quan sát H.80 và giới thiệu sơ lược về An-Be-Anh-Xtanh. + Cho HS quan sát H.81 “chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới” 2. Hoạt động 2: - Trình bày những phát minh mới về các lĩnh vực khoa học khác? - Sự phát triển của KHKT có những tác dụng và hạn chế gì? 2. Hoạt động 2: + Cho HS đọc SGK. - Nền văn hóa Xô Viết được hình thành trên cơ sở nào? (Dựa vào SGK trả lời) - Trình bày những thành tựu văn hóa Xô Viết nửa đầu XX? + Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK. - Tại sao nói xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Liên Xô? - Sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật Xô Viết có ý nghĩa gì? - Kể tên các tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết? * Nội dung bài học: I. Sự phát triển KHKT thế giới nửa đầu TK XX: 1. Về vật lý: - Sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại. - Đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học An-Be-Anh-Xtanh(Đức). - Nhiều phát minh mới về năng lượng nguyên tử, tia Laze, bán đẫn đều liên quan đến thuyết tương đối. 2. Các khoa học khác: - Trong các lỉnh vực: Hóa học, sinh học, các khoa học khác về trái đất đều đạt được những thành tựu to lớn. - Nhiều phát minh khoa học cuối XIX đầu XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại,, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng có màu. * Tác dụng và hạn chế của sự phát triển khoa học kỷ thuật: (Học SGK) II. Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển: 1. Cơ sở hình thành: Văn hóa Xô viết được xây dựng trên cơ sở tư tưởng CNMác Lê nin và tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. 2. Thành tựu: - Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học. - Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc. - Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. - Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ, phát triển văn hóa nghệ thuật. 4. Củng cố: - Em hãy nêu những thành tựu KHKT của thế giới nửa đầu thế kỷ XX? - Nêu những thành tựu văn hóa Xô Viết nửa đầu thế kỷ XX? 5. Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập học kỳ I. -------------------------------------------------------- Soạn: ......./ ....../ ........ Dạy: ......../ ....../ ........ TIẾT 34 – BÀI 23: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức: Học sinh năm được: Những sự kiện lịch sử chủ yếu cảu lịch sử thế giới (1917 – 1945). II. Đồ dùng dạy học: Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những tiến bộ về KHKT của thế giới vào đầu thế kỷ XX? 3. Bài mới: I. Nêu những sự kiện lịch sử chính giai đoạn 1917 – 1945? + GV cho HS lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau: THỜI GIAN SỰ KIỆN KẾT QUẢ 2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi - Lật đổ chế độ chính trị Nga Hoàng. - Hai chính quyền song song tồn tại. 11/1917 Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi - Lật đổ chính quyền TS lâm thời. - Thành lập nước CHXHCN Xô Viết. 1918 – 1920 Đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô Viết Đánh thắng thù trong giặc ngoài 1918 – 1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu ................... 1924 – 1929 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ...................... 1929 – 1933 Khủng hoảng kinh tế thế giới ....................... 1933 – 1939 Các nước TB tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng ................... 1939 – 1945 Chiến tranh thế giới thứ II ................... II. Bài tập thực hành: 1. Trong số các sự kiện lịch sử từ 1917 – 1945, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất? - Cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917. - Cao trào CM 1918 – 1923 ở châu Âu. - Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. - Chiến tranh thế giới thứ II 1939 – 1945. 2. Nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)? 3. Dặn dò: Học ôn tất cả các bài - Chuẩn bị thi học kỳ I. ---------------------------------------------------------- TIẾT 35: THI HỌC KỲ I

File đính kèm:

  • docVat ly.doc
Giáo án liên quan